Wednesday 1 January 2014

Hôn nhân

TUỔI NỮ VÀ NĂM KIÊNG LẤY CHỒNG: 

_Tuổi Tý kỵ năm Mẹo
_ Tuổi Sửu kỵ năm Dần
_ Tuổi Dần kỵ năm Sửu.
_Tuổi Mẹo kỵ năm Tý
_ Tuổi Thìn kỵ năm Hợi
_ Tuổi Tị kỵ năm Tuất.
_Tuổi Ngọ kỵ năm Dậu
_ Tuổi Mùi kỵ năm Thân
_ Tuổi Thân kỵ năm Mùi.
_Tuổi Dậu kỵ năm Ngọ
_ Tuổi Tuất kỵ năm Tị
_ Tuổi Hợi kỵ năm Thìn.

TUỔI NAM VÀ NĂM KIÊNG LẤY VỢ:

_Tuổi Tý kỵ năm Mùi
_ Tuổi Sửu kỵ năm Thân
_ Tuổi Dần kỵ năm Dậu.
_Tuổi Mẹo kỵ năm Tuất
_ Tuổi Thìn kỵ năm Hợi
_ Tuổi Tị kỵ năm Tý.
_Tuổi Ngọ kỵ năm Sửu
_ Tuổi Mùi kỵ năm Dần
_ Tuổi Thân kỵ năm Mẹo.
_Tuổi Dậu kỵ năm Thìn
_ Tuổi Tuất kỵ năm Tị
_ Tuổi Hợi kỵ năm Ngọ.
1/ Ngày “bất tương” rất tốt cho việc cưới hỏi:
Ngày Bất Tương chiếu theo Tiết Khí như sau :
Lập Xuân và Vũ Thủy : ngày Bính Dần , Đinh Mẹo , Bính Tý , Kỷ Mẹo , Mậu Tý , Canh Dần , Tân Mẹo.
Kinh Trập và Xuân Phân : ngày Ất Sửu , Bính Tý , Đinh Sửu , Bính Tuất , Mậu Tý , Kỷ Sửu , Mậu Tuất ,
Canh Tý , Canh Tuất.
Thanh Minh và Cốc Vũ : ngày Ất Sửu , Đinh Sửu , Ất Dậu , Kỷ Sửu , Đinh Dậu , Kỷ Dậu.
Lập Hạ và Tiểu Mãn : ngày Giáp Tý , Giáp Tuất , Bính Tý , Giáp Thân , Ất Dậu , Bính Tuất , Mậu Tý ,
Bính thân , Đinh dậu , Mậu Tuất.
Mang Chủng và Hạ Chí : ngày Quý Dậu , Giáp Tuất , Quý Mùi , Giáp Thân , Ất Dậu , Bính Tuất , Ất Mùi ,
Bính Thân ,Mậu Tuất , Kỷ mùi.
Tiểu Thử và Đại thử : ngày Nhâm thân , Quý Dậu , Giáp Tuất , Nhâm Ngọ , Quý Mùi , Giáp Thân ,
Ất Dậu , Giáp Ngọ , Ất Mùi , Mậu Tuất , Kỷ Mùi , Nhâm Tuất.
Lập Thu và Xử Thử : ngày Kỷ Tị , Nhâm Thân , Quý Dậu , Nhâm Ngọ , Quý Mùi , Giáp Thân ,
Ất Dậu , Quý Tị , Giáp Ngọ , Ất Mùi , Ất Tị , Mậu Ngọ , kỷ Mùi.
Bạch Lộ và Thu Phân : ngày Mậu Thìn , Kỷ Tị , Tân Mùi , Tân Tị , Nhâm Ngọ , Quý Mùi , Giáp thân ,
Nhâm Thìn , Quý Tị , Giáp Ngọ , Giáp Thìn , Mậu Ngọ.
Hàn Lộ và Sương giáng : ngày Kỷ Tị , Canh Ngọ , Tân Mùi , Tân Tị , Nhâm Ngọ , Quý Mùi , Quý Tị ,
Quý Mẹo , Mậu Ngọ , Kỷ Mùi.
Lập Đông và Tiểu Tuyết : ngày Mậu Thìn , Canh Ngọ , Mậu Dần , Kỷ Mẹo , Canh Thìn , Nhâm Ngọ ,
Canh Dần , Tân Mẹo , Nhâm Thìn , Nhâm Dần ,Quý Mẹo , Mậu Ngọ .
Đại Tuyết và Đông Chí : ngày Đinh Mẹo , Mậu Thìn , Kỷ Tị , Đinh Sửu , Kỷ Mẹo , Canh Thìn , Tân Tị ,
Nhâm Thìn , Tân Sửu , Đinh Tị
Tiểu Hàn và Đại Hàn : ngày Bính Dần , Đinh Mẹo , Mậu Thìn , Đinh Sửu , Mậu Dần , Kỷ Mẹo , Canh Thìn ,
Canh Dần , Tân Mẹo , Tân Sửu , Bính Thìn.
2/ Ngày có nhiều “Cát tinh” như Thiên hỉ, Thiên đức – Nguyệt đức, Tam hợp, Ngũ hợp, Lục hợp
3/ Ngày Trực bình, Trực định, Trực thành và Trực thu

D/ TRÁNH (KIÊNG KỊ) CÁC NGÀY SAU, KHÔNG NÊN CƯỚI HỎI:
1/ Ngày Tam nương, Sát chủ và Nguyệt kị.
2/ Ngày có cát Sao hung sau: Trùng tang, Phục tang, Thiên tặc, Địa tặc, Nguyệt phá, Nguyệt sát, Nguyệt hỏa, Nguyệt yểm, Vãng vong, Sát thê.
3/ Ngày Trực kiến, Trực phá, Trực nguy.
4/ Ngày có Can Chi “Thiên khắc, Địa xung” với Tuổi

CHỌN NĂM VÀ THÁNG KẾT HÔN THEO HUYỀN KHÔNG HỌC

CHỌN NĂM VÀ THÁNG KẾT HÔN THEO HUYỀN KHÔNG HỌC
Việc chọn NĂM, THÁNG kết hôn ngoài tránh Kim Lâu, Năm Xung còn cần phải sử dụng nguyên lý của “Huyền không Phi tinh” – tức là dựa vào “Lưu Niên, Lưu Nguyệt Phi tinh” của Năm và của Tháng dự định Kết hôn. Bởi hai yếu tố này tác động nhiều đến QUÁI MỆNH.
Trước hết nói về các TINH:
Các trường phái Hình thế và Bát trạch xem xét phong thủy trong không gian 3 chiều, còn Huyền Không Phi Tinh mang lại cho chúng ta cái nhìn sống động ở chiều thứ tư: thời gian. Người ta dựa vào sự di chuyển của các sao theo thời gian và ảnh hưởng của nó tới từng khu vực của ngôi nhà để đưa ra các lựa chọn bài trí nhà cửa, sử dụng không gian hợp lý nhất.
Huyền Không Phi Tinh xem xét 9 ngôi sao (cửu Tinh), tương ứng với các số lần lượt từ 1 đến 9. Mỗi sao có màu sắc và ý nghĩa riêng.
• Số 1 Nhất bạch hay Tham lang:, màu trắng, hành thủy, được coi là mang lại chiến thắng, thành công trong sự nghiệp.
• Số 2 Nhị hắc hay Cự môn: màu đen, hành thổ, gây bệnh tật.
• Số 3 Tam bích hay Lộc tồn: màu xanh da trời, hành mộc, gây cãi cọ.
• Số Tứ lục hoặc Văn xương: màu xanh lá cây, hành mộc, mang đến vận may về học vấn, tình yêu.
• Số 5 Ngũ hoàng hoặc Liêm trinh: màu vàng, hành thổ, gây tai họa.
• Số 6 Lục bạch hoặc Vũ khúc: màu trắng, hành kim, mang lại thiên vận (vận may của trời).
• Số 7 Thât xích hoặc Phá quân: màu đỏ, hành kim, gây bạo lực, mất mát, trộm cướp.
• Số 8 Bát bạch hoặc Tả phù: màu trắng, hành thổ, mang lại may mắn, tài lộc.
• Số 9 Cửu tử hay Hữu bật: màu tím, mệnh hỏa, mang lại thịnh vượng trong tương lai, khuyếch trương ảnh hưởng của các sao khác.
(Huyền Không Phi Tinh chia ngôi nhà hoặc từng căn phòng thành 9 phần bằng nhau. Mỗi ô vuông này (mỗi cung) được một sao chiếu trong suốt cả năm. Năm ở đây được tính cố định từ ngày 4/2 dương lịch của năm này (thời điểm Lập Xuân) đến ngày 3/2 của năm sau. Bước sang ngày 4/2 của mỗi năm, các sao sẽ di chuyển tới vị trí mới).
Vị trí Cửu Tinh không cố định mà thay đổi theo Thời gian. Cách xác định vị trí của Cửu Tinh gọi là “Lưu (Niên, Nguyệt) Phi Tinh”:
1/ LƯU NIÊN PHI TINH – Phi tinh theo năm:
Cách phi tinh theo năm như sau :
A. xác định sao nhập Trung cung: (Cung phi của Năm lấy theo Mệnh cung Phi của Nam giới). Ví dụ năm 2008 , nam nhân có phi cung là Khảm, vì thế Nhất bạch sẽ nhập trung cung.
Mệnh cung Phi Nam giới có thể tính đơn giản bằng cách cộng 4 con số của Năm đó lại, được bao nhiêu trừ đi cho 9. Nếu kết quả là 1 thì Mệnh cung phi Nam giới đó là 1 KHẢM, nếu là 2 – Mệnh là 9 LY, nếu là 3 – Mệnh là 8 CẤN, nếu là 4 – Mệnh là 7 Đoài, nếu là 5 – Mệnh là 6 KIỀN, nếu là 6 – Mệnh là 5 KHÔN, nếu là 7 – Mệnh là 4 TỐN, nếu là 8 – Mệnh là 3 CHẤN, nếu là 9 – Mệnh là 2 KHÔN.
*Trường hợp tổng cộng các số của năm sinh bằng 6 có khác một chút: Sao nhập trung cung không phải là Nhị lắc mà là Sao Ngũ hoàng số 5.
Ví dụ: 
- Năm Nhâm Thìn 2012: Tổng các số năm sinh là: 2+1+2 = 5 > Phi cung là Càn, nên lục bạch 6 nhập trung cung.
- Năm Quý Tị 2013, tổng các số của năm sinh là: 2+1+3 = 6 > Tuy phi cung là Khôn, Ngũ hoàng nhập trung cung (Đây là trường hợp đặc biệt).
B. Phi tinh: Sau khi xác định được sao nhập Trung Cung rồi, ta áp dụng “Lường Thiên xích thuận” để “Phi – ấn định” các sao còn lại.
Lường thiên xích Thuận:
(1) Từ trung cung xuống TÂY BẮC.
(2) Từ TÂY BẮC lên TÂY.
(3) Từ TÂY xuống ĐÔNG BẮC.
(4) Từ ĐÔNG BẮC lên NAM.
(5) Từ NAM xuống BẮC.
(6) Từ BẮC lên TÂY NAM.
(7) Từ TÂY NAM sang ĐÔNG.
(8) Từ ĐÔNG lên ĐÔNG NAM.
(9) Từ ĐÔNG NAM trở về trung cung.
VÍ DỤ: Năm Bính Tuất 2001: Kết quả Phi tinh như sau (chữ số mầu trắng nền đen): 
C1
Xét người Mệnh Kiền: Phi tinh “tứ lục” ứng với quẻ TỐN chiếm đóng: Kiền phối Tốn phạm HOA HẠI (ô mầu trắng). Xét người Mệnh Cấn: Phi tinh “lục bạch” ứng với quẻ KIỀN chiếm đóng: Cấn phối với Kiền được THIÊN Y – Năm Bính Tuất này, người Mệnh Cấn cưới Tốt (ô mầu hồng)…
VÍ DỤ: Năm Nhâm Thìn 2012: Kết quả Phi tinh như sau:
 C

