Thursday, 19 June 2025

Ý Nghĩa Bộ Sao Lưu Và Cách Xem Hạn Trong Tử Vi

Có rất nhiều quan điểm về sao lưu trong khoa tử vi, chẳng hặn có trường phái cho rằng hầu hết các sao đều có sao Lưu Niên như Lưu Đào Hoa, Lưu Hồng Loan…. Tuy nhiên Tử Vi Cải Mệnh cùng với nhiều trường phái cho rằng trong khoa tử vi có các bộ sao lưu như sau:

Lưu Thái tuế, Lưu Lộc Tồn, Lưu Thiên Mã, Lưu Kình Dương, Lưu Đà La, Lưu Thiên Khốc, Lưu Thiên Hư, Lưu Tang Môn, Lưu Bạch Hổ.

Đây là các bộ sao lưu dùng để luận hạn từng năm, và nó ảnh hưởng rất lớn đến đương số trong năm cần xem. Tùy vào vị trí của từng vị trí mà các bộ Sao lưu đóng thì chúng có ý nghĩa khác nhau, đồng thời gắn kết với các bộ sao tại bản cung mà sao lưu đóng ở đó có thể biết được vận hạn của năm đó xảy ra với đương số và người thân. Sau đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết ý nghĩa từng bộ sao lưu khi đóng tại cung mệnh và các cung khác.

1. Ý nghĩa sao Lưu Thái Tuế (L.Thái Tuế)

Lưu Thái Tuế được viết tắt là L.Thái Tuế trong lá số tử vi, Lưu Thái Tuế biến động theo năm, dựa vào Địa Chi của năm hiện xem hạn, Lưu Thái Tuế là một bộ sao rất quan trọng khi luận đoán vận hạn từng năm, nó ảnh hưởng lớn đến các cung mà nó đóng và đặc biệt nó kích hoạt các sao tại bản cung đó, nếu như các sao trong bản cung đó xấu thì thì năm đó cung đó sẽ có nhiều biến động xấu, ngược lại nếu cung đó tốt thì sẽ hóa giải nhiều tai ách cũng như vận hạn xấu của đương số, tuy nhiên vẫn cần kết hợp nhiều yếu tố chẳng hạn như Tiểu hạn, Lưu Đại Vận, Mệnh, Phúc và Tật…

Sao Lưu Thái Tuế nửa tốt, nửa xấu, nó ảnh hưởng lớn đến sự biến động, sự quan tâm lớn tại cung nó đóng, Khi xem hạn không thể bỏ qua sao Lưu Thái Tuế được. Chúng ta hãy cùng điểm qua Lưu Thái Tuế đóng tại các cung.

Lưu Thái Tuế ở Mệnh: Một khi Lưu Thái Tuế nhập cung mệnh, năm đó có sự thay đổi lớn về bản thân, tuy nhiên Lưu Thái tuế nhập mệnh đương số năm đó sẽ gặp rất nhiều chuyện thị phi, tranh cãi, đồng thời sức khỏe và các chuyện khác cũng rối ren. Nếu như Mệnh Tốt thì năm đó có thể rất phát triển cho bản thân đương số, có thể thăng quan tiến chức, công việc thuận lợi, nhưng rất ít trường hợp có được tốt khi Lưu Thái Tuế nhập mênh.

Lưu Thái Tuế ở cung Phụ Mẫu: Năm đó cần chú ý đến sức khỏe của cha mẹ, cha mẹ có nhiều biến cố, chi tiết cần xem cung phụ mẫu có gì.

Lưu Thái Tuế ở Cung Phúc: Năm đó đương số lo lắng nhiều về phúc phần, mồ mả, chuyện tâm linh của đương số sẽ có bước chuyển biến.

Lưu Thái Tuế ở Điền: Năm đó có thể thay đổi mua bán nhà cửa.

Lưu Thái Tuế ở Quan Lộc: Năm đó công việc có sự thay đổi, đi lại không thuận lợi, mọi việc năm đó về công việc gặp nhiều trở ngại.

Lưu Thái Tuế ở Nô Bộc: Dễ bị bạn bè hỏi vay và cho mượn tiền, Năm này dễ làm ăn với người ngoài, tư vấn, giúp đỡ về tiền bạc, hùn vốn. Tình cảm có lúc rạn nứt sau lại bình thường, hay có bộ Đào Hồng Hỷ dễ có người yêu xét vận hạn tốt xấu sẽ bị ảnh hưởng thiên về tốt nhiều hay xấu nhiều hơn như đã nói về Lưu Thái Tuế ở trên.

Lưu Thái Tuế ở cung Thiên di: Đương số năm đó ra ngoài hay bị khẩu thiệt, thị phi, năm đó có thể bị kiện cáo, cãi vã.

Lưu Thái Tuế ở cung Tật ách: Năm đó dễ bị tai nạn dọc đường, ốm đâu, bệnh tật, hao tài tốn của..

Lưu Thái Tuế ở cung Tài Bạch: Nếu cung tài có nhiều sao tốt thì năm đó kiếm tiền tốt, tuy nhiên vẫn bị thất thoát tiền bạc, gặp nhiều thị phi cãi nhau về chuyện tiền bạc.

Lưu Thái Tuế ở cung Tử Tức: Năm đó con cái với bố mẹ sảy ra cãi nhau, bất đồng quan điểm. Đi với nhiều sát tinh con cái dễ dính dáng đến pháp luật.

Lưu Thái Tuế ở Phu Thê: Vợ/Chồng đương số thay đổi công việc hoặc là lấy vợ lấy chồng nếu chưa lập gia đình, nếu chưa có người yêu thì dễ có người yêu hay bị hỏi han về vấn đề yêu đương và giục lập gia đình, trường hợp đương số có người yêu rồi thì dễ lục đục có thể là chia tay. Trường hợp đại vận gặp sao Đào Hoa thì có thể năm đó có người yêu hoặc lấy chồng.

Lưu Thái Tuế ở Huynh Đệ: Liên quan đến vấn đề biến động trong mối quan hệ với anh em bạn bè (cung nô xung chiếu huynh đệ =>> người ta hay xét: nhất toạ thủ nhì xung chiếu ba tam hợp) nên nếu xuất hiện các sao tam minh Đào Hồng Hỷ sẽ có tín hiệu yêu đương tốt hay xấu cần soi xét kĩ các sao trong cung và các cung liên quan, vòng vận…

Thông thường Lưu Thái Tuế ở cung nào thì cung đó có sự thay đổi, tuy nhiên theo chiều hướng xấu và rất mệt mỏi là nhiều, Lưu Thái Tuế đi đến đâu thì luôn phải xét Lưu Tang Môn, và Lưu bạch hổ để luận đoán thêm.

2. Ý nghĩa của Lưu Lộc Tồn (L. Lộc Tồn)

Lưu Lộc Tồn được an theo Thiên Can của năm xem, và lưu Lộc Tồn không bao giờ đóng ở 4 cung thổ là Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

Sao Lộc Tồn là một bộ sao may mắn, chính vì thế Lưu Lộc Tồn cũng là sao tốt, đóng ở cung nào mang lại cho cung đó có nhiều sự may mắn trong năm đó, Tuy nhiên Lưu Lộc Tồn luôn đi kèm với Sao Lưu Kình Dương và Lưu Đà La, đây là 2 sát tinh hạng nặng, do đó các cung bên cạnh sẽ có nhiều biến động xấu, phiền toái và khó khăn.

Lưu Lộc Tồn nhập vào cung Mệnh, Tài, Quan thì đương số năm đó dễ mua nhà, mua xe, thừa kế tài sản công việc kiếm tiền cũng gặp nhiều thuận lợi và may mắn. Tuy nhiên vẫn phải xét thêm Đại Vận, Tiểu hạn của đương số mới có thể khẳng định được.

Có sự luân chuyển của tiền bạc có sự tụ tán ở cung đó. Lưu Lộc Tồn vào cung nào giáng phúc giáng lộc cho cung đó trừ cung Tử Tức và Phu Thê nếu chưa kết hôn hoặc sinh con thì Lưu Lộc Tồn mang tính cản trở cao ở đây.

Lưu Lộc ở Phụ Mẫu: Cha mẹ kiếm được khoản tiền lớn, cho mình tiền của. Tuy nhiên Lưu Lộc Tồn nhập Phụ Mẫu thì Lưu Đà nhập mệnh, năm đó đề phòng ốm đau, thị phi.

Lưu Lộc ở Thiên Di: Có người ở phương xa đến thăm có thể là người nhà xuất ngoại về nước thăm hoặc gửi quà cáp, cho tiền. Suốt ngày được mời mọc đi chơi xa, mời hợp tác, kí kết hợp đồng…

Lưu Lộc Tồn ở Điền: Mua xe, mua nhà tối thiểu sửa gác bếp công trình nhỏ trong nhà, sửa căn mái, mua điện, thoại máy tính vv

Lưu Lộc Tồn ở Quan: Có lộc hoặc được chỗ làm thưởng tiền, nếu làm tốt công việc của mình và ngược lại nếu không sẽ thành ra là bị phạt, đền.

Lưu Lộc Tồn ở Nô Bộc: Năm đó ít giao lưu với bạn bè, có bạn bè đến thăm, cho quà…

Lưu Lộc Tồn ở Phúc Đức: Trong gia đình, dòng họ song hỷ lâm môn anh em cô gì con cháu đua nhau cưới chồng cưới vợ nhà đẻ thêm nhiều người. Lưu Lộc Tồn ở Phúc và Lưu Thái Tuế đồng cung chủ về sự xây cất mồ mả nếu chiếu thêm từ Tật Ách (Thiên Mã) về Phụ Mẫu sang cung Phúc dễ động mả bị hành cả nhà ốm đau mất nhiều tiền có người dễ đi.

3. Ý nghĩa sao Lưu Thiên Mã (L.Thiên Mã)

Lưu Thiên Mã chủ sự thay đổi di chuyển. Lưu Thiên Mã đóng ở cung nào thì năm đó biến đổi rất lớn, nó làm cho cung đó không thể ngồi yên tại nhà được mà phải đi lại nhiều, sự thay đổi còn phù thuộc tiểu hạn và các sao chính tinh đi cùng, nếu như đồng cung với Thiên Đồng thì sự di chuyển và thay đổi càng nhiều hơn.

Lưu Thiên Mã ở cung Mệnh, Tài, Quan: Tốt, dễ đi xa đi học đi hành, dễ xuất ngoại. Là Con trai dễ đi bồ đội, đi lính. Nếu làm kinh doanh thì năm đó đi lại nhiều, công việc ngập đầu, đi đến đâu là được việc ở đó.

Lưu Thiên Mã ở Điền: Thay đổi môi trường sống, thay đổi về đất đai, nhà cửa, khả năng mua nhà. Nếu còn bé thì theo chân cha mẹ đi xa…vẫn phải nhắc lại xét sự tốt xấu tùy theo từng lá số.

Lưu Thiên Mã ở Nô Bộc: vì bạn vì bè có việc phải nhờ mình thì đi xa, đi gần giúp bạn.

Lưu Thiên Mã ở Tật: xe cộ chú ý ra ngoài hay bị hỏng, hay ốm đau.

Lưu Mã ở Thiên Di: Lưu mã nhập Thiên Di thì năm đó đương số rất vất vả, đi xa, tuy nhiên có được việc hay không còn phụ thuộc vào các sao tại cung đó, chẳng hạn như gặp sao Trường Sinh hoặc Chính Tinh Miếu Vượng thì vất vả nhưng vẫn được việc, còn nếu gặp các sao Như Sao Thiên Hình, Đà La…. thì dễ bị tai nạn ngoài đường, đi nhiều mệt mỏi mà không được việc gì.

Lưu Thiên Mã ở Phu Thê: Dễ có người yêu, dễ lấy vợ/chồng, có người đi xa. Nếu như thêm các sao Xấu, tiểu hạn gặp không may mắn thì dễ bỏ nhau.

Lưu Thiên Mã ở Tử Tức: dễ có con, con cái theo chân cha mẹ đi xa

Lưu Thiên Khốc, Lưu Thiên Hư (L.khốc, L. Hư)

Lưu Thiên Khốc và Lưu Thiên Hư: là tiếng nhạc, tiếng kèn, tiếng khóc nhà trời chạy vào cung nào là có chuyện buồn, có nước mắt ở cung đó.

4. Ý nghĩa Sao Lưu Kình Dương, Lưu Đà La (L.Kình, L.Đà)

Lưu Kình Dương và Lưu Đà La là hai sao lưu được an theo Lưu Lộc Tồn. Nó mang nhiều ý nghĩa như Đà La và Kinh Dương gốc.

Đà La chủ sự thâm trầm, huy hiểm, thâm hiểm, lừa dối, cãi nhau, … còn Kình Dương chủ về sức khỏe, tai nạn, đanh nhau, tù tội, tranh chấp, lao lực….

Lưu Kình Dương: Lưu Kình gặp hạn cần phải xem nhiều yếu tố khác đi cùng tại bản cung đó. Thông thường Lưu Kình đắc địa ở bốn cung Thìn Tuât, Sửu Mùi, khi nhập hạn vào các cung này thì mang nhiều ý nghĩa tốt, còn khi ở các cung khác khi đó Kình Dương lạc hãm mang nhiều ý nghĩa xấu.

Lưu Đà La và Lưu Kình hầu hết ảnh hưởng đến sức khỏe, khẩu thiệt, thị phi, do Đà La cũng là sao ám tinh, Việc luận Lưu Kình và Lưu Đà cần phải xem xét rất kỹ tiểu hạn, đại vận, vị trí của sao Thiên Mã…. mới có thể xác định được hạn của đương số.

5. Ý nghĩa Sao Lưu Bạch Hổ (L. Bạch Hổ)

Lưu Bạch Hổ: luôn xung chiếu với Lưu Tang Môn xét hạn cần xem kĩ độ tác động qua lại ở hai cung có sao này đóng. Lưu Bạch Hổ chủ về tai hoạ, đổ máu, buồn phiền, tang tóc. Nếu Lưu Bạch Hổ ở Tật dễ đổ máu, trong người có sẵn bệnh nền thì năm đó tiến triển xấu hơn nhất là những người có bệnh ung thư.

6. Ý nghĩa Lưu Tang Môn (L.Tang Môn)

Lưu Tang Môn: chủ sự buồn phiền, tang tóc thất bại (như bị đuổi việc), sự bất thành, bất mãn, chán nản….

Lưu Tang ở cung Mệnh: nói suốt ngày, di chuyển như về quê không được việc. Trong năm có nhiều chuyện buồn phiền kéo đến, trong gia đình có tang xa (không có tang gần). Nếu như mệnh ôm Tang Tuế, Điếu thì đương số có nhiều hạn lớn, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Lưu Tang Môn ở Huynh đệ: Có thêm Đào Hồng Hỷ trong nhà anh em có người lấy vợ lấy chồng

Lưu Tang Môn ở cung Phu thê: Vợ Chồng năm đó rủ nhau đi chơi xa ăn chơi hưởng thụ, du lịch, gộp về mệnh gốc nó xấu về đến cận lưu tang môn thì tự bỏ nhau đặc biệt phu thê có Thiên Hình, Thiên Mã, Hoá Kị, Địa Kiếp, Song Hao

Lưu Tang Môn ở cung Tử tức: con cái ốm đau, vk ck hiếm muộn cầu con khó được. Con cái còn nhỏ có lưu tang ở tử tức gặp Địa Không, Địa Kiếp phải phòng ao hồ sông nước.

Lưu tang môn gặp thái tuế gốc có sao Thiên Cơ , Thiên Lương sao ngũ hành Mộc đề phòng ngã gãy tay…

Lưu Tang Môn ởTài Bạch: Năm đó phải sử dụng số tiền lớn cho những việc lớn

Lưu Tang Môn ở cung Tật ách: khám bệnh không ra bệnh, liên quan vấn đề tay chân, đi xe tông người hao tài phải đền bù (hết sức đề phòng chuyện tai nạn).

Lưu Tang ở cung Thiên Di: Đi ra ngoài không được việc (đi du lịch, đi chơi, đang đi lại phải quay về). Đi xa gặp sự cố dọc đường như hỏng xe vv, ra ngoài mất cắp, quên đồ, bị phạt giao thông.

Lưu Tang ở cung Nô bộc: chắc bị động liên quan đến bạn bè tùy tốt xấu bị vạ lây theo

Lưu Tang ở cung Quan lộc: công việc bắt buộc phải luân chuyển theo thế bị động theo tính chất công việc sau dần tốt lên hay xấu đi tùy thuộc vào sự tốt xấu cung đó và các cung liên quan.

Lưu Tang nhập Điền trạch: sự hao hụt về nhà cửa, giải toả đất đai nhà cửa, mua đất đai (nên chủ động vấn đề hao hụt như mua sắm hoặc thay mới vật dụng trong nhà như bàn, ghế, giường tủ, chăn, ga…) Vì phải tốn tiền mua đồ đạc trong nhà. Không nên làm nhà hay mua xe mới đi dễ bị nạn. Xây nhà dễ gây tai nạn cho thợ thuyền, nhân công, sau nhà dễ bị cháy (nhất là trong tam hợp điền huynh tật có Thiên Cơ, Hoả, Linh). Lưu Tang + Lưu Hổ, Lưu Kình, Đà, Lưu Khốc Hư đi vào Điền Trạch cấm tối kị xây nhà cửa, ốm đau liên miên.

Lưu Tang ở cung Phúc Đức: yếu tố về ông bà, các cụ trong dòng họ, dễ xây sửa mồ mả, thay đổi về mồ mả, bốc cốt, cải mả, đình đám nhiều…nhà hoặc trong họ có con cái nhiều tuổi đi lấy vợ lấy chồng.

Lưu Tang ở cung Phụ mẫu: cha mẹ dễ bị rủi ro, ốm đau đi viện, có Âm Dương dễ có tang cha mẹ ông bà…(Khốc hư gặp tang môn).

Năm tang môn ở phụ mẫu thì hạn năm đó của em nghiệm bị nhẹ nên không ứng hết như trên. Ứng vào bác họ ngoại ốm đi viện mổ thôi…lưu thái tuế có phi liêm…thì mẹ thăm và ở viện chăm bác gọi video cho em và hỏi thăm bác qua điện thoại).

Khi xem Lưu Tang cần phải xem xét đến các sao khác như Lưu Mã, rồi xem đắc địa hay hãm địa. Tiếp theo là phải xem có thêm các sao khác như Cô Thần, Quả Tú, Sao Thiên Hình, Thiên Riêu, Linh Hỏa…. để luận đoán thêm.


Tuesday, 17 June 2025

Tử Vi Cho Con & sự ảnh hưởng từ 2 cung trọng yếu ba mẹ có thể chủ động giúp con

1. Cung Phụ Mẫu – tượng trưng mối quan hệ cha mẹ – cách cha mẹ hành xử, thương hay kiểm soát, hiểu hay phán xét

→ Nếu cha mẹ (đặc biệt là cha) có năng lượng “sát”, “kình”, “đà” – hoặc các hung tinh mạnh – thì trẻ thường:

- Bị áp lực tinh thần

- Gặp tổn thương về lòng tự trọng

- Phát triển tính cách phòng vệ, sống gồng – khó gần

Lối hóa giải không phải tránh né:

- đầu tiên đó là sự thay đổi, chuyến hoá của ba mẹ

- trường hợp ba mẹ không chuyển hoá được, có thể những “nhân tố phụ mẫu lành” khác trong đời con (thầy – cô – người dì – môi trường yêu thương) để con vẫn cảm được sự yêu, dù “cha mẹ ruột” không thể trao điều đó.

2. Cung Điền Trạch – tượng môi trường sống

→ Nếu ở nhà có người bạo lực, tranh chấp, nhiều uất khí – thì khí trường ấy ảnh hưởng trực tiếp tới:

- Sức khoẻ

- Sự an ổn tâm hồn

- Nhân sinh quan về gia đình và an toàn của trẻ

Vậy nên, cần thanh lọc hoặc thay đổi không gian sống, nhất là khi trẻ nhỏ còn nhạy cảm như “miếng bọt biển cảm xúc”.

3. Điều cốt lõi: An toàn – Tự do – Yêu thương

Với trẻ nhỏ, không gì quan trọng hơn cảm giác an toàn và được yêu vô điều kiện, cùng với đó là không gian để cho con tự do phát triển, khám phá cuộc sống. Nếu phải chọn giữa:

- Một gia đình “đủ đầy về pháp lý” nhưng năng lượng sát thương

- Một môi trường “độc lập” về giấy tờ nhưng đầy sự nâng đỡ tinh thần

Thì QT xin đứng về phía thứ hai. Vì tâm hồn trẻ không phát triển theo hộ khẩu – mà theo nơi nào con được sống đúng là chính mình.

“Không gian sống chính là Đạo tràng đầu tiên của một đứa trẻ. Mẹ không cần là người hoàn hảo – chỉ cần là người biết chọn điều đúng cho con, ngay cả khi điều đó trái ý số đông.”

---

cung phụ mẫu là xét CHA MẸ nói chung, có thể ứng với cha/ có thể ứng với mẹ. Cung PHỤ MẪU của con là NHÂN DUYÊN với cha mẹ, với vị thầy, thấy các bậc trưởng bối, các vị sếp ...vv.

Theo TLH thì cách cha mẹ hành xử với con - sẽ ảnh hưởng lên cách con hành xử với các bậc cha chú nói chung (với các vị sếp lớn tuổi, hoặc quyền lực lớn).

Còn đối với CHA MẸ, khi xem vấn đề với con thì xem:

- Cung TỬ TỨC của mình

- MỆNH/ THÂN để hiểu mình, biết xu hướng tính cách của mình. Và thường nếu mình có những nỗi đau/ tổn thương thể hiện ngay tại Mệnh - Thân, thì những tổn thương này (nếu ko ý thức được) sẽ chuyển di sang con chúng ta

Với cha mẹ thì cung ĐIỀN TRẠCH - đối cung với TỬ TỨC, cung ĐIỀN cha mẹ tốt, hoặc xây dựng môi trường tốt, sẽ ảnh hưởng tốt tới cung Tử Tức trên lá số của mình

Quán Trung, Tộc trưởng Bộ tộc Tử Vi Chữa Lành



Tuesday, 10 June 2025

Hóa Kỵ

 HÓA KỴ – LÀ NÚT THẮT NỘI TÂM, KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ NGOẠI DUYÊN

Người xưa khi nói về Hóa Kỵ thường chỉ dừng ở “thị phi”, “trở ngại”, “bị phản”, “bị chèn ép”. Nhưng nhìn từ tầng sâu – Hóa Kỵ là một điểm rò rỉ tâm thức.

1. Hóa Kỵ là gương soi bóng tối bên trong

Không có thị phi nào bên ngoài khiến ta đau – nếu bên trong ta không có điểm để nó móc vào.

 • Người hay bị đố kỵ – thường trong lòng cũng có cạnh tranh, muốn hơn thua.

 • Người hay bị vu oan – nhiều khi là vì bên trong có nỗi sợ bị phát hiện hoặc thiếu sự minh bạch.

 • Người hay bị chơi xấu – thường mang tâm khép kín, thiếu lòng tin, khiến người khác không thấy được ánh sáng để tin cậy.

Hóa Kỵ không “giáng xuống từ trời” – mà được “kích hoạt từ bên trong”.

2. Nếu không quay vào tâm – Kỵ sẽ tiếp tục lặp lại

Một người có Lưu Kỵ năm nay – nếu không chuyển hóa nội tâm thì năm sau, dù thoát vận, họ vẫn lặp lại vấn đề cũ dưới hình thức mới:

 • Năm nay là mất tiền – năm sau là mất bạn

 • Năm nay là bị hiểu lầm – năm sau là bị tự trách

→ Vì vấn đề không nằm ở hoàn cảnh – mà ở kết cấu tâm lý chưa được chữa lành.

Monday, 9 June 2025

Dùng Văn Xương - Văn Khúc để xây dựng thương hiệu cá nhân trong thời hiện đại

Văn Xương – Văn Khúc là cặp sao của trí tuệ, diễn đạt, và danh tiếng.

Thời xưa, người có Xương Khúc thường làm quan nhờ thi cử.

Thời nay, người có Xương Khúc nếu biết tận dụng – sẽ dễ làm nghề tri thức, viết lách, chia sẻ kiến thức, sáng tạo nội dung, và đặc biệt là: xây dựng thương hiệu cá nhân vững vàng.

Vậy nếu MỆNH - TÀI - QUAN - THÂN hay đặc biệt VẬN GẶP XƯƠNG KHÚC bạn có thể làm những việc sau để phát huy:

1. Khi vận có Xương Khúc, nghĩa là bạn đang được "trời mở đường" cho:

- Việc nói đúng điều cần nói, và viết ra điều người khác đang tìm kiếm.

- Việc xuất hiện đúng lúc đúng chỗ, được người khác chú ý nhờ cách trình bày, giọng điệu, hoặc tư duy riêng biệt.

- Việc lên tiếng vì một điều có giá trị, để người khác ghi nhớ bạn như một “người có chữ”, có tư tưởng, có góc nhìn.

Vậy nên, nếu bạn đang:

- Là người có chuyên môn mà chưa chia sẻ ra ngoài

- Là người hay suy nghĩ nhưng ít nói

- Là người có câu chuyện riêng đáng kể

→ Thì khi Văn Xương – Văn Khúc nhập vận, đó là lúc nên bắt đầu hành trình “xuất hiện bằng trí tuệ”.

2. Cụ thể, nên làm gì khi Xương Khúc đến vận?

a. Chia sẻ tri thức

- Nếu bạn biết một chuyên môn gì đó – hãy dạy lại, viết lại, kể lại.

- Bạn có thể viết blog, post mạng xã hội, làm podcast, video – bất kỳ thứ gì giúp người khác tiếp nhận kiến thức của bạn.

b. Xây dựng “hồ sơ số” rõ ràng

Lập một trang cá nhân, hoặc một tài khoản chuyên nghiệp, trong đó bạn: 

- Giới thiệu rõ bạn là ai

- Ghi lại các dự án, thành tựu

- Cho người ta thấy bạn suy nghĩ thế nào, và làm gì

c. Làm những sản phẩm mang dấu ấn cá nhân

- Một e-book, một khóa học, một buổi nói chuyện, một video ngắn – đều có thể là bước khởi đầu của thương hiệu.

d. Tập trung phát triển khả năng viết và nói

- Văn Xương là “người viết”, Văn Khúc là “người nói”. 

- Vận này nên học thêm kỹ năng trình bày, viết content, nói trước đám đông, dạy học, phỏng vấn...

- Văn Khúc thiên về các môn nghệ thuật, tài nghệ của bạn. Hãy để cho tài nghệ đó được lên tiếng 

e. Học thêm kỹ năng/ chứng chỉ/ bằng cấp mới

- Vận này rất tốt cho việc học

- Quá trình học, bạn cũng có thể chia sẻ hành trình & tri thức đó

f. Và học kỹ năng PR, xây dựng thương hiệu cá nhân

3. Lưu ý nếu Xương Khúc hóa Kỵ

Nếu bạn đang trong vận có Văn Xương hoặc Văn Khúc Hóa Kỵ, vẫn có thể làm thương hiệu cá nhân – nhưng nên cẩn trọng:

- Đừng “nói quá sự thật”. Nói điều mình không làm được sẽ phản lại rất nhanh.

- Tránh thể hiện khi chưa chín. Nếu chưa học đủ – thì nên học tiếp, không nên vội “làm thầy”.

- Kiểm tra kỹ nội dung bạn chia sẻ. Sự sai lệch dù nhỏ cũng gây mất uy tín nếu gặp năm Kỵ.

- Nói cách khác, Văn Xương – Văn Khúc hóa Kỵ là cảnh báo rằng: nếu chưa “tu trí” thì chưa nên “tu danh”.

4. Tóm lại:

Khi Văn Xương – Văn Khúc nhập vận, hãy xem đó là thời kỳ:

- Mở tiếng nói cá nhân

- Kết nối qua tri thức

- Dựng hình ảnh bằng hiểu biết thật

- Thương hiệu cá nhân không cần quá nổi bật – chỉ cần đúng – có chiều sâu – giữ được qua năm tháng, thì cũng đã đủ để tạo vận hội trong sự nghiệp, học hành, mưu cầu danh vị.

Pháp sư Cộng đồng Tử Vi Chữa Lành



Hóa giải hung sát tinh

 1. KÌNH DƯƠNG – ĐÀ LA:

Tính chất:

 • Kình Dương: dương khí mạnh, thô – nhanh – gắt, là lực đâm tới trực diện, dễ gây chấn thương, tranh cãi, đụng độ.

 • Đà La: âm khí độc, bám – kéo – vướng, sinh phiền não âm thầm, thị phi kéo dài, bị tiểu nhân hại, dễ trầm cảm.

Cơ chế hoạt động:

 • Kình Dương “bùng phát” – Đà La “rút cạn”.

 • Kình Dương giống như dao đâm – Đà La giống như dây leo quấn chân.

Tác động thường thấy:

 • Tổn thương thân thể (Kình)

 • Tổn thương tâm lý (Đà)

 • Đụng độ người xung quanh, dễ bị kiện tụng, va chạm xã hội

Cách hóa giải:

 • Hành trì chánh niệm, kiểm soát phản ứng, tránh khởi sự lớn.

 • Cẩn trọng lời ăn tiếng nói, không khởi tranh, tránh hành xử bộc phát.

 • Làm việc âm đức, giúp người yếu hơn, chuyển hóa hung lực thành sức xây dựng.

2. ĐỊA KHÔNG – ĐỊA KIẾP

Tính chất:

 • Là sao “hư không”, tượng trưng cho sự tan rã, mất mát, tiêu tán.

 • Không Kiếp không tạo ra “vết thương”, mà làm cho mọi thứ biến mất đột ngột.

Cơ chế hoạt động:

 • Như gió xoáy – không thấy nhưng rất mạnh.

 • Có thể khiến công danh sụp đổ, người thân rời xa, tiền bạc tiêu tan, cảm xúc trống rỗng.

Tác động thường thấy:

 • Cảm giác “mất phương hướng”, làm nhiều mà hụt tay

 • Có thể phá sản, mất chỗ ở, thất nghiệp, chia ly

 • Rơi vào khủng hoảng nội tâm mà không rõ lý do

Cách hóa giải:

 • Tu tâm “buông” – không cố giữ cái không thuộc về mình.

 • Làm việc thiện không mong kết quả – hành Đạo, không chấp công.

 • Tránh đầu tư lớn, tránh tự mãn, giữ tâm linh vững trước biến động.

3. HỎA TINH – LINH TINH

Tính chất:

 • Là “sát khí nổ”, có thể gây cháy – chấn thương – đổ vỡ đột ngột.

 • Hoả Linh thường gây tai nạn nhanh, bộc phát, có thể rất nặng mà không lường trước.

Cơ chế hoạt động:

 • Hoả Tinh là lửa lớn bốc lên (thuần Dương)

 • Linh Tinh là điện giật bất ngờ (pha Âm)

Tác động thường thấy:

 • Tai nạn giao thông, cháy nổ, bốc đồng, va chạm mạnh

 • Gây sự cố công nghệ, điện tử, phá vỡ hợp đồng, sụp đổ bất ngờ

 • Dễ nổi nóng, không kiểm soát bản thân, “tự phá hủy” thành quả

Cách hóa giải:

 • Không làm việc mạo hiểm, tránh di chuyển nhiều.

 • Giữ cơ thể thư giãn, tránh nóng nảy – học thiền, hít thở.

 • Trì chú, giữ giới, cầu nguyện bình an – tránh năng lượng xung động.




Tuesday, 15 April 2025

Nói vận hạn Tử Vi có tạo nghiệp không?

Nguồn: Thầy Quán Trung

🔥 NÓI VỀ VẬN HẠN TỬ VI, CÓ TẠO NGHIỆP KHÔNG?
🍀 Và nghệ thuật nói về vận hạn để chuyển hoá
Có nên nói về vận hạn hung? Có sợ tiết lộ thiên cơ? Có tạo nghiệp không?
Pháp Sư Cộng đồng Tử Vi Chữa Lành xin được chia sẻ từ cả trí tuệ cổ nhân và tinh thần Tử Vi Chữa Lành.
🔥 A - PHẦN 1: CỔ NHÂN NÓI GÌ VỀ TIẾT LỘ VẬN HẠN
☯️ 1. CỔ NHÂN KHÔNG SỢ NÓI VẬN HẠN – MÀ SỢ NÓI KHÔNG ĐÚNG ĐẠO
Khổng Tử nói: “Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không đúng là bất nghĩa.”
Vậy nên, cổ nhân không cấm nói về vận hạn, mà chỉ khuyên đừng nói khi tâm chưa đủ từ bi, trí chưa đủ tuệ.
Tạo nghiệp không nằm ở việc nói – mà nằm ở “cái tâm khi nói”:
👉 Nếu nói để hù dọa → tạo nghiệp sợ hãi.
👉 Nếu nói để khoe khoang kiến thức → tạo nghiệp ngã mạn.
💖 Nhưng nếu nói với tâm độ người, cứu người, nhắc người tỉnh thức, thì lời nói ấy trở thành đạo.
☯️ 2. THIÊN CƠ – KHÔNG PHẢI ĐỂ GIẤU, MÀ ĐỂ VẬN HÀNH ĐÚNG ĐẠO
“Thiên cơ khả dĩ lộ, nếu người nghe đủ đạo để tiếp nhận. Câu này trong sách “Thái Ất Chân Kinh” – cổ nhân nói rõ:
👉 Thiên cơ không cố định.
👉 Nếu tiết lộ thiên cơ với người tâm chưa mở – họ hoảng loạn → tạo nghiệp.
👉 Nhưng nếu tiết lộ đúng cách → khiến họ thay đổi hành vi → thì thiên cơ cũng đổi.
“Tiết lộ thiên cơ để cứu người – là thuận thiên.”
“Giấu thiên cơ để nuôi cái ngã mình biết – là nghịch thiên.”
☯️ 3. VẬN HẠN HUNG – KHÔNG PHẢI ĐỂ LO SỢ, MÀ ĐỂ CHUẨN BỊ
Cổ nhân dùng Tử Vi để “hành động đúng lúc” – không phải để lo trước cái chưa đến. Ví dụ:
- Biết năm tới có Hạn Không Kiếp → không phải sợ mất tiền, mà là học buông bỏ, cẩn thận đầu tư.
- Biết gặp Cự Môn Hóa Kỵ → không phải sợ thị phi, mà là học im lặng, tiết chế ngôn ngữ.
💖 Nói hạn hung là báo bão, không phải để gieo hoảng loạn, mà là để người ta kịp vá mái nhà.
☯️ 4. TỬ VI CHỮA LÀNH – NHÌN VẬN HẠN NHƯ MỘT THẦY GIÁO
💖 Tất cả vận hạn – kể cả vận xấu – đều là bài học, là nhân quả, là thử thách hóa giải tâm thức.
- Nếu chúng ta không nhìn ra – thì nghiệp trổ mạnh.
- Nếu chúng ta chuẩn bị, thức tỉnh, sống đúng – thì vận hạn chuyển nhẹ hoặc không đến.
- Không có lá số nào sướng mãi – không có hạn nào khổ mãi.
👉 Chỉ có người hiểu rồi hành động đúng – thì mọi vận đều là đạo.
🔥 KẾT LUẬN – NÓI VẬN HẠN CÓ TẠO NGHIỆP KHÔNG?
Tạo nghiệp hay tạo phúc là do CÁI TÂM và CÁCH NÓI.
🍀 Nói để cảnh tỉnh → gieo hạt tỉnh thức.
- Nói để hù doạ → gieo nghiệp bất an.
- Không nói, mặc kệ → tạo nghiệp vô minh.
👉 Nói đúng người, đúng lúc, đúng cách → trở thành “Người Gác Cổng Thiên Cơ”.
☯️ LỜI PHÁP SƯ GỬI GẮM
“Thiên cơ không để giấu, mà để người biết đường thuận thiên.”
🍀 “Người xem Tử Vi không phải kẻ lật bài số phận – mà là người giữ đèn dẫn đường trong bóng tối.”
🍀 “Đừng sợ nói – hãy học nói sao cho đúng, cho lành, cho mở ra con đường.”
———- #tuvichualanh #luanvanhan ———-
🔥 PHẦN 2: CÁCH NÓI VẬN HẠN SAO CHO ĐÚNG ĐẠO
Bởi vì nói đúng là cứu người – nói sai là gieo nghiệp.
☯️ I. CỔ NHÂN NÓI GÌ VỀ CÁCH BÁO HẠN?
Cổ nhân truyền lại nhiều lời dạy qua các bộ kinh như Thái Ất Chân Kinh, Dịch học, Tứ trụ, Tử Bình, Tử Vi. Tựu trung, có 3 điều:
🍀 1. Nói vận hạn phải kèm đường thoát
“Dự báo mà không chỉ lối, tức là gieo rắc hoảng loạn.”
– Sách Tâm Pháp Tử Vi cổ
👉 Không nên chỉ nói: “Năm nay anh gặp hạn xấu” – rồi ngưng. Phải nói: “Hạn xấu vì dễ thị phi, nhưng nếu tiết chế lời nói, tập trung nội tu, thì qua nhanh như cơn mưa.”
Không ai nên rơi vào hoang mang – nếu người nói đủ từ bi và trí tuệ.
🍀 2. Không nói khi tâm người nghe chưa vững
“Thiên cơ chỉ lộ cho người đủ trí, đủ đức, đủ yên.”
– Thái Ất Chân Kinh
Cổ nhân thường quan sát khí sắc, nội tâm người hỏi. Nếu người còn dễ kích động, chưa tin nhân quả, chưa có nội lực vững – thì chỉ nói vừa đủ.
Không đưa hết, không nói dữ dội – mà gợi mở nhẹ nhàng, như gieo hạt để người tự nảy mầm giác ngộ.
🍀 3. Nói vận hạn là nói nhân quả – không phải định mệnh
“Vận hạn là quả – nhưng gốc là tâm. Đổi tâm thì quả đổi – đó mới là thuật xem số không tạo nghiệp.”
Cổ nhân thường kết hợp Tử Vi với giáo lý Phật – Đạo – Nho:
- Gặp Không Kiếp → dạy buông bỏ.
- Gặp Cự Kỵ → dạy cẩn khẩu nghiệp.
☯️ II. NGUYÊN TẮC 5 ĐIỂM KHI NÓI VẬN HẠN THEO ĐẠO
💖 1. Nói từ tâm TỪ BI – không từ cái tôi
“Ta nói vì muốn người kia sống tốt hơn – không phải vì ta biết hơn.”
Nói ít – mà thấm.
Nói nhẹ – mà đúng.
Không nên răn đe, hù doạ, ra vẻ “cao tay”.
💖 2. Nói có đường lui – luôn kèm theo giải pháp
“Mỗi hạn đều có lối hóa giải – hãy nói luôn cả lối đi.”
Ví dụ: Gặp Kình Dương hạn → “Năm này dễ có tranh chấp, nhưng nếu nhẫn nhịn, lui một bước, thì sẽ mở được hai đường.”
💖 3. Nói có ngữ cảnh – vận hạn không thể tách rời cuộc sống
“Người nghèo gặp hạn tài lộc – chưa chắc là mất thêm tiền. Có khi là học cách tiêu ít, hiểu giá trị.”
Luận hạn phải hiểu đời người đó đang sống thế nào, đang gieo nhân gì. Không nên “rập khuôn phần mềm”, mà phải luận tâm hợp cảnh.
💖 4. Nói có niềm tin – không gieo sợ hãi
“Chuyển được. Luôn có thể chuyển được.”
– Tử Vi Chữa Lành
Câu này phải được nói ra như một cánh tay nắm lấy người đang loạn tâm.
Dù hạn có vẻ xấu, vẫn có cách sống mà vượt qua.
💖 5. Nói là để người tỉnh – không để người lệ thuộc
“Bói đúng không phải để người theo mình. Mà để người theo đúng đường.” – Cổ nhân Đạo gia
👉 Đừng tạo cảm giác “phải quay lại hỏi thầy mỗi năm”. Hãy dạy người tự quan sát tâm – biết dừng, biết làm lành, biết hành động khi đủ thuận duyên.
🔥 KẾT LUẬN – NÓI HẠN HUNG LÀ NGHỆ THUẬT CHUYỂN HOÁ
Hãy nói như người dẫn đường, không phải người phán xét.
Hãy nói như người gieo hạt, không phải người kết luận.
Hãy nói như người thầy lặng lẽ, không phải “thầy thần thánh”.
LỜI PHÁP SƯ GỬI GẮM
“Nếu lời nói gieo hy vọng hành động – thì là Pháp.
Nếu lời nói gieo sợ hãi và lệ thuộc – thì là Nghiệp.”
🍀 Tử Vi không phải để sợ – mà là để hiểu, sống đúng, và vượt lên.
- Pháp sư Bộ tộc Tử Vi Chữa Lành

------ TÓM TẮT-------

🔥 TRI THỨC CỔ NHÂN VỀ VẬN HẠN & THIÊN CƠ
Bài dành riêng cho ace đang phân vân về việc nên nói hạn gì, và nói như thế nào để không tạo nghiệp xấu.
1. Cổ nhân không cấm nói vận hạn – mà sợ nói không đúng Đạo:
• Nói để hù doạ → tạo nghiệp sợ hãi.
• Nói để khoe khoang → tạo nghiệp ngã mạn.
• Nói với tâm cứu người → lời nói trở thành Pháp.
2. Thiên cơ không cố định – có thể tiết lộ đúng người, đúng lúc:
• Người chưa đủ đạo → tiết lộ gây loạn tâm → tạo nghiệp.
• Người đủ trí – đủ đức → biết đường mà tránh hạn.
• Tiết lộ thiên cơ để cứu người = thuận thiên.
3. Vận hạn hung không để lo – mà để chuẩn bị:
• Nói hạn xấu là báo bão, không phải để gieo sợ.
• Ví dụ: Cự Kỵ → học im lặng; Không Kiếp → học buông bỏ.
4. Tử Vi Chữa Lành: Vận hạn là bài học để chuyển hoá:
• Không nhìn ra → nghiệp trổ mạnh.
• Nhìn ra, chuẩn bị → vận chuyển nhẹ, đôi khi không đến.
• Không có số khổ mãi – không có số sướng mãi.
🔥 B. NGHỆ THUẬT NÓI VẬN HẠN THEO ĐẠO
1. Nói phải kèm đường thoát:
• Không chỉ báo hạn – mà phải chỉ lối hành xử để hoá giải.
• Ví dụ: “Có thể gặp thị phi, nhưng nếu tiết chế lời, sẽ qua.”
2. Không nói khi người chưa sẵn sàng:
• Quan sát khí sắc, độ ổn định tâm lý người nghe.
• Nếu tâm chưa vững – chỉ nên gợi mở nhẹ nhàng.
3. Nói là nói về nhân quả – không phải định mệnh:
• Vận hạn là quả – gốc là tâm.
• Đổi tâm → đổi hành vi → đổi kết quả.
🔥 C. 5 NGUYÊN TẮC NÓI VẬN HẠN ĐÚNG ĐẠO
1. Nói từ tâm từ bi – không từ cái tôi.
2. Nói có lối thoát – kèm theo hướng chuyển hóa.
3. Nói có ngữ cảnh – hợp hoàn cảnh, nhân sự cụ thể.
4. Nói có niềm tin – để mở ra hy vọng, không gieo sợ hãi.
5. Nói để người tỉnh – không để người lệ thuộc.
🔥 D. KẾT LUẬN
“Hãy nói như người dẫn đường – không phải người phán xét.”
“Hãy nói như người gieo hạt – không phải người tuyên án.”
“Nếu lời nói gieo hành động tỉnh thức – thì đó là Pháp.”
“Nếu gieo sợ hãi và lệ thuộc – thì đó là Nghiệp.”
Tử Vi không phải để sợ – mà để hiểu, sống đúng, và vượt lên.
– Pháp Sư Bộ Tộc Tử Vi Chữa Lành

Monday, 17 March 2025

Học vấn khoa bảng

 🔥 HỌC TIẾN SĨ CẦN BỘ SAO NÀO?

Phân tích sự khác nhau của sự học giữa Xương Khúc, Khôi Việt, Không Kiếp, Khoa 

Chào cả nhà, chúng ta biết về mặt khoa bảng thì Xương Khúc, Khôi Việt, Khoa đều là những sao khoa bảng. Ngắn gọn có thể thấy rõ sự khác nhau sau:

1. Xương Khúc: Nhà chuyên môn cao, học sâu, rộng, cày cuốc.

2. Khôi Việt: Quý nhân, thông tuệ, đứng đầu các kỳ thi, làm lãnh đạo hoặc đứng đầu chuyên môn.

3. Hoá Khoa: Học vấn, uy tín lớn trong xã hội. Học theo con đường chính quy, bài bản.

4. Không Kiếp: Đi theo con đường sáng tạo, khác lạ. Thuận cho khoa học hay các ngành có tính tinh thần.

A - PHÂN TÍNH TÍNH CHẤT CHUNG BỘ SAO 

🔥 1. Văn Xương – Văn Khúc: Trí tuệ và nghệ thuật

- Bộ văn tinh chủ học hành, thi cử, sáng tạo, nghệ thuật, văn chương, khoa bảng. Người có Xương Khúc thì thông minh, học rộng hiểu nhiều, dễ thành danh qua con đường học thuật.

- Văn Xương chủ về sự tinh tế, lý luận sắc bén, còn Văn Khúc chủ về cảm xúc, chiều sâu nghệ thuật.

- Tư duy học thuật: Học rộng, hiểu sâu, giỏi văn chương, chữ nghĩa, có thể sáng tác, luận bàn, giảng giải.

- Phong cách học: Yêu cái đẹp, có khả năng sáng tạo, giỏi trong các ngành văn học, nghệ thuật, nghiên cứu xã hội, sư phạm.

- Cách đỗ đạt: Đỗ đạt bằng sự rèn luyện bền bỉ, nhờ sự say mê học tập và tinh thần cầu tiến.

- Nhược điểm: Nếu đi với Đà La, Kỵ thì dễ… học tài thi phận, hoặc thích học nhưng lười thi.

- Người có Xương Khúc giỏi về chữ nghĩa, dễ thành danh trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, viết lách, giảng dạy về triết học, nghệ thuật.

🔥 2. Thiên Khôi – Thiên Việt: Quý nhân nâng đỡ, thông minh lanh lợi

- Quý nhân cao cấp, chủ về danh vọng, học vấn, khoa bảng, địa vị xã hội. Khôi Việt thiên về vinh hiển, đỗ đạt cao. Người có Khôi Việt luôn có quý nhân nâng đỡ, học vị tiến xa.

- Khôi chủ về bảng sắc, Việt chủ về bút nghiên, hai sao này là biểu tượng của khoa cử, học hành đỗ đạt. Người có Khôi Việt dễ được trọng dụng trong học hành, có duyên với các kỳ thi, thường là người học giỏi, đỗ đạt cao.

- Tư duy học thuật: Thông minh, nhanh nhạy, học một biết mười, giỏi ứng biến.

- Phong cách học: Thường học bằng trí nhớ tốt, sự sáng tạo, tư duy linh hoạt. Có khả năng tự học, ít khi phải học quá cực khổ mà vẫn giỏi.

- Cách đỗ đạt: Nhờ quý nhân giúp đỡ, gặp nhiều cơ hội tốt, đôi khi không cần giỏi nhất nhưng vẫn gặp may mà đỗ đạt cao.

- Nhược điểm: Dễ chủ quan, có thể giỏi nhưng hơi cẩu thả, thiếu sự kiên trì.

→ Ví dụ: Học sinh giỏi quốc gia nhờ trí nhớ siêu phàm, người gặp "quý nhân" trong thi cử, nhà phát minh sáng tạo.

🔥 3. Hóa Khoa: Trí tuệ chính quy, uy tín và hệ thống

- Là sao khoa bảng tiêu biểu nhất, chủ về trí tuệ, sự thông minh, hiểu biết sâu rộng. Người có Hoá Khoa mạnh, đặc biệt ở Mệnh/Quan/Thân rất dễ đạt học vị cao.

- Hóa Khoa không chỉ giỏi về kiến thức mà còn có khả năng sư phạm, dạy học, nghiên cứu sâu sắc.

- Tư duy học thuật: Giỏi hệ thống hóa, tổng hợp, nghiên cứu có chiều sâu.

- Phong cách học: Theo kiểu học thuật chính quy, nghiêm túc, cẩn thận, hay trau chuốt kiến thức. Học để thành bác sĩ, tiến sĩ, giảng viên.

- Cách đỗ đạt: Thi cử đỗ đạt nhờ sự chỉn chu, uy tín, có hệ thống và bài bản. Đi xa bằng con đường chính quy, ít đường tắt.

- Nhược điểm: Đôi khi hơi bảo thủ, thiếu sáng tạo hoặc quá "sách vở".

→ Ví dụ: Giảng viên đại học, nhà khoa học, người có bằng cấp cao, uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu.

🔥 4. Địa Không – Địa Kiếp: Kiệt xuất, đột phá nhưng lắm gian nan

- Bộ sao phá cách, nghiệp lớn, trí tuệ huyền bí, nhưng cũng đầy thách thức, gian nan. Không Kiếp nếu đi cùng các sao Văn tinh + Hóa Khoa + Khôi Việt, có thể tạo nên người học rộng, hiểu sâu, vượt nghịch cảnh mà đạt đỉnh cao học vấn.

- Tư duy học thuật: Sáng tạo, táo bạo, thích phá vỡ khuôn khổ, đôi khi có tư duy thiên tài.

- Phong cách học: Không học theo lối mòn, thích tự tìm đường đi riêng. Giỏi phá cách, có thể tự học, tự sáng chế, ít đi theo lối học chính quy.

- Cách đỗ đạt: Thành công thường theo hướng tạo ra con đường riêng. Nếu học chính quy thì ban đầu có thể long đong nhưng càng về sau càng giỏi.

- Nhược điểm: Học vấn kiểu "học tài thi phận", có thể xuất sắc nhưng trầy trật, thi trượt nhiều lần, hoặc bỏ học giữa chừng rồi sau đó tự thành công.

→ Ví dụ: Người bỏ học mà vẫn thành công (Bill Gates, Steve Jobs), người phải đi đường vòng để thành danh.

B - CÁCH HỌC TẬP ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC BẰNG CẤP CAO TỪNG SAO 

👉 1. Xương Khúc: Đỗ đạt bằng sự rèn luyện bền bỉ, nhờ sự say mê học tập và tinh thần cầu tiến. Xương Khúc chuyên về chuyên môn sâu.

👉 2. Khôi Việt: Nhờ sự nâng đỡ của quý nhân. Có thể thăng tiến nhanh nhờ sự giúp đỡ các vị thầy, nhờ sự cạnh tranh đứng đầu. Đôi khi không cần giỏi nhất nhưng vẫn gặp may mà đỗ đạt cao. Khôi Việt thông minh thực tế, thuận lợi cho việc làm việc.

👉 3. Hoá Khoa: Người có Hóa Khoa dễ thành danh bằng học vấn và có uy tín lớn trong xã hội. Thi cử đỗ đạt nhờ sự chỉn chu, uy tín, có hệ thống và bài bản. Đi xa bằng con đường chính quy, ít đường tắt. Bằng cốt cách thanh cao, sáng rực được giúp đỡ. Nghiên cứu, giảng dạy, khoa bảng, viết sách. 

👉 4. Không Kiếp: Thành công thường theo hướng tạo ra con đường riêng. Nếu học chính quy thì ban đầu có thể long đong nhưng càng về sau càng giỏi.

C - BẰNG TIẾN SĨ THÌ BỘ SAO NÀO PHÙ HỢP?

Thực ra để xét đạt được bằng cấp cao thì Xương - Khúc, Khoa, Khôi - Việt, Không - Kiếp đều có khả năng đạt được. Nó phụ thuộc vào nỗ lực, cố gắng và quyết tâm của mỗi người.

Nếu cung Quan Lộc không có quá nhiều hung tinh - con đường thuận lợi hơn, nhiều hung thì vất vả hơn.

Lưu ý đặc biệt hơn con đường với bộ sao Không Kiếp thì những lĩnh vực học tập sáng tạo, phi tuyến tính.

Tùy vào ngành nghề và xu hướng phát triển của mỗi người, bộ sao nào cũng có thể giúp thành công, miễn là biết cách tận dụng thế mạnh của nó! 

🔥 Tóm lại – Bộ sao nào mạnh nhất cho Tiến Sĩ?

🧚 Hóa Khoa + Khôi Việt → Tiến sĩ theo hướng chính thống, có danh tiếng, học thuật bài bản.

🧚 Xương Khúc + Hóa Khoa → Tiến sĩ nghiên cứu chuyên sâu, giỏi lý luận, triết học, nghệ thuật.

🧚 Không Kiếp + Xương Khúc → Tiến sĩ đột phá, sáng tạo, nghiên cứu mới, công nghệ, đổi mới sáng tạo.

🧚 Khôi Việt + Xương Khúc + Hóa Khoa → Bộ ba toàn diện, giúp dễ dàng đạt đến học vị Tiến sĩ.

❤️‍🔥 Tuy nhiên, như chúng ta biết, chỉ cần 1 BỘ SAO VÀ NỖ LỰC BẢN THÂN cũng đã đủ. Điều tuyệt vời là, chúng ta có thể sử dụng TÍNH CHẤT của tất cả các bộ sao trên để hỗ trợ con đường học tập của mình

👉 Tùy theo ngành học và hướng phát triển, mỗi bộ sao sẽ có thế mạnh riêng. Nhưng nếu xét tổng thể, bộ “Hóa Khoa + Xương Khúc + Khôi Việt” vẫn là bộ mạnh nhất để đạt học vị Tiến Sĩ một cách thuận lợi và vững chắc! 

D - DỤNG VẬN HẠN ĐỂ THÀNH TỰU

Trong trường hợp bạn không có đủ bộ sao trên, hoặc bộ sao không đủ mạnh tại Mệnh - Thân. Với sự quyết chí học hành, bạn có thể lưu ý về Thời Vận. 

Đặc biệt những vận đi qua Xương - Khúc - Khoa thì việc có bằng cấp của họ tập chính quy thuận lợi hơn rất nhiều.

----

Thầy Quán Trung