Bước 1) 12 Cung Hoàng Đạo (12 zodiac signs), trong đó gồm:
A. ĐỊNH NGHĨA / KHÁI NIỆM / THIÊN VĂN:
- 12 cung Hoàng Đạo là "cái quái gì" ? Chúng ở đâu ? Chúng di chuyển như thế nào ? Tại sao lại là 12 cung Hoàng Đạo mà không phải 13, 14 cung ?
- Chúng là những khoảng thời gian nào trong năm ? Tại sao chúng lại là khoảng thời gian đó mà không là khoảng thời gian khác ? Chúng tượng trưng cho Mùa Màng như thế nào ?
B. Ý NGHĨA:
- Tính chất lưỡng cực (duality): "âm / dương", "hướng nội / hướng ngoại", "chủ động / thụ động" của 12 cung Hoàng Đạo
- Tính chất mô thái (modality): "Lãnh Đạo" (cardinal), "Kiên Định" (fixed) và "Biến Đổi" (mutable)
- Tính chất về hành (elemental): Lửa / Hỏa (fire), Đất / Thổ (earth), Khí / Phong (air), Nước / Thủy (water)
- Tính chất tiến hóa (evolution): quá trình chuyển tiếp tuần hoàn từ cung Hoàng Đạo này sang cung Hoàng Đạo khác như Dương Cưu -> Kim Ngưu -> Song Tử -> Cự Giải -> ....
C. KÝ HIỆU (symbols) VÀ LÁ SỐ (chart):
- 12 ký hiệu của 12 cung Hoàng Đạo
- Lá số là gì ? Cách vẽ lá số ? Cung Nhà là những ô nào ? Vòng Hoàng Đạo trên lá số ?
- Lập lá số của bạn bằng phần mềm (trên mạng, laptop, iPhone/iPad/Android phones)
Bước 2) Các loại Góc Chiếu (aspects):
- Khái niệm góc chiếu ?
- Các loại góc chiếu ? Ký hiệu của các góc chiếu ?
- Mỗi cung Hoàng Đạo liên hệ với các cung Hoàng Đạo khác qua góc chiếu như thế nào ?
- Ý nghĩa tương quan của các cung Hoàng Đạo qua góc chiếu ?
- Góc chiếu thể hiện trên lá số như thế nào ?
Bước 3) 10 Hành Tinh căn bản (planets)
- Chúng ở đâu ? Chúng di chuyển như thế nào ?
- Thế nào là "nghịch hành" (retrograde) và "thuận hành" (direct) ?
- Chúng chia nhóm: nhóm vòng trong (inner planets) vs. vòng ngoài (outer planets) như thế nào ? Nhóm "cá nhân" (personal) vs. "xã hội" (social) vs. "thế hệ" (generational) ?
- Nhóm "quang tinh" (illuminaries) ?
- Chúng là chủ tinh (ruler) hay quản chiếu (ruling) cho những cung Hoàng Đạo nào ? Nhóm "bộ tam" (triplicity) là gì ?
- Chúng là chủ tinh / quản chiếu cho những cung Nhà nào ?
- Ký hiệu của chúng trên lá số ?
- Ý nghĩa của mỗi hành tinh (cho tính chất con người) ?
- Lịch thiên văn (ephemeris)
Bước 4) Các cung Nhà (houses)
- Ý nghĩa của mỗi cung Nhà
- Cách phân chia cung Nhà qua các hệ thống khác nhau: Placidus, Whole Houses, Koch ...
- Các tiếp điểm (cusp) giữa các cung Nhà
- Khái niệm Bán Cầu (hemisphere) và Tứ Góc Cung (quadrant)
Bước 5) Lá số (trở lại và đi sâu hơn) và phác họa của lá số (delineation)
- Vị trí các hành tinh trên lá số
- Góc chiếu của các hành tinh
- Các điểm nhạy cảm (sensitive points) trên lá số: điểm Mọc (ascendant), Thiên Đỉnh (Midheaven / MC), Thiên Đế (IC), điểm Lặn (descendant), tiếp điểm (cusp)
- Long Thủ (north node) vs. Long Vĩ (south node)
- Nhận diện các mẫu hình trong lá số về: hành tinh, góc chiếu
- Liên hệ giữa vị trí các chủ tinh với nhau và vs. cung Nhà, vs. cung Hoàng Đạo
- Các "đề-can" (decan) của các cung Hoàng Đạo trên lá số
- 4 trạng thái vị trí cư ngụ (domicile) của mỗi hành tinh, thế nào là: "đắc địa" ("chủ địa" - ruling) vs. "tù địa" (detriment), "vượng địa" (exalted) vs. "hãm địa" (fall) ?
- Hành tinh "trội" (dominant) là gì ? Hành tinh "khách" (peregrine) là gì ?