BẢNG 1: LIỆT KÊ MỆNH TRẠCH, MỆNH NGŨ HÀNH THEO NĂM SINH

DƯƠNG LCH NAM N ÂM  LCH MNH NGŨ HÀNH DƯƠNG LCH NAM N
1924 TỐN KHÔN Giap tý Hi trung  KIM 1984 ĐOÀI CẤN
1925 CHẤN CHẤN t su Hi trung  KIM 1985 KIỀN LY
1926 KHÔN TỐN Bính dn Lư trung HA 1986 KHÔN KHẢM
1927 KHẢM CẤN Đinh mão Lư trung HA 1987 TỐN KHÔN
1928 LY KIỀN Mu thìn Đi lâm MC 1988 CHẤN CHẤN
1929 CẤN ĐOÀI K t Đi lâm MC 1989 KHÔN TỐN
1930 ĐOÀI CẤN Canh ng L bàng TH 1990 KHẢM CẤN
1931 KIỀN LY Tân mùi L bàng TH 1991 LY KIỀN
1932 KHÔN KHẢM Nhâm thân Kiếm phong KIM 1992 CẤN ĐOÀI
1933 TỐN KHÔN Quý du Kiếm phong KIM 1993 ĐOÀI CẤN
1934 CHẤN CHẤN Giáp tut Sơn đu HO 1994 KIỀN LY
1935 KHÔN TỐN t hi Sơn đu HO 1995 KHÔN KHẢM
1936 KHẢM CẤN Bính tý Giang hà THY 1996 TỐN KHÔN
1937 LY KIỀN Đinh su Giang hà THY 1997 CHẤN CHẤN
1938 CẤN ĐOÀI Mu dn Thành đu TH 1998 KHÔN TỐN
1939 ĐOÀI CẤN Ko Thành đu TH 1999 KHẢM CẤN
1940 KIỀN LY Canh thìn Bch lp KIM 2000 LY KIỀN
1941 KHÔN KHẢM Tân t Bch lp KIM 2001 CẤN ĐOÀI
1942 TỐN KHÔN Nhâm ng Dương liu MC 2002 ĐOÀI CẤN
1943 CHẤN CHẤN Quý mùi Dương liu MC 2003 KIỀN LY
1944 KHÔN TỐN Giáp thân Tuyn trung THY 2004 KHÔN KHẢM
1945 KHẢM CẤN t du Tuyn trung THY 2005 TỐN KHÔN
1946 LY KIỀN Bính tut c thượng TH 2006 CHẤN CHẤN
1947 CẤN ĐOÀI Đinh hi c thượng TH 2007 KHÔN TỐN
1948 ĐOÀI CẤN Mu tý Tích lch HO 2008 KHẢM CẤN
1949 KIỀN LY K su Tích lch HO 2009 LY KIỀN
1950 KHÔN KHẢM Canh dn Tòng bá MC 2010 CẤN ĐOÀI
1951 TỐN KHÔN Tân mão Tòng bá MC 2011 ĐOÀI CẤN
1952 CHẤN CHẤN Nhâm thìn Trường lưu THY 2012 KIỀN LY
1953 KHÔN TỐN Quý t Trường lưu THY 2013 KHÔN KHẢM
1954 KHẢM CẤN Giáp ng Sa trung KIM 2014 TỐN KHÔN
1955 LY KIỀN t mùi Sa trung KIM 2015 CHẤN CHẤN
1956 CẤN ĐOÀI Bính thân Sơn h HO 2016 KHÔN TỐN
1957 ĐOÀI CẤN Đinh du Sơn h HA 2017 KHẢM CẤN
1958 KIỀN LY Mu tut Bình đa MC 2018 LY KIỀN
1959 KHÔN KHẢM K hi Bình đa MC 2019 CẤN ĐOÀI
1960 TỐN KHÔN Canh tý Bích thượng TH 2020 ĐOÀI CẤN
1961 CHẤN CHẤN Tân su Bích thượng TH 2021 KIỀN LY
1962 KHÔN TỐN Nhâm dn Kim bch KIM 2022 KHÔN KHẢM
1963 KHẢM CẤN Quý mão Kim bch KIM 2023 TỐN KHÔN
1964 LY KIỀN Giáp thìn Phúc đăng HO 2024 CHẤN CHẤN
1965 CẤN ĐOÀI t t Phúc đăng HO 2025 KHÔN TỐN
1966 ĐOÀI CẤN Bín ngh Thiên hà THY 2026 KHẢM CẤN
1967 KIỀN LY Đinh mùi Thiên hà THY 2027 LY KIỀN
1968 KHÔN KHẢM Mu thân Đi trch TH 2028 CẤN ĐOÀI
1969 TỐN KHÔN K du Đi trch TH 2029 ĐOÀI CẤN
1970 CHẤN CHẤN Canh tut Xoa xuyến KIM 2030 KIỀN LY
1971 KHÔN TỐN Tân hi Xoa xuyến KIM 2031 KHÔN KHẢM
1972 KHẢM CẤN Nhâm tý Tang đ MC 2032 TỐN KHÔN
1973 LY KIỀN Quý su Tang đ MC 2033 CHẤN CHẤN
1974 CẤN ĐOÀI Giáp dn Đi khê THY 2034 KHÔN TỐN
1975 ĐOÀI CẤN t mão Đi khê THY 2035 KHẢM CẤN
1976 KIỀN LY Bính thìn Sa trung TH 2036 LY KIỀN
1977 KHÔN KHẢM Đinh t Sa trung TH 2037 CẤN ĐOÀI
1978 TỐN KHÔN Mu ng Thiên thượng HA 2038 ĐOÀI CẤN
1979 CHẤN CHẤN Ki Thiên thượng HA 2039 KIỀN LY
1980 KHÔN TỐN Canh than Thch lu MC 2040 KHÔN KHẢM
1981 KHẢM CẤN Tân du Thch lu MC 2041 TỐN KHÔN
1982 LY KIỀN Nhâm tut Đi hi THY 2042 CHẤN CHẤN
1983 CẤN ĐOÀI Quý hi Đi hi THY 2043 KHÔN TỐN
BÁT DU NIÊN: Như ta đã biết, mi người chúng ta có 1 Quái S riêng ca mình (QUÁI MNH). Như vy, khi ta đem Quái Mnh ca mình phi vi 8 hướng (8 QUÁI TRCH) s có 8 trường hp xy ra cho tng người, và 8 trường hp đó ta gi nôm na là BÁT SAN (hay BÁT DU NIÊN) như Bng 2 dưới đây:
BẢNG 2: BÁT DU NIÊN
QUÁI 6 KIỀN 7 ĐOÀI 9 LY 3 CHẤN 4 TỐN 1 KHẢM 8 CẤN 2, 5KHÔN
6 KIỀN Phc v Sinh khí Tuyt mnh Ngũ qu Ha hi Lc sát Thiên y Phúc đc
7 ĐOÀI Sinh khí Phc v Ngũ qu Tuyt mnh Lc sát Ha hi Phúc đc Thiên y
9 LY Tuyt mnh Ngũ qu Phc v Sinh khí Thiên y Phúc đc Ha hi Lc sát
3 CHẤN Ngũ qu Tuyt mnh Sinh khí Phc v Phúc đc Thiên y Lc sát Ha hi
4 TỐN Ha hi Lc sát Thiên y Phúc đc Phc v Sinh khí Tuyt mnh Ngũ qu
1 KHẢM Lc sát Ha hi Phúc đc Thiên y Sinh khí Phc v Ngũ qu Tuyt mnh
8 CẤN Thiên y Phúc đc Ha hi Lc sát Tuyt mnh Ngũ qu Phc v Sinh khí
2, 5 KHÔN Phúc đc Thiên y Lc sát Ha hi Ngũ qu Tuyt mnh Sinh khí Phc v
CÁT DU NIN gm PHÚC ĐC (DIÊN NIÊN), THIÊN Y, SINH KHÍ và PHC V . 4 cái còn li là HUNG (xu).
BẢNG LẬP SẴN NIÊN PHI TINH
GHI CHÚ: 1/ các ô mầu hồng: CÁT DU NIÊN (tốt), các ô mầu trắng: HUNG DU NIÊN (Lục sát, Họa hại, Ngũ quỷ), ô mầu đỏ: HUNG NHẤT: Tuyệt Mệnh.
2/ Cung Phi NĂM (Mệnh cung phi hay Mệnh Trạch Nam giới) có thể tính đơn giản bằng cách cộng 4 con số của Năm đó lại, được bao nhiêu trừ đi cho 9. Nếu kết quả là 1 thì Mệnh cung phi Nam giới đó là 1 KHẢM, nếu là 2 – Mệnh là 9 LY, nếu là 3 – Mệnh là 8 CẤN, nếu là 4 – Mệnh là 7 Đoài, nếu là 5 – Mệnh là 6 KIỀN, nếu là 6 – Mệnh là 5 KHÔN, nếu là 7 – Mệnh là 4 TỐN, nếu là 8 – Mệnh là 3 CHẤN, nếu là 9 – Mệnh là 2 KHÔN.
C2 C3
1/ LƯU NGUYỆT PHI TINH – Phi tinh theo THÁNG:
khẩu quyết Tử Bạch Khởi Nguyệt như thế này: “Tý Ngọ Mão Dậu Bát Bạch cung; Thìn Tuất Sửu Mùi Ngũ Hoàng Trung; Dần Thân Tỵ Hợi cư hà vị, nghịch tầm Nhị Hắc thị kỳ tông”.
Theo khẩu quyết Tử Bạch khởi Nguyệt áp dụng cho tháng âm lịch thì:
- Những năm Tý Ngọ Mão Dậu thì khởi sao Bát Bạch ở tháng Giêng (tháng 1 âm lịch), sau đó phi nghịch cho những tháng kế tiếp
- Những năm Sửu Mùi Thìn Tuất thì khởi sao Ngũ Hoàng ở tháng Giêng
- Những năm Dần Thân Tỵ Hợi thì khởi sao Nhị Hắc ở tháng Giêng
BẢNG 3: SAO NHẬP TRUNG CUNG CHO TỪNG THÁNG THEO CÁC NĂM
THÁNG ÂL
TỪNG THÁNG SAO NHẬP TRUNG CUNG THEO NĂM
TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU
DẦN, THÂN, TỊ, HỢI
THÌN, TUẤT, SỬU, MÙI
Giêng
Cung 8
Cung 2
Cung 5
Hai
Cung 7
Cung 1
Cung 4
Ba
Cung 6
Cung 9
Cung 3
Cung 5
Cung 8
Cung 2
Năm
Cung 4
Cung 7
Cung 1
Sáu
Cung 3
Cung 6
Cung 9
Bẩy
Cung 2
Cung 5
Cung 8
Tám
Cung 1
Cung 4
Cung 7
Chin
Cung 9
Cung 3
Cung 6
Mười
Cung 8
Cung 2
Cung 5
Một
Cung 7
Cung 1
Cung 4
Chạp
Cung 6
Cung 9
Cung 3
BẢNG LẬP SẴN CHO NGUYỆT PHI TINH NĂM QUÝ TỊ 2013
GHI CHÚ: các ô mầu hồng: CÁT DU NIÊN (tốt), các ô mầu trắng: HUNG DU NIÊN (Lục sát, Họa hại, Ngũ quỷ), ô mầu đỏ: HUNG NHẤT: Tuyệt Mệnh.
C4 C5 C6
SƯU TẦM, LẬP BẢNG, VẼ SƠ ĐỒ: TRẦN HUY THUẬN 



PHẦN MỞ ĐẦU
Thời đại nào cũng vậy, Hôn nhân là nhu cầu phổ biến và đẹp nhất đối với mỗi con người bình thường, cả Nam và Nữ, khi đến tuổi trưởng thành!
Hôn nhân tiến bộ là sự “két hợp” tự nguyện của từng đôi Nam – Nữ, phù hợp về tuổi tác, phong tục tập quán cũng như luật pháp.
Sự hình thành Hôn nhân thường xuất phát từ ba yếu tố: Cảm tínhCơ duyên và Lý tính.
Cảm tính là tình cảm tự nhiên của mỗi người đối với “đối tượng” của mình. Tình cảm này thường bột phát sau một lần gặp gỡ tình cờ, thậm chí sau một cái nhìn – người ta thường gọi đấy là… “tiếng sét ái tình!”. Nhưng cũng có rất nhiều đôi chỉ thực sự yêu nhau, đi đến “gắn bó suốt đời” với nhau, sau rất nhiều năm quen biết.
Cơ duyên là hoàn cảnh hoàn toàn khách quan, tạo điều kiện cho người này gặp được người kia trên cõi đời! Có thuyết cho rằng cơ duyên chỉ có được khi có “tiền duyên” tức là “duyên từ kiếp trước”, thậm chí “nợ từ kiếp trước”!..
Lý tính là sự kết hôn dựa trên những xét đoán về khả năng “phù hợp” mọi mặt giữa hai người, đảm bảo cho sự kết hợp đó là bền đẹp nhất, sự kết hợp của “nửa này với chính nửa kia của mình!”. Đây chính là đối tượng tôi muốn đề cập trong trang Blog này,
với hy vọng giúp được phần nào các bạn có nhu cầu quan tâm vấn đề hệ trọng này.
Hôn nhân cũng là một “Đạo”:
Từ xa xưa, truyền thống dân tộc Việt Nam ta rất coi trọng việc Hôn nhân, quan niệm Hôn nhân như một “Đạo” được học giả Phan Kế Bính nói đến từ những năm đầu Thế kỷ trước, trong tác phẩm nổi tiếng “Việt Nam Phong tục”: “Cái Đạo vợ chồng cũng là một mối cương thường trong ngũ Luân” (ngũ Luân là năm điều Luân lý người xưa đặt ra để dậy bảo con cháu biết cách xử thế trong các mối quan hệ: Vợ – Chồng, Cha – Con, Vua – Tôi, Anh Chị – Em, Bạn – Bè; trong đó, “Vợ – Chồng là đầu ngũ Luân”. Đạo vợ -chồng còn được coi là “gốc” của “gia đạo”: “phu phụ hoà nhi hậu gia đạo hành – vợ chồng hoà thuận, tạo nên gia đạo”.
Hôn nhân được coi trọng vì Hôn nhân không chỉ đơn thuần là sự kết hợp hai con người thuộc hai giới tính thành đôi, mà còn mang một sứ mạng cao hơn rất nhiều, đó là trách nhiệm duy trì, phát triển dòng tộc, nòi giống. Cha ông ta quan niệm, trong những tội bất hiếu, tội không có con (trai) là tội bất hiếu lớn nhất, gọi là “tội vô hậu”!
Được coi trọng, nên việc dựng vợ gả chồng cho con cháu đã được người xưa đặt ra những quy trình rất chặt chẽ. Chặt chẽ ngay từ khâu lựa chọn “bạn đời”. Nào: trai thì “lấy vợ xem Tông”; gái thì “lấy chồng xem giống”. Nào trai thì “lấy vợ hiền hoà (làm nhà hướng Nam)”, rồi còn phải chọn được “những cô thắt đáy lưng ong, đã khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con”; gái thì “tìm nơi có Đức gửi thân”, chứ nhất quyết không thể qua loa đại khái được! Cơ sở của mọi sự lựa chọn kể trên là “cây nào, quả ấy”; là “nòi nào, giống ấy”; là “con nhà Công không giống lông cũng giống cánh”! Và sự lựa chọn nào cũng nhằm tạo cho các cặp vợ chồng sự “xứng đôi vừa lứa”. Xứng đôi không chỉ về tuổi tác, sức khoẻ, mà còn cả về tính cách và trình độ hiểu biết – theo cách nói hiện đại là “cùng mặt bằng văn hoá”!
Sự lựa chọn “bạn đời” cho đôi Trẻ còn nhằm có được “rể hiền, dâu thảo”. Rể hiền thì rõ rồi, nhưng thế nào là dâu thảo? Cũng theo Phan Kế Bính “phải đủ tứ Đức mới gọi là Hiền”. Tứ Đức gồm: Phụ Dung, Phụ Công, Phụ Ngôn và Phụ Hạnh – thường được gọi tắt là “Công, Dung, Ngô, Hạnh”. “Phụ Dung” là dáng người đàn bà. Dáng phải chính đính hoà nhã… “Phụ Công” là nghề khéo (của người đàn bà) như thêu thùa may vá, buôn bán,… “Phụ Ngôn” là lời ăn tiếng nói phải khoan thai dịu dàng,… “Phụ Hạnh” là nết na. Nết na thì phải trên kính dưới nhường; ở trong nhà thì chiều chồng thương con và lấy nết hiền hậu mà ăn ở với anh em nhà chồng. Ra ngoài thì nhu mì chín chắn, không hợm hĩnh và cũng không cay nghiệt với ai.
 Đạo vợ chồng còn được ông cha ta ta đề cập bằng những Quy chế rất chặt chẽ sau đây:
1/ “Lục Lễ bất bị, trinh nữ bất hành”: Nghĩa là “không đủ sáu Lễ, người con gái trinh không đi (về nhà chồng)”. Sáu Lễ gồm: “Nạp thái”: còn gọi là “Lễ chạm ngõ”. Đây là lần nhà trai chính thức đem Lễ đến nhà gái ngỏ ý muốn kén cô gái nhà ấy cho con trai nhà mình (sau khi đã nhờ “bà mối” thăm dò tìm hiểu từ  trước đó hàng vài ba tháng). Khi đã được sự đồng ý của nhà gái, tiếp đến nhà trai tiến hành Lễ “Vấn danh”: Gọi là vấn danh nhưng chủ yếu không phải là hỏi tên, mà mục đích chính là hỏi tuổi, cụ thể là năm, tháng, ngày và giờ sinh của đôi trẻ. Biết được “tuổi” của đôi trẻ rồi, hai bên liền đi nhờ thầy tướng số xem hai tuổi đó lấy nhau có hợp không; hợp thì năm nay có cưới ngay được chưa hay phải đợi năm khác? Đó chính là Lễ “Nạp cát”. Sau Nạp cát, đến Lễ “Thỉnh kỳ”: nhà trai chọn “ngày lành tháng tốt” có thể tiến hành các công việc quan trọng tiếp theo, đến xin ý kiến nhà gái. Hai bên thống nhất về thời giờ cụ thể rồi, nhà trai đem “sính Lễ” đến nhà gái, gọi là “Lễ ăn hỏi”. Cuối cùng là “Lễ cưới”, còn gọi là Lễ “Thân nghinh”, Lễ đón dâu.
2/ “Thất xuất” và “Tam bất khả xuất”: Khi đã trở thành vợ chồng, đôi trẻ phải có trách nhiệm chăm sóc nhau, vun đắp xây dựng gia đình hạnh phúc lâu dài… Người chồng chỉ được phép ly hôn khi người vợ phạm phải một trong bẩy “tội” sau đây (gọi là “Thất xuất”): một là không đẻ con trai để “nối dõi tông đường” (đây chính là hệ quả của tệ “trọng Namkhinh Nữ”!). Hai là vợ có tính dâm dật, trăng hoa. Ba là người vợ vô trách nhiệm trong việc chăm sóc bố mẹ chồng. Bốn là tội “lắm điều”. Năm là người vợ đó phạm tội trộm cắp. Sáu là khi người vợ có tính ghen tuông quá quắt, vô lối. Cuối cùng, bẩy là khi người vợ mắc chứng bệnh tâm thần (điên). Bẩy “tội” ấy thực ra cũng có nhiều điều vô lý, như việc không có con trai, thậm chí không có con, đâu chỉ do người phụ nữ? Tuy vậy, luật lệ xưa cũng có những ràng buộc, khiến người chồng không phải lúc nào muốn bỏ vợ là có thể bỏ được, cho dù người vợ có phạm phải “Thất xuất” nói trên. Đó là quy định “Tam bất khả xuất”: ba điều không được ly hôn. Một là người vợ đã chịu tang nhà chồng được ba năm. Hai là người vợ đã chung sống với chồng từ thuở gia đình còn nghèo hèn (nghĩa “tao khang”). Ba là nếu xét thấy, sau khi ly hôn, người phụ nữ sẽ không có nơi nương tựa.  
3/ “Phu phụ tương kính như tân”: vợ chồng kính trọng nhau như khách! Chỉ một quy định này đủ thấy người xưa coi nghĩa vợ chồng sâu nặng và quan trọng đến mức nào!
Ngày nay, Hôn nhân tiến bộ rất nhiều, không còn những ràng buộc khắt khe; đồng thời trai gái đến tuổi “cập kê” đều được tự do tìm hiểu, tự do luyến ái. Nhắc lại một số quy định, quan niệm của người xưa, hoàn toàn không có ý “nệ cổ”; mà chỉ muốn cung cấp cho các bạn Trẻ những thông tin cần thiết để trước hết biết được thực sự cha ông chúng ta đã đối xử  với vấn đề Hôn nhân như thế nào. Từ đó có thể rút ra cho mình những điều bổ ích, để việc lựa chọn bạn đời được như ý, tránh hấp tấp, vội vàng, dễ dẫn đến “bi kịch gia đình” một cách không đáng có!
***** 
 PHẦN I
THỰC HÀNH LỰA CHỌN TUỔI BẠN ĐỜI THEO YẾU TỐ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
           “Trời Đất có âm dương, Người có nam nữ. Có nam nữ thì tất nhiên sẽ có vấn đề “âm dương hoà hợp”, nam nữ hôn phối… Hôn nhân là khởi điểm của gia đình, gia đình là tế bào của xã hội, nên vấn đề hôn nhân là vấn đề mang tính xã hội. Xử lý được tốt sẽ có lợi cho xã hội; xử lý không tốt, sẽ đưa lại cho xã hội rất nhiều phiền phức” (Thiệu Vĩ Hoa – “Chu dịch với dự đoán học” NXB Văn Hoá 1995. Trang 365).
       Dưới đây, hệ thống lại thành 3YẾU TỐ về sự lựa chọn tuổi bạn đời phù hợp học thuyết Âm Dương ngũ Hành và Kinh Dịch. Diều cần nói là: không phải lúc nào 3 nội dung này cũng cho ta cùng một đáp số. Đặc biệt điều kiện THIÊN HỢP ĐỊA HỢP và điều kiện CAN CHI ĐỀU SINH NHAU (Yếu tố 1) có nhiều trường hợp thỏa mãn nội dung, nhưng TUỔI lại chênh lệch nhau quá xa (xem Bảng 2: Những tuổi của người Nam ghi mầu đen-“Thiên hợp địa hợp” hoặc xanh, chữ nghiêng-“Can chi sinh”).
1/ YẾU TỐ I
 Trụ năm sinh của đôi Nam – Nữ: Trụ năm của vợ chồng phải là hai cặp Can – Chi “Thiên hợp, Địa hợp” hay “thiên sinh địa sinh(bảng 2). ( tiêu chí này chủ về sức khỏe, bệnh tật, tuổi thọ, ly biệt của vợ chồng). Cố gắng tránh “Thiên khắc Địa xung” (Bảng 3), vì theo tổng kết của Thiệu Vĩ Hoa (chuyên gia Dịch học nổi tiếng Trung quốc hiện đại), các đôi Nam – Nữ mà Can – Chí Trụ Năm sinh “Thiên khắc Địa xung” nhau (đặc biệt xấu khi Mệnh Nữ khắc Mệnh Nam), phần lớn đều không có Hạnh phúc!

 
Trong “Lục thập hoa giáp” , có những cặp Can – Chi đã Thiên can khắc (phá) nhau (Giáp khắc Mậu (đều Dương và Mộc khắc Thổ). Ất khắc Kỹ (đều Âm và Mộc khắc Thổ). Bính khắc Canh (đều Dương và Hỏa khắc Kim). Đinh khắc Tân (đều Âm và Hỏa khắc Kim). Mậu khắc Nhâm (đều Dương và Thổ khắc Thủy). Kỷ khắc Quý (đều Âm và Thổ khắc Thủy). Canh khắc Giáp (đều Dương và Kim khắc Mộc). Tân khắc Ất (đều Âm và Kim khắc Mộc). Nhâm khắc Bính (đều Dương và Thủy khắc Hỏa). Quý khắc Đinh (đều Âm và Thủy khắc Hỏa), lại Địa chi xung nhau (Tý xung – Ngọ (đều Dương và Thuỷ Hoả xung khắc). Sửu xung – Mùi (đều Âm). Dần xung – Thân (đều Dương và Kim Mộc xung khắc). Mão xung – Dậu (đều Âm và Kim Mộc xung khắc). Thìn xung -Tuất (đều Dương). Tỵ xung – Hợi (đều Âm và Thuỷ Hoả xung khắc); được gọi là các cặp Can – Chi “Thiên khắc Địa xung”(Bảng 3):

A/ Xét Quan hệ sinh nhau giữa Thiên can hai tuổi Nam – Nữ: Thiên can hai tuổi Nam – Nứ sinh cho nhau là tốt; nhưng Thiên can tuổi Nữ sinh cho Thiên can tuổi Nam thì tốt hơn (Can “được sinh” nên là Nam; Can “sinh cho”, nên là Nữ thì tốt nhất:
Bảng 4: QUAN HỆ THIÊN CAN SINH NHAU
CAN “SINH CHO”: giáp(+mộc) ất(-mộc) bính(+hoả) đinh(-hoả) mậu(+thổ) kỷ(-thổ) canh(+kim) tân(-kim) nhâm(+thuỷ) quý(-thuỷ)
CAN “ĐƯỢC SINH”: bính(+hoả) đinh(-hoả) mậu(+thổ) kỷ(-thổ) canh(+kim) tân(-kim) nhâm(+thuỷ) quý(-thuỷ) giáp(+mộc) ất(-mộc)
Khi hai Can cùng dấu (như bảng đã dẫn) thì sự Sinh nhau mạnh hơn; còn khi hai Can khác dấu, sự Sinh vẫn có nhưng yếu hơn. Ví dụ: Ất (-mộc) vẫn Sinh cho Bính (+hoả), nhưng không bằng Giáp (+mộc) sinh cho Bính (+hoả)…
B/ Xét Quan hệ khắc nhau giữa Thiên can hai tuổi Nam – Nữ: Thiên can hai tuổi Nam – Nữ khắc nhau là xấu; nhưng Thiên can tuổi Nam khắc Thiên can tuổi Nữ đỡ xấu hơn (có sách còn cho rằng khắc như thế là “thuận” và tốt!). Còn Thiên can tuổi Nữ khắc Thiên can tuổi Nam, rất xấu, tối kị (!):
Bảng 5: QUAN HỆ THIÊN CAN KHẮC NHAU
KHẮC: giáp(+mộc) ất(-mộc) bính(+hoả) đinh(-hoả) mậu(+thổ) kỷ(-thổ) canh(+kim) tân(-kim) nhâm(+thuỷ) quý(-thuỷ)
BỊ KHẮC: mậu(+thổ) kỷ(-thổ) canh(+kim) tân(-kim) nhâm(+thuỷ) quý(-thuỷ) giáp(+mộc) ất(-mộc) bính(+hoả) đinh(-hoả)
Khi hai Can cùng dấu (như bảng đã dẫn) thì sự Khắc nhau mạnh hơn; còn khi hai Can khác dấu, sự Khắc vãn có nhưng yếu hơn. Ví dụ: Ất (-mộc) vẫn Khắc cho Mậu (+thổ), nhưng không bằng Giáp (+mộc) Khắc Mậu (+thổ)…
Trường hợp Nam – Nữ cùng Thiên can: bình hoà; có khi tốt, có khi xấu.
              
2YẾU TỐ II
           Lục thập hoa giáp nạp âm (còn gọi là Bản mệnh, Mệnh ngũ Hành – mục I.3, trang 7) của đôi Nam- Nữ nên sinh cho nhau (trong đó: Mệnh Nữ sinh cho Mệnh Nam tốt hơn Mệnh Nam sinh cho Mệnh Nữ!); thứ nữa thì tỷ hoà  chứ không nên khắc nhau.
Bảng 6: LỤC THẬP HOA GIÁP NẠP ÂM
Dương lịch Âm lịch Mệnh ngũ hành Dương lịch Âm lịch Mệnh ngũ hành
1924; 1984 Giap tý Hi trung  KIM 1954; 2014 Giáp ng Sa trung KIM
1925; 1985 t su Hi trung  KIM 1955; 2015 t mùi Sa trung KIM
1926; 1986 Bính dn Lư trung HA 1956; 2016 Bính thân Sơn h HO
1927; 1987 Đinh mão Lư trung HA 1957; 2017 Đinh du Sơn h HA
1928; 1988 Mu thìn Đi lâm MC 1958; 2018 Mu tut Bình đa MC
1929; 1989 K t Đi lâm MC 1959; 2019 K hi Bình đa MC
1930; 1990 Canh ng L bàng TH 1960; 2020 Canh tý Bích thượng TH
1931; 1991 Tân mùi L bàng TH 1961; 2021 Tân su Bích thượng TH
1932; 1992 Nhâm thân Kiếm phong KIM 1962; 2022 Nhâm dn Kim bch KIM
1933; 1993 Quý du Kiếm phong KIM 1963; 2023 Quý mão Kim bch KIM
1934; 1994 Giáp tut Sơđu HO 1964; 2024 Giáp thìn Phúc đăng HO
1935; 1995 t hi Sơđu HO 1965; 2025 t t Phúc đăng HO
1936; 1996 Bính tý Giang hà THY 1966; 2026 Bín ngh Thiên hà THY
1937; 1997 Đinh su Giang hà THY 1967; 2027 Đinh mùi Thiên hà THY
1938; 1998 Mu dn Thành đu TH 1968; 2028 Mu thân Đi trch TH
1939; 1999 K mão Thành đu TH 1969; 2029 K du Đi trch TH
1940; 2000 Canh thìn Bch lp KIM 1970; 2030 Canh tut Xoa xuyến KIM
1941; 2001 Tân t Bch lp KIM 1971; 2031 Tân hi Xoa xuyến KIM
1942; 2002 Nhâm ng Dương liu MC 1972; 2032 Nhâm tý Tang đ MC
1943; 2003 Quý mùi Dương liu MC 1973; 2033 Quý su Tang đ MC
1944; 2004 Giáp thân Tuyn trung THY 1974; 2034 Giáp dn Đi khê THY
1945; 2005 t du Tuyn trung THY 1975; 2035 t mão Đi khê THY
1946; 2006 Bính tut c thượng TH 1976; 2036 Bính thìn Sa trung TH
1947; 2007 Đinh hi c thượng TH 1977; 2037 Đinh t Sa trung TH
1948; 2008 Mu tý Tích lch HO 1978; 2038 Mu ng Thiên thượng HA
1949; 2009 K su Tích lch HO 1979; 2039 K mùi Thiên thượng HA
1950; 2010 Canh dn Tòng bá MC 1980; 2040 Canh than Thch lu MC
1951; 2011 Tân mão Tòng bá MC 1981; 2041 Tân du Thch lu MC
1952; 2012 Nhâm thìn Trường lưu THY 1982; 2042 Nhâm tut Đi hi THY
1953; 2013 Quý t Trường lưu THY 1983; 2043 Quý hi Đi hi THY
Dương lịch Âm lịch Mệnh ngũ hành Dương lịch Âm lịch Mệnh ngũ hành
Tuy vậy, cần lưu ý: Khi chọn vợ chọn chồng theo “Bản mệnh”, tức là theo ngũ hành nạp âm nói trên,  khi thấy hành này khắc hành kia, không vội cho là xấu cả, có khi nhờ sự khắc đó mà ra tốt. Cụ thể là:
 HÀNH KIM :
Đừng nghĩ Hỏa khắc Kim, nếu mệnh là Kiếm Phong Kim và Sa Trung Kim mà hợp cùng người mệnh Hỏa trong hôn nhân, lại tốt đẹp vô cùng.
Kiếm Phong Kim (vàng trong kiếm) và Sa Trung Kim (vàng trong cát), nếu không có lửa (Hỏa) thì không thành vật dụng. Nhưng cả hai khắc với Mộc (Kim khắc Mộc) vì hình kỵ, dù Mộc hao Kim lợi (Kim được khắc xuất, mất phần khắc) nhưng vẫn chịu thế tiền cát hậu hung (trước tốt sau xấu), do Kim chưa tinh chế nên không hại được Mộc vượng, không chém được cây lại thêm tổn hại.
4 hành Kim còn lại là Hải Trung Kim (vàng trong biển), Bạch Lạp Kim (vàng trong sáp), Thoa Xuyến Kim (vàng trang sức) và Kim Bạch Kim (kim loại màu) đều kỵ hành Hỏa.
HÀNH HỎA :
Phúc Đăng, Lư Trung dữ Sơn Đầu
Tam Hỏa nguyên lai phách Thủy lưu
Thiên Thượng, Tích , Sơn hạ Hỏa
Thủy trung nhất ngô cân vương hâu
Giải thích : Ba loại Phúc Đăng Hỏa (lửa đèn dầu), Lư Trung Hỏa (lửa bếp lò) và Sơn Đầu Hỏa (lửa trên núi) gặp hành Thủy sẽ khắc kỵ. Khi gặp nước ba thứ lửa trên sẽ bị dập tắt, đúng nghĩa Thủy khắc Hỏa, thuộc diện khắc nhập mất phần phúc.
Còn Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời) và Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét) lại cần phối hợp với hành Thủy, bởi có nước thì càng phát huy được tính chất, khí âm (thủy) gặp khí dương (hỏa) sẽ gây ra sấm sét.
HÀNH MỘC :
Trong Lục Mộc chỉ có Bình Địa Mộc (cây trên đất) không sợ Kim (Kim khắc Mộc), mà còn cần hòa hợp mới thành vật hữu dụng (cưa, búa đẻo gọt cây thành vật để dùng như tủ, bàn, ghế).
Những loại Mộc còn lại như Tùng Bá Mộc (cây tùng già), Dương Liễu Mộc (cây dương liễu), Tang Đố Mộc (cây dâu tằm), Thạch Lựu Mộc (cây mọc trên đá) và Đại Lâm Mộc (cây trong rừng già) đều sợ Kim, nếu phối hợp sẽ tử biệt hay nghèo khổ suốt đời (Hưu Tù Tử). Những loại cây trong rừng (Đại Lâm, Tùng Bá), những cây sống chùm gửi (Thạch Lựu), cây còi (Dương Liễu) rất hay bị đốn chặt, khai quang.
HÀNH THỦY :
Đại Hải Thủy (nước biển), Thiên Hà Thủy (nước trên trời) không sợ gặp Thổ dù Thổ khắc Thủy (Thủy hao Thổ lợi) vì đất không ở biển lớn hay trên trời, cả hai phối hợp cùng Thổ càng mau thành công, nếu thành vợ chồng sẽ dễ hiển đạt đường công danh phú quý.
Còn Trường Lưu Thủy (sông dài), Giang Hà Thủy (sông cái), Tuyền Trung Thủy (nước suối) và Đại Khê Thủy (nước khe) đều kỵ Thổ, nước chỉ làm lợi cho đất, số sẽ vất vả, nghèo khó, vì nước mất mát cho đất thêm màu mở.
HÀNH THỔ :
Lộ Bàng Thổ (đất đường lộ), Đại Trạch Thổ (đất đầm lầy) và Sa Trung Thổ (đất bãi cát) không sợ Mộc, vì cây không sống giữa đường cái quan hay trên bãi cát, đầm lầy. Cả ba hành Thổ này nếu gặp Mộc không khắc dù Mộc khắc Thổ, Thổ hao Mộc lợi, trái lại còn có đường công danh, tài lộc thăng tiến không ngừng.
Thành Đầu Thổ (đất bờ thành), Bích Thượng Thổ (đất trên tường) và Ốc Thượng Thổ (đất nóc nhà) đều sợ Mộc, nhất là Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc, như thân tự chôn xuống mộ. 3 hành Thổ này tuy không sợ Bình Địa Mộc, Đại Lâm Mộc, Tùng Bá Mộc nhưng không bền vững vì hình kỵ.
 3YẾU TỐ III
Sự kết hợp “sao bản mệnh” (Quái mệnh) giữa hai đối tượng:
QUÁI MỆNH: Tùy theo NĂM SINH, mỗi MỆNH người được gán cho một trong 8 QUÁI (Bát Quái: Kiền, Khôn, Khảm, Ly, Chấn, Đoài, Cấn và Tốn). Quái Mệnh cũng chia làm ĐÔNG TỨ MỆNH (gồm những người có Mệnh KHẢM, LY, CHẤN và TỐN) và TÂY TỨ MỆNH (gồm những người có Mệnh ĐOÀI, KHÔN, KIỀN và CẤN).
CÁCH XÁC ĐỊNH QUÁI MỆNH: Căn cứ NĂM SINH. Lấy 4 số của NĂM SINH (Dương lịch) CỘNG lại, được số thành là  bao nhiêu lại CỘNG tiếp  số thành đó, làm tiếp cho đến khi được SỐ THÀNH NHỎ HƠN 10. Lấy số đó đem đối chiếu bảng  dưới đây, sẽ thu được kết quả tên QUÁI MỆNH của người đó (Ví dụ: Người sinh năm 1924: 1+ 9 + 2 + 4 = 16; 1 + 6 = 7. 7 chính là số thành cuối cùng):
Bảng 7: xác định Quái Mệnh (phân biệt Nam, Nữ):
Số THÀNHCuối cùng QUÁI MỆNH Số THÀNHCuối cùng QUÁI MỆNH
NAM NỮ NAM NỮ
1 KHẢM CẤN 5 KIỀN LY
2 LY KIỀN 6 KHÔN KHẢM
3 CẤN ĐOÀI 7 TỐN KHÔN
4 ĐOÀI CẤN 8 CHẤN CHẤN
 

9 KHÔN TỐN
Vợ chồng phải có cung mệnh cùng nhóm với nhau. Chồng là người có cung mệnh tây tứ mệnh thì vợ cũng phải là người có cung mệnh tây tứ mệnh, hoặc là chồng đông tứ mệnh thì vợ cũng đông tứ mệnh. Không được kết hợp giữa đông tứ mệnh với tây tứ mệnh.( tiêu chí này chủ yếu về tiền tài, công danh cho vợ chồng và một phần về sức khỏe. Nếu vợ chồng kết hợp mà cung mệnh tạo ra sinh khí hay diên niên thì rất tốt về tiền tài và công danh cho hai vợ chồng, còn nếu vợ chồng kết hợp mà tạo ra tuyệt mệnh, ngũ quỷ, lục sát, họa hại sẽ làm cho sức khỏe suy kém, tiền tài không vượng).Hai”Sao bản Mệnh” khi “Kết hợp” lại với nhau thì thành một “Du niên”. Có “bát Du niên”: Cat Du niên gồm: Sinh khí, Diên niên, Thiên y  Phục vị. Hung Du niên gồm: Lục sát, Ngũ quỷ, Hoạ hại và Tuyệt mệnh!  (Xem Bảng 10). Sự kết hợp tốt nhất là được Cát Du niên,  Hung Du niên, đặc biệt là Tuyệt Mệnh: xấu.
Bảng 8: SỰ KẾT HỢP GIỮA CÁC “SAO BẢN MỆNH”
SAO BẢN MỆNH BÁT DU NIÊN
sinh khí ngũ quỷ diên niên lục sát hoạ hại thiên y tuyệt mạng phục vị
Kiền Đoài Chấn Khôn Khảm Tốn Cấn Ly Kiền
Đoài Kiền Ly Cấn Tốn Khảm Khôn Chấn Đoài
Ly Chấn Đoài Khảm Khôn Cấn Tốn Kiền Ly
Chấn Ly Kiền Tốn Cấn Khôn Khảm Đoài Chấn
Tốn Khảm Khôn Chấn Đoài Kiền Ly Cấn Tốn
Khảm Tốn Cấn Ly Kiền Đoài Chấn Khôn Khảm
Cấn Khôn Khảm Đoài Chấn Ly Kiền Tốn Cấn
Khôn Cấn Tốn Kiền Ly Chấn Đoài Khảm Khôn

SAO BẢN MỆNH (hoặc CỬU TINH TRỰC NIÊN, hoặc BẢN CUNG TRỰC NHẬT)
Ghi chú: Theo Ngô Nguyên Phi trong sách “ Nghiên cứu Phong thuỷ và Phong thuỷ VN dưới góc độ khoa học” – NXB Văn hoá Thông tin 2002, người xưa có câu: “Tiến Khảm phùng Khôn: khẩu thiệt lai – Nhược phùng Cấn Tốn khấp bi ai – Kiền Ly nhị vị: tương giao chiến – Đoài Chấn song cùng: tụng thất tài”.  Theo vậy thì trong bốn cặp trên, cặp Khảm Khôn chỉ gây bất hoà nhẹ, mỗi người bớt miệng một chút sẽ yên ổn!
&&&  

PHẦN THAM KHẢO

Ngoài 3 yếu tố cơ bản trên, trong phần này, chúng tôi cung cấp thêm một số quan điểm và cách lựa chọn khác, để quý vị và các bạn tham khảo.

I.  TRÁNH BỊ CÔ THẦN QUẢ TÚ
 Tránh “Cô thần quả tú”: Có thuyết cho rằng, nếu Địa chi Năm sinh (tuổi) của Nam và Nữ như Bảng 9 dưới đây, mà kết hôn với nhau, sẽ bị “Cô thần quả tú”. Ví dụ Nam tuổi dần (hay tuổi mão, tuổi thìn), lấy nữ tuổi tị hoặc tuổi sửu, sẽ bị cô thần, quả tú!
Bảng 9: CÔ THẦN QUẢ TÚ
CHI TUỔI NAM dần – mão – thìn tị – ngọ – mùi thân – dậu – tuất hợi – tý – sửu
CHI TUỔI NỮ: tị – sửu thân – thìn hợi – mùi dần – tuất
nếu lấy nhau sẽ bị:                                                             Cô thần quả tú

II.    XÉT CUNG PHU THÊ CỦA ĐÔI NAM NỮ
  Nếu có điều kiện, nên so sánh lá số Tử vi của hai đối tượng: xem cung “Phu – Thê” của Nam và Nữ có tương đồng; xem tuổi thọ của hai người có giống nhau (nếu một “thọ”, một lại “yểu” thì Can – Chi có hợp đến máy, cũng vô nghĩa!). Lại xem Cung Thê của người <st1:country-region>Nam</st1:country-region>: nếu Hành của Mệnh (Mệnh ngũ Hành nạp âm) người <st1:country-region>Nam</st1:country-region> khắc Hành của Chính tinh: người ấy có mấy đời vợ! Nếu lại thêm Tuần, Triệt thì càng nguy hại! Ngược lại, nếu Hành của Chính tinh sinh cho Hành của Mệnh người <st1:country-region>Nam</st1:country-region>: dù có bị Tuần, Triệt cũng chỉ bị muộn màng thôi, không sao!
               Lại xem Cung Phu của người Nữ: nếu Hành của Mệnh người Nữ khắc Hành của Chính tinh: hôn nhân trắc trở. Cung Mệnh của Nữ có Không, Kiếp: dễ mấy đời chồng!
              
III.    TUỔI ĐÔI NAM NỮ KHÔNG NÊN CÙNG TRONG BỘ TAM HỢP
Cũng nên tránh tuổi hai người Nam, Nữ có “Địa chi” cùng trong một “tam hợp”: ví dụ một người tuổi Dần mà xây dựng với người tuổi Tuất, hay tuổi Ngọ là những người “cùng Tam hợp” Địa chi “Dần – Ngọ – Tuất”, sẽ dẫn đến cả hai đều gặp hạn “Tam tai” cùng thời gian. Trái lại, nếu lấy người không cùng một Tam hợp Địa chi thì khi người này gặp “tam tai”, người kia không bị! (bảng 10).
Bảng 10:  ĐỊA CHI TAM HỢP VÀ HẠN TAM TAI
CHI Tuổitam hợp NĂMTAM TAI CHI Tuổitam hợp NĂMTAM TAI
thân- tý- thìn dần,mão, thìn dần-ngọ-tuất thân,dậu, tuất
tị – dậu- sửu hợi, tý, sửu hợi-mão-mùi tị, ngọ, mùi
  
IV.   KINH NGHIỆM CỦA THIỆU VĨ HOA
 Trong quá trình giúp hàng triệu thanh niên nam nữ Trung quốc trong việc lựa chọn bạn đời,  nhà “Đại dịch học” Thiệu Vĩ Hoa đã tổng kết thực tế và đưa ra kết luận về những tuổi kết hôn phù hợp nhất, đem lại hạnh phúc bền lâu nhất. Để kết thúc phần lựa chọn tuổi người bạn đời này, tôi xin chép lại đây bảng tổng kết đó của ông (lấy theo tài liệu của Trần Viên, một trong những học trò xuất sắc của Thiệu Vĩ Hoa):
Bảng 11: KINH NGHIỆM CỦA THIỆU VĨ HOA VỀ TUỔI HÔN NHÂN HỢP LÝ GIỮA NAM VÀ NỮ
Năm sinh Nam Năm sinhNữ Năm sinh Nam Năm sinhNữ Năm sinh Nam Năm sinhNữ Năm sinh Nam Năm sinhNữ
giáp tý nhâm thân, quý dậu, quý sửu, đinh sửu kỷ mão tân tị, bính tuất, đinh hợi, giáp tuất, canh ngọ giáp ngọ nhâm dần, quý mão, quý mùi, bính tuất kỷ dậu bính thìn, đinh tịcanh tý, tân sửu, đinh mùi
ất sửu nhâm thân, quý dậu, bính tý, đinh tị, canh thân canh thìn ất dậu, nhâm ngọ, quý dậu ất mùi bính thân, bính ngọ, đinh dậu, quý tị, nhâm ngọ canh tuất ất mão, mậu ngọ, quý mão, ất tị, mậu thân
bính dần kỉ tị, ất hợi, tân hợi, mậu ngọ, quý hợi tân tị quý mùi, bính tuất, quý dậu, kỷ mão bính thân tân sửu, giáp thìn, mậu tý, kỷ sửu, ất mùi tân hợi bính dần, nhâm dần, quý mão
đinh mão giáp tuất, ất hợi, mậu ngọ, nhâm tuất nhâm ngọ canh dần, tân mão, tân mùi, giáp tuất, canh thìn đinh dậu giáp thìn, ất tị, mậu tý, kỷ sửu, ất mùi, nhâm thìn nhâm tý giáp dần, canh thân, tân dậu, tân sửu
mậu thìn canh ngọ, quý dậu, đinh tị, canh thân, tân dậu quý mùi giáp thân, giáp ngọ, ất dậu, tân tị mậu tuất quý mão, bính ngọ, canh dần, tân mão, quý tị quý sửu canh thân, tân dậu, giáp tý, ất tị,mậu thân
kỉ tị giáp tuất, tân mùi, bính dần, tân dậu giáp thân bính tuất, kỉ sửu, bính tý, đinh sửu, quý mùi kỷ hợi giáp dần, canh dần, tân mão giáp dần quý hợi, kỷ hợi, bính ngọ, nhâm tý
Canh ngọ mậu dần, kỉ mão, mậu thìn, kỷ mùi ất dậu nhâm thìn, quý tị, bính tý, đinh sửu, canh thìn, quý mùi canh tý nhâm dần, mậu thân, kỷ dậu, ký sửu, ất dậu ất mão đinh tị, nhâm tuất, quý hợi, bính ngọ, canh tuất
tân mùi nhâm thân, nhâm ngọ, quý dậu, kỷ tị, kỷ mùi, mậu ngọ bính tuất giáp ngọ, tân mão, kỉ mão, tân tị, giáp thân tân sửu mậu thân,kỷ dậu, quý tị, bính thân bính thìn mậu ngọ, tân dậu, mậu thân, kỷ dậu
nhâm thân giáp tuất, đinh sửu, giáp tý, ất sửu, tân mùi đinh hợi mậu tý, mậu dần, kỷ mão nhâm dần tân hợi, giáp tý, canh tý đinh tị kỷ mùi, ất sửu, mậu thìn, kỷ dậu, át mão
quý dậu ất hợi, canh thìn, tân tị, giáp tý, ất sửu, tân mùi, mậu thìn mậu tý canh dần, bính thân, đinh dậu, đinh hợi quý mão canh tuất, tân hợi, giáp ngọ, mậu tuất mậu ngọ bính dần, đinh mão, tân mùi, đinh mùi, canh tuất, bính thìn
giáp tuất kỉ mão, nhâm ngọ, đinh mão, kỷ tị, nhâm thân kỷ sửu bính thân, đinh dậu, giáp thân giáp thìn bính ngọ, kỷ dậuquý tị, bính thân, đinh dậu kỷ mùi canh thân, canh ngọ, tân dậu, bính ngọ, đinh tị
ất hợi mậu dần, canh dần, bính dần, đinh mão, quý dậu canh dần mậu tuất,kỷ hợi, bính ngọ, ất hợi, nhâm ngọ, mậu tý ất tị đinh mùi, canh tuất, quý sửu,  nhâm thìn, đinh dậu canh thân nhâm tuất, ất sửu, mậu thìn, nhâm tý, quý sửu, kỷ mùi
bính tý giáp thân, ất dậu, ất sửu tân mão mậu tuất, kỷ hợi, nhâm ngọ, bính tuất bính ngọ giáp dần, ất mão, kỷ mùi, ất mùi, mậu tuất, giáp thìn tân dậu mậu thìn, kỷ tị, nhâm tý, quý sửu, kỷ mùi, bính thìn
đinh sửu giáp thân, ất dậu, giáp tý, nhâm thân nhâm thìn đinh dậu, ất tị, ất dậu đinh mùi mậu thân, mạu ngọ,kỷ dậu, ất tị nhâm tuất đinh mão, canh ngọ, ất mão, canh thân
mậu dần đinh hợi, ất hợi, canh ngọ quý tị mậu tuất, tân sửu, giáp thìn, ất dậu mậu thân canh tuất, quý sửu, bính thìn, đinh mùi, canh tý, tân sửu quý hợi mậu dần, giáp dần, ất mão
Chú thích:
1: theo Trần Viên, việc chọn tuổi bạn đời, “không nhất thiết phải đúng như trong bảng trên. Nhưng chắc chắn đó là sự kết hợp tốt nhất!”. Đương nhiên còn là cơ duyên, liệu có gặp được nhau hay không trong cuộc đời!..
2: Trong bảng trên, bản thân tác giả Trần Viên cũng thừa nhận có những chỗ chưa hợp lý lắm như sự chênh lệch tuổi giữa hai người quá xa, thậm chí có trường hợp còn bị “thiên khắc địa xung” nữa. Nhưng đây là kinh nghiệm thực tế và là kinh nghiệm của người Trung Hoa với người trung Hoa, nên chúng ta chỉ nên tham khảo, đồng thời tìm hiểu thêm.
V.  CHỌN TUỔI HỢP, XUNG
 TUỔI TÝ
Giáp tý: Kiêm kỵ cưới gả vào năm Mẹo
Hạp với Can Kỷ, kị với Can Canh
Hợp các tuổi Sửu – Thìn – Thân, Kị các tuổi Mão – Ngọ – Mùi, các tuổi khác bình hòa
Bính tý: Kiêm kỵ cưới gả vào năm Mẹo
Hạp với Can Tân, kị với Can Nhâm
Hợp các tuổi Sửu – Thìn – Thân, Kị các tuổi Mão – Ngọ – Mùi, các tuổi khác bình hòa
Mậu tý: Kiêm kỵ cưới gả vào năm Mẹo
Hạp với Can Quý, kị với Can Giáp
Hợp các tuổi Sửu – Thìn – Thân, Kị các tuổi Mão – Ngọ – Mùi, các tuổi khác bình hòa
Canh tý:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Mẹo
Hạp với Can Ất, kị với Can Bính
Hợp các tuổi Sửu – Thìn – Thân, Kị các tuổi Mão – Ngọ – Mùi, các tuổi khác bình hòa
Nhâm tý: Kiêm kỵ cưới gả vào năm Mẹo
Hạp với Can Đinh, kị với Can Mậu
Hợp các tuổi Sửu – Thìn – Thân, Kị các tuổi Mão – Ngọ – Mùi, các tuổi khác bình hòa
TUỔI SỬU
Ất sửu: Kiêm kỵ cưới gả vào năm Dần
Hạp với Can Canh, kị với Can Tân
Hợp các tuổi Tí – Tị – Dậu, Kị các tuổi Ngọ – Mùi – Hình, các tuổi khác bình hòa
Đinh sửu: Kiêm kỵ cưới gả vào năm Dần
Hạp với Can Nhaâm, kị với Can Quý
Hợp các tuổi Tí – Tị – Dậu, Kị các tuổi Ngọ – Mùi – Hình, các tuổi khác bình hòa
Kỷ sửu: Kiêm kỵ cưới gả vào năm Dần
Hạp với Can Giáp, kị với Can Ất
Hợp các tuổi Tí – Tị – Dậu, Kị các tuổi Ngọ – Mùi – Hình, các tuổi khác bình hòa
Tân sửu: Kiêm kỵ cưới gả vào năm Dần
Hạp với Can Bính, kị với Can Đinh
Hợp các tuổi Tí – Tị – Dậu, Kị các tuổi Ngọ – Mùi – Hình, các tuổi khác bình hòa
Quý sửu: Kiêm kỵ cưới gả vào năm Dần
Hạp với Can Mậu, kị với Can Kỷ
Hợp các tuổi Tí – Tị – Dậu, Kị các tuổi Ngọ – Mùi – Hình, các tuổi khác bình hòa
TUỔI DẦN
Bính dần: Kiêm kỵ cưới gả vào năm Sửu
Hạp với Can Tân, kị với Can Nhâm
Hợp các tuổi Ngọ – Tuất – Hợi, Kị các tuổi Thân, các tuổi khác bình hòa
Mậu đần: Kiêm kỵ cưới gả vào năm Sửu
Hạp với Can Quý, kị với Can Giáp
Hợp các tuổi Ngọ – Tuất – Hợi, Kị các tuổi Thân, các tuổi khác bình hòa
Canh Dần:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Sửu
Hạp với Can Ất, kị với Can Bính
Hợp các tuổi Ngọ – Tuất – Hợi, Kị các tuổi Thân, các tuổi khác bình hòa
Nhâm Dần:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Sửu
Hạp với Can Đinh, kị với Can Mậu
Hợp các tuổi Ngọ – Tuất – Hợi, Kị các tuổi Thân, các tuổi khác bình hòa
Giáp Dần:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Sửu
Hạp với Can Kỷ, kị với Can Canh
Hợp các tuổi Ngọ – Tuất – Hợi, Kị các tuổi Thân, các tuổi khác bình hòa
TUỔI MẸO
Đinh Mẹo:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tý
Hạp với Can Nhaâm, kị với Can Quý
Hợp các tuổi Mùi – Tuất – Hợi, Kị các tuổi Thìn – Dậu, các tuổi khác bình hòa
Kỷ Mẹo:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tý
Hạp với Can Giáp, kị với Can Ất
Hợp các tuổi Mùi – Tuất – Hợi, Kị các tuổi Thìn – Dậu, các tuổi khác bình hòa
Tân Mẹo:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tý
Hạp với Can Bính, kị với Can Đinh
Hợp các tuổi Mùi – Tuất – Hợi, Kị các tuổi Thìn – Dậu, các tuổi khác bình hòa
Quý Mẹo:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tý
Hạp với Can Mậu, kị với Can Kỷ
Hợp các tuổi Mùi – Tuất – Hợi, Kị các tuổi Thìn – Dậu, các tuổi khác bình hòa
Ất Mẹo:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tý
Hạp với Can Canh, kị với Can Tân
Hợp các tuổi Mùi – Tuất – Hợi, Kị các tuổi Thìn – Dậu, các tuổi khác bình hòa
 TUỔI THÌN
Mậu Thìn:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Hợi
Hạp với Can Quý, kị với Can Giáp
Hợp các tuổi Tí – Thân, Kị các tuổi Mão – Thìn – Dậu – Tuất, các tuổi khác bình hòa
Nhâm Thìn:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Hợi
Hạp với Can Đinh, kị với Can Mậu
Hợp các tuổi Tí – Thân, Kị các tuổi Mão – Thìn – Dậu – Tuất, các tuổi khác bình hòa
Giáp Thìn:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Hợi
Hạp với Can Kỷ, kị với Can Canh
Hợp các tuổi Tí – Thân, Kị các tuổi Mão – Thìn – Dậu – Tuất, các tuổi khác bình hòa
Canh Thìn:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Hợi
Hạp với Can Ất, kị với Can Bính
Hợp các tuổi Tí – Thân, Kị các tuổi Mão – Thìn – Dậu – Tuất, các tuổi khác bình hòa
Bính Thìn:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Hợi
Hạp với Can Tân, kị với Can Nhâm
Hợp các tuổi Tí – Thân, Kị các tuổi Mão – Thìn – Dậu – Tuất, các tuổi khác bình hòa
 TUỔI TỊ
Kỷ Tỵ:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tuất
Hạp với Can Giáp, kị với Can Ất
Hợp các tuổi Sửu – Thân – Dậu, Kị các tuổi Dần – Hợi, các tuổi khác bình hòa
Tân Tỵ:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tuất
Hạp với Can Bính, kị với Can Đinh
Hợp các tuổi Sửu – Thân – Dậu, Kị các tuổi Dần – Hợi, các tuổi khác bình hòa
Quý Tỵ:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tuất
Hạp với Can Mậu, kị với Can Kỷ
Hợp các tuổi Sửu – Thân – Dậu, Kị các tuổi Dần – Hợi, các tuổi khác bình hòa
Ất Tỵ:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tuất
Hạp với Can Canh, kị với Can Tân
Hợp các tuổi Sửu – Thân – Dậu, Kị các tuổi Dần – Hợi, các tuổi khác bình hòa
Đinh Tỵ:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tuất
Hạp với Can Nhaâm, kị với Can Quý
Hợp các tuổi Sửu – Thân – Dậu, Kị các tuổi Dần – Hợi, các tuổi khác bình hòa
TUỔI NGỌ
Canh Ngọ:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Dậu
Hạp với Can Ất, kị với Can Bính
Hợp các tuổi Dần – Mùi – Tuất, Kị các tuổi Tị – Sửu – Tý, các tuổi khác bình hòa
Nhâm Ngọ:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Dậu
Hạp với Can Đinh, kị với Can Mậu
Hợp các tuổi Dần – Mùi – Tuất, Kị các tuổi Tị – Sửu – Tý, các tuổi khác bình hòa
Giáp Ngọ:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Dậu
Hạp với Can Kỷ, kị với Can Canh
Hợp các tuổi Dần – Mùi – Tuất, Kị các tuổi Tị – Sửu – Tý, các tuổi khác bình hòa
Bính Ngọ:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Dậu
Hạp với Can Tân, kị với Can Nhâm
Hợp các tuổi Dần – Mùi – Tuất, Kị các tuổi Tị – Sửu – Tý, các tuổi khác bình hòa
Mậu Ngọ:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Dậu
Hạp với Can Quý, kị với Can Giáp
Hợp các tuổi Dần – Mùi – Tuất, Kị các tuổi Tị – Sửu – Tý, các tuổi khác bình hòa
TUỔI MÙI
Tân Mùi:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Thân
Hạp với Can Bính, kị với Can Đinh
Hợp các tuổi Mão – Ngọ – Hợi, Kị các tuổi Tí – Sửu – Ngọ, các tuổi khác bình hòa
Quý Mùi:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Thân
Hạp với Can Mậu, kị với Can Kỷ
Hợp các tuổi Mão – Ngọ – Hợi, Kị các tuổi Tí – Sửu – Ngọ, các tuổi khác bình hòa
Ất Mùi:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Thân
Hạp với Can Canh, kị với Can Tân
Hợp các tuổi Mão – Ngọ – Hợi, Kị các tuổi Tí – Sửu – Ngọ, các tuổi khác bình hòa
Đinh Mùi:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Thân
Hạp với Can Nhaâm, kị với Can Quý
Hợp các tuổi Mão – Ngọ – Hợi, Kị các tuổi Tí – Sửu – Ngọ, các tuổi khác bình hòa
Kỷ Mùi:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Thân
Hạp với Can Giáp, kị với Can Ất
Hợp các tuổi Mão – Ngọ – Hợi, Kị các tuổi Tí – Sửu – Ngọ, các tuổi khác bình hòa
TUỔI THÂN
Nhâm Thân:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Mùi
Hạp với Can Đinh, kị với Can Mậu
Hợp các tuổi Tí – Thìn, Kị các tuổi Dần – Hợi, các tuổi khác bình hòa
Giáp Thân:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Mùi
Hạp với Can Kỷ, kị với Can Canh
Hợp các tuổi Tí – Thìn, Kị các tuổi Dần – Hợi, các tuổi khác bình hòa
Bính Thân:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Mùi
Hạp với Can Tân, kị với Can Nhâm
Hợp các tuổi Tí – Thìn, Kị các tuổi Dần – Hợi, các tuổi khác bình hòa
Mậu Thân:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Mùi
Hạp với Can Quý, kị với Can Giáp
Hợp các tuổi Tí – Thìn, Kị các tuổi Dần – Hợi, các tuổi khác bình hòa
Canh Thân:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Mùi
Hạp với Can Ất, kị với Can Bính
Hợp các tuổi Tí – Thìn, Kị các tuổi Dần – Hợi, các tuổi khác bình hòa
TUỔI DẬU
Quý Dậu:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Ngọ
Hạp với Can Mậu, kị với Can Kỷ
Hợp các tuổi Sửu – Tị, Kị các tuổi Mão – Dậu – Tuất, các tuổi khác bình hòa
Ất Dậu:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Ngọ
Hạp với Can Canh, kị với Can Tân
Hợp các tuổi Sửu – Tị, Kị các tuổi Mão – Dậu – Tuất, các tuổi khác bình hòa
Đinh Dậu:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Ngọ
Hạp với Can Nhaâm, kị với Can Quý
Hợp các tuổi Sửu – Tị, Kị các tuổi Mão – Dậu – Tuất, các tuổi khác bình hòa
Kỷ Dậu:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Ngọ
Hạp với Can Giáp, kị với Can Ất
Hợp các tuổi Sửu – Tị, Kị các tuổi Mão – Dậu – Tuất, các tuổi khác bình hòa
Tân Dậu:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Ngọ
Hạp với Can Bính, kị với Can Đinh
Hợp các tuổi Sửu – Tị, Kị các tuổi Mão – Dậu – Tuất, các tuổi khác bình hòa
TUỔI TUẤT
Giáp Tuất:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tỵ
Hạp với Can Kỷ, kị với Can Canh
Hợp các tuổi Dần – Mão – Ngọ, Kị các tuổi Sửu – Thìn – Dậu, các tuổi khác bình hòa
Bính Tuất:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tỵ
Hạp với Can Tân, kị với Can Nhâm
Hợp các tuổi Dần – Mão – Ngọ, Kị các tuổi Sửu – Thìn – Dậu, các tuổi khác bình hòa
Mậu Tuất:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tỵ
Hạp với Can Quý, kị với Can Giáp
Hợp các tuổi Dần – Mão – Ngọ, Kị các tuổi Sửu – Thìn – Dậu, các tuổi khác bình hòa
Canh Tuất:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tỵ
Hạp với Can Ất, kị với Can Bính
Hợp các tuổi Dần – Mão – Ngọ, Kị các tuổi Sửu – Thìn – Dậu, các tuổi khác bình hòa
Nhâm Tuất:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tỵ
Hạp với Can Đinh, kị với Can Mậu
Hợp các tuổi Dần – Mão – Ngọ, Kị các tuổi Sửu – Thìn – Dậu, các tuổi khác bình hòa
 TUỔI HỢI
Ất Hợi:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Thìn
Hạp với Can Canh, kị với Can Tân
Hợp các tuổi Dần – Mão _ Ngọ, Kị các tuổi Thìn – Thân – Hợi, các tuổi khác bình hòa
Đinh Hợi:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Thìn
Hạp với Can Nhaâm, kị với Can Quý
Hợp các tuổi Dần – Mão _ Ngọ, Kị các tuổi Thìn – Thân – Hợi, các tuổi khác bình hòa
Kỷ Hợi:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Thìn
Hạp với Can Giáp, kị với Can Ất
Hợp các tuổi Dần – Mão _ Ngọ, Kị các tuổi Thìn – Thân – Hợi, các tuổi khác bình hòa
Tân Hợi:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Thìn
Hạp với Can Bính, kị với Can Đinh
Hợp các tuổi Dần – Mão _ Ngọ, Kị các tuổi Thìn – Thân – Hợi, các tuổi khác bình hòa
Quý Hợi:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Thìn
Hạp với Can Mậu, kị với Can Kỷ
Hợp các tuổi Dần – Mão _ Ngọ, Kị các tuổi Thìn – Thân – Hợi, các tuổi khác bình hòa


VI. NGŨ HÀNH HIỆP HÔN

Trong bảng “Ngũ Hành hiệp hôn” sau đây, tính độ cát hung cho các cung mệnh Ngũ Hành nam nữ khi cưới vợ lấy chồng.
Ngoài những cách sinh khắc nói trong biện chứng, Ngũ hành còn có thuyết tuy cùng một hành nhưng có sinh (tương hợp) có khắc (xung, hình, khắc), tuổi nào hợp nhau và cần được hành nào hô trợ để có cách hợp, hay hóa giải cách khắc, như sau :
 Tương Sinh
- LƯỠNG KIM thành khí (hợp thành vật dụng)
- LƯỠNG THỔ thành sơn (hợp lại thành núi)
- LƯỠNG MỘC thành lâm (hợp lại thành rừng cây)
- LƯỠNG HỎA thành viên (hợp thành sức nóng)
- LƯỠNG THỦY thành xuyên (hợp lại thành sông)
Tương Khắc
- Lưỡng KIM khuyết (bể mất một)
- Lưỡng MỘC chiết  (gảy mất một)
- Lưỡng THỦY kiệt    (khô cạn hết)
- Lưỡng HỎA diệt (tắt tất cả)
- Lưỡng THỔ liệt (nhảo nát không dùng được)
Nên khi xét biện chứng của ngũ hành, chúng ta nên xét đến yếu tố nạp âm, vì khắc chưa phải đã hung, còn sinh chưa hẳn đã tốt.
Khi luận các cách sinh khắc trên, người xưa đã lây biện chứng đê giải thích :

Nói về HÀNH KIM :
Muốn lưỡng Kim thành khí, mệnh phải thuộc Hải Trung Kim, Sa Trung Kim hoặc Bạch Lạp Kim tức kim loại chưa tinh chế, phải nhờ có Hỏa mới thành khí, nhưng phải là Lư Trung Hỏa hay Phù Đăng Hỏa mới thích hợp.
Những Hỏa khác khắc kỵ với Kim (Hỏa khắc Kim). Như Thoa Xuyến Kim, Kiếm Phong Kim, Kim Bạch Kim gặp Thiên Thượng Hỏa, Tích Lịch Hỏa trở thành Kim khuyết, ví như kim loại mà gặp lửa sẽ bị nóng chảy hay sứt mẻ.

Nói về HÀNH MỘC :
Khi muốn lưỡng Mộc thành lâm, tức phải có nhiều cây chụm lại mới thành rừng, gồm những cây như Tùng Bá Mộc, Dương Liễu Mộc hay Bình Địa Mộc, nhưng phải nhờ Đại Trạch Thổ, Sa Trung Thổ hay Lộ Bàng Thổ thuộc những vùng đất lớn, nên Tùng Bá và Dương Liễu Mộc không khắc Thổ, trái lại phải nhờ Thổ. Còn Đại Lâm Mộc khắc với ba hành Thổ trên (khắc xuất), nhưng gặp Kim sẽ thành Mộc chiết (khắc nhập).

Nói về HÀNH THỦY :
Khi lưỡng Thủy thành xuyên phải là Tuyền Trung Thủy phối hợp với Đại Khê Thủy hay Giang Hà Thủy phối hợp với Trường Lưu Thủy, hoặc cả hai phối hợp với Đại Hải Thủy mới thành sông to, biển lớn. Những hành Thủy này tạo dựng thành công bằng chính bản thân không nhờ ai (như Kim, Mộc), chỉ có Thiên Hà Thủy không phối hợp được với bất cứ mệnh Thủy nào khác.
Thổ chỉ khắc được Thủy làm Thủy kiệt, với các hành như Tuyền Trung Thủy, Đại Khê Thủy, Trường Lưu Thủy, đất bồi làm mất dòng chảy của nước; nhưng không chế ngự được với Giang Hà Thủy, Đại Hải Thủy những sông to biển lớn hay Thiên Hà Thủy nước trên trời.

Nói về HÀNH HỎA :
Để được lưỡng Hỏa thành viên phải có Lư Trung Hỏa phối hợp với Phù Đăng Hỏa, hay Sơn Đầu Hỏa với Sơn Hạ Hỏa, hoặc Tích Lịch Hỏa với Thiên Thượng Hỏa. Về 4 mệnh Hỏa đầu cần có thêm Mộc để đạt đến mục đích lửa to cháy lớn, được sinh nhập (Mộc sinh Hỏa), còn hai hành Hỏa từ trên trời không cần đến Mộc vẫn phát huy được tính cách lưỡng Hỏa thành viên của mình.
Còn Hỏa diệt khi Lư Trung, Phù Đăng, Sơn Đầu, Sơn Hạ Hỏa gặp phải nước (Thủy khắc Hỏa) là khắc nhập. Riêng Tích Lịch Hỏa, Thiên Thượng Hỏa chỉ khắc Thiên Hà Thủy.

Nói về HÀNH THỔ :
Muốn lưỡng Thổ thành sơn, chỉ có Lộ Bàng Thổ, Sa Trung Thổ hay Đại Trạch Thổ phối hợp nhau không cần sự tiếp tay của những hành khác, 3 mệnh Thổ còn lại không thể thành núi vì những Thổ này rời rạc và nhỏ bé, muốn thành núi phải nhờ đến Hỏa tiếp tay diệt Mộc, tức lửa đốt cháy cây để thành đất. 3 mệnh Lộ Bàng, Sa Trung, Đại Trạch Thổ nếu có Hỏa sẽ thêm tốt, công danh sự nghiệp sẽ phất càng cao thêm.
Tính đến Thổ liêt cả lục Thổ đều kỵ Mộc, tức khắc nhập (Mộc khắc Thổ), cây có thể mọc khắp nơi trên mọi loại đất, từ đất nóc nhà, đất bờ tường, đầu thành hay đất đầm lầy, bãi cát, đường lộ; ngoài Mộc nhiêu mệnh Thổ còn đại kỵ khi gặp phải các hành Thủy sau đây, dù là khắc xuất nhưng từ thứ hung sang đại hung :
- Lộ Bàng Thổ và Đại Trạch Thổ gặp Giang Hà Thủy và Trường Lưu Thủy, sẽ làm cho đất lỡ lún.
- Sa Trung Thổ gặp Đại Khê Thủy hay Tuyền Trung Thủy làm cho sói mòn.
- Thành Đầu Thổ, Bích Thượng Thổ và Ốc Thượng Thổ rất sợ Thiên Hà Thủy làm cho đất nhão nhoẹt đến hủy diệt.

Biện  pháp hóa giải xung khắc
Để thành công qua các cách trên, như lưỡng Kim thành khí phải nhờ có Hỏa, lưỡng Mộc thành lâm phải có Thổ, lưỡng Hỏa thành viên phải có Mộc và lưỡng Thổ thành sơn phải có Hỏa, còn lưỡng Thủy thành xuyên không cần mệnh nào gián tiếp hỗ trợ.
Những hành gián tiếp hỗ trợ được hiểu theo nghĩa đen như sau : trong công việc kinh doanh hai người cùng hợp tác, nếu cùng một mệnh cần thêm người thứ ba phục vụ, hành Kim tìm người mệnh Hỏa, hành Mộc tìm người mệnh Thổ, hành Hỏa tìm người mệnh Mộc, hành Thổ tìm người mệnh Hỏa. Trong đó nên tránh những mệnh tương khắc.
Còn trong hôn sự, cổ nhân thường có câu “nhất gái lớn hai, nhì trai hơn một” qua những điển hình sau.
Thí dụ : trai Kỷ Sửu lấy gái Canh Dần (trai hơn một), hay gái Canh Dần lấy trai Nhâm Thìn (gái lớn hai) sẽ hợp tốt theo câu phú trên.
Tính về sinh khắc : trai Kỷ Sửu mang hành Hỏa (Tích Lịch Hỏa) lấy gái Canh Dần (Tùng Bá Mộc) là Mộc sinh Hỏa, ở cách này người con gái sẽ trở thành nô lệ hơn là vợ chồng hạnh phúc, do gặp cảnh chồng chúa vợ tôi. Hậu quả về sau gia đạo thường bất hòa, trước tốt sau hung.
Còn gái Canh Dần lấy trai Nhâm Thìn (Trường Lưu Thủy) là Thủy sinh Mộc, tức người chồng sẽ lo cho vợ con, gia đình hòa thuận, cùng nhau “tát bể đông cũng cạn”, sẽ mang đến giàu sang phú quý. Bởi lẽ thường người vợ lớn tuổi hơn chồng trước sẽ biết tự lo cho bản thân, sau lo cho chồng con, không thụ động theo cảnh thường thấy ở những đôi vợ chồng. Còn người chồng tuy nhỏ tuổi nhưng lại là gia trưởng cũng biết lo lắng cho gia đình. Cả hai cùng bươn trải xây dựng cơ ngơi, không ai thụ động, nên của cải càng thêm lớn.
Còn vợ chồng đồng mệnh (không theo tuổi tác chỉ tính theo Ngũ Hành nạp âm), nên xem diễn giải sinh khắc đã nói, và sinh con theo tính tương hợp là tốt, còn sinh theo tính tương khắc là xấu. Trong công việc còn có thể thay đổi người thứ ba, với con cái chúng sẽ theo đuổi vận mệnh vợ chồng đến cuối đời.
Trong hôn nhân phần xem tuổi vợ chồng qua Ngũ Hành sinh khắc, nhiều người thường lo lắng như trai mệnh Thổ lấy gái mệnh Mộc (Mộc khắc Thổ) sẽ yểu thọ, vì cây sẽ hút hết chất màu mở của đất v.v…
Tuy nhiên, trong 5 hành đều có tính chất riêng là phần nạp âm, như Thổ có Lộ bàng Thổ, Sa trung Thổ, Đại trạch Thổ v.v… Nên khi gặp khắc mà tốt, còn thấy sinh lại xấu. Sau đây là tính chất sinh khắc của nạp âm :

HÀNH KIM :
Kiếm, Sa Kim phong lưỡng ban kim/Mộc mệnh nhược phòng tức khắc hiềm
Ngoại hữu tứ Kim giải kỵ Hỏa/Kiếm sa vô Hỏa bất thành hình.
Giải thích : Đừng nghĩ Hỏa khắc Kim, nếu mệnh là Kiếm Phong Kim và Sa Trung Kim mà hợp cùng người mệnh Hỏa trong hôn nhân, lại tốt đẹp vô cùng.
Kiếm Phong Kim (vàng trong kiếm) và Sa TrungKim (vàng trong cát), nếu không có lửa (Hỏa) thì không thành vật dụng. Nhưng cả hai khắc với Mộc (Kim khắc Mộc) vì hình kỵ, dù Mộc hao Kim lợi (Kim được khắc xuất, mất phần khắc) nhưng vẫn chịu thế tiền cát hậu hung (trước tốt sau xấu), do Kim chưa tinh chế nên không hại được Mộc vượng, không chém được cây lại thêm tổn hại.
4 hành Kim còn lại là Hải Trung Kim (vàng trong biển), Bạch Lạp Kim (vàng trong sáp), Thoa Xuyến Kim (vàng trang sức) và Kim Bạch Kim (kim loại màu) đều kỵ hành Hỏa.

HÀNH  HỎA :
Phù Đăng, Lư Trung dữ Sơn Đầu/Tam Hỏa nguyên lai phách Thủy lưu
Thiên Thượng, Tích , Sơn hạ Hỏa/Thủy trung nhất ngô cân vương hâu
Giải thích : Ba loại Phù Đăng Hỏa (lửa đèn dầu), Lư Trung Hỏa (lửa bếp lò) và Sơn Đầu Hỏa (lửa trên núi) gặp hành Thủy sẽ khắc kỵ. Khi gặp nước ba thứ lửa trên sẽ bị dập tắt, đúng nghĩa Thủy khắc Hỏa, thuộc diện khắc nhập mất phần phúc.
Còn Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời) và Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét) lại cần phối hợp với hành Thủy, bởi có nước thì càng phát huy được tính chất, khí âm (thủy) gặp khí dương (hỏa) sẽ gây ra sấm sét.

HÀNH  MỘC :
Bình Địa Mộc trung chỉ nhất sinh/Bất phùng Kim giả bất năng thành
Ngũ ban biệt Mộc kỵ Kim loại/Nhược ngộ đương nhiên bất đắc sinh
Giải thích : Trong Lục Mộc chỉ có Bình Địa Mộc (cây trên đất) không sợ Kim (Kim khắc Mộc), mà còn cần hòa hợp mới thành vật hữu dụng (cưa, búa đẻo gọt cây thành vật để dùng như tủ, bàn, ghế).
Những loại Mộc còn lại như Tù̀ng Bá Mộc (cây tùng già), Dương Liễu Mộc (cây dương liễu), Tang Đố Mộc (cây dâu tằm), Thạch Lựu Mộc (cây mọc trên đá) và Đại Lâm Mộc (cây trong rừng già) đều sợ Kim, nếu phối hợp sẽ tử biệt hay nghèo khổ suốt đời (Hưu Tù Tử). Những loại cây trong rừng (Đại Lâm, Tùng Bá), những cây sống chùm gửi (Thạch Lựu), cây còi (Dương Liễu) rất hay bị đốn chặt, khai quang.

HÀNH  THỦY :
Đại Hải Thủy, Thiên Hà Thủy lưuNhị ban bất dữ Thổ vi cửu
Ngoại giả đô lai toàn kỵ Thổ/Phùng chi y lộc tất nan cầu.
Giải thích : Đại Hải Thủy (nước biển), Thiên Hà Thủy (nước trên trời) không sợ gặp Thổ dù Thổ khắc Thủy (Thủy hao Thổ lợi) vì đất không ở biển lớn hay trên trời, cả hai phối hợp cùng Thổ càng mau thành công, nếu thành vợ chồng sẽ dễ hiển đạt đường công danh phú quý.
Còn Trường Lưu Thủy (sông dài), Giang Hà Thủy  (sông cái), Tuyền Trung Thủy (nước suối) và Đại Khê Thủy (nước khe) đều kỵ Thổ, nước chỉ làm lợi cho đất, số sẽ vất vả, nghèo khó, vì nước mất mát cho đất thêm màu mở.

HÀNH  THỔ :