- Tự vẽ lá số bằng tay dựa trên các số liệu và tính toán
Bước 6) Dự đoán cá tính - chiêm nghiệm thực tế
- Xem các lá số của những người nổi tiếng, tính cách của họ và áp dụng những gì bạn đã biết
- Xem lá số của người thân, bạn bè
- Suy gẫm về ý nghĩa của các cung Hoàng Đạo và hành tinh qua những chi tiết trong cuộc sống hàng ngày
Bước 7) Vận hạn (cơ bản)
- Lịch thiên văn (ephemeris)
- Vận hạn quá cảnh (transit)
- Vận hạn tiến trình (progression)
- Vận hạn quá cảnh và tiến trình kết hợp
- Các chu kỳ tuần hoàn (cycles) và giao hội (synods) của các hành tinh
- Khái niệm "đại vận" vs. "tiểu vận"
Bước 8) Quan hệ: so sánh giữa 2 lá số
- Lá số đồng tinh (synatry)
- Lá số hợp tinh (composite)
Bước 9) Các chủ đề mở rộng khác (advanced topics) cho trình độ cao:
- Các phái chiêm tinh khác nhau: chiêm tinh vĩ mô (mundane), nhân văn (humanistic), y khoa (medical), vệ đà (vedic) ...
- Vận hạn: Hồi nhật vị (solar returns), hồi nguyệt vị (lunar returns), lá số nhập mùa (ingress chart)
- Các hằng tinh (fixed stars), sao chổi (comets) và tiểu hành tinh (minor planets / planetoids)
- Trung điểm (mid-points)
- Hàm điều hòa, hệ số (harmonics) và long đồ (draconic)
- Khác biệt tính toán giữa "zodiac" (Hoàng Đạo) vs. "sideral" (Thiên Văn)
- Lịch sử Chiêm Tinh Học
v.v...
*** PHƯƠNG PHÁP HỌC CHIÊM TINH ***
1) Bắt đầu học chiêm tinh TỪNG BƯỚC (theo đại cương đã liệt kê ở trên): không "ngấu nghiến", không "nóng nảy", không vội nhảy đến những chủ đề mở rộng mà chưa hiểu rõ những vấn đề căn bản.
2) Dựa theo đề cương ở trên, bạn hãy TỰ đi tìm những cuốn sách/tài liệu viết CHUYÊN SÂU về những chủ đề đó. Nếu bạn muốn là một "học sinh" của chiêm tinh, tôi không "dọn cơm" sẵn cho bạn, mà bạn phải TỰ MÌNH có nỗ lực để đi tìm tài liệu, và dĩ nhiên, tìm theo các đại cương và phương pháp mà tôi trình bày ở đây. Phần lớn thông tin hữu ích về chiêm tinh hiện nay đang nằm trong SÁCH, chứ không phải trên các bài viết trên mạng. Để đọc các sách chiêm tinh bằng tiếng Anh, tốt nhất là bạn nên có trình độ tiếng Anh IELTS khoảng 6.0 điểm trở lên hoặc trên 20 điểm nếu là TOEFL.
3) Bạn sẽ khám phá ra rằng bạn học thêm được rất nhiều kỹ năng quan trọng trong quá trình tìm và chọn lọc sách chiêm tinh. Khi đọc sách, không lan man qua những gì mình chưa nắm rõ. Một cuốn sách có thể chứa đựng nhiều chủ đề -> CHỈ ĐỌC CHỦ ĐỀ MÀ BẠN QUAN TÂM theo từng bước ở trên. Ví dụ, khi đọc về "hành" của 12 cung Hoàng Đạo, bạn xem và THAM CHIẾU định nghĩa "hành" ấy trong càng nhiều cuốn sách khác nhau càng tốt. Xem xong chủ đề đó trong cuốn nào thì BỎ XUỐNG, qua cuốn khác ... cho đến khi bạn nhuần nhuyễn chủ đề đó.
4) Không chỉ là "đọc", mà bạn vừa "đọc" và vừa SUY GẪM, chiêm nghiệm, tiếp thu. Điều này đòi hỏi THỜI GIAN. Rất nhiều thời gian. Chiêm Tinh là một môn khoa học TỔNG HỢP: toán học, vật lý, thiên văn, sinh vật, hóa học, ngôn ngữ, văn chương, tôn giáo, văn hóa, lịch sử, địa lý, tâm lý, ĐẠO ĐỨC và NHÂN VĂN. Trong quá trình học chiêm tinh, trí tuệ của bạn sẽ được mở mang ra nhiều lãnh vực khác nhau, nên bạn cũng phải có đầu óc cởi mở để tiếp thu một cách KHÁCH QUAN những kiến thức này. Nói cách khác, người học hay xem chiêm tinh giỏi là người KHÁCH QUAN, cởi mở, có tầm nhìn khái quát bao rộng, không bao giờ khăng khăng cho rằng "mình đúng" dựa trên "tôn giáo" hay bất kỳ nền tảng hẹp hòi nào khác.
5) Có rất nhiều sách "rác rưởi" trên thị trường. Khi lựa sách và cầm một cuốn sách lên, hãy đọc phần "Mục Lục" đầu tiên, xem chúng nói gì ? Có chủ đề nào mà bạn cần tham khảo trong đó hay không ? Nếu có, họ viết bao nhiêu trang ? Ngôn ngữ họ dùng trong sách phần lớn là "sáo ngữ" hay "kỹ thuật" ?
6) Chú ý về những yếu tố dùng để PHÂN TÍCH lá số, hơn chỉ là "lập" ra lá số.
7) Tận dụng tham khảo thêm những nguồn tài nguyên / bài viết miễn phí trên mạng.
8) Trao đổi, chia xẻ kinh nghiệm với các bạn cùng nghiên cứu khác trên mạng.
9) Tham gia hội thảo, lớp học về chiêm tinh (nếu có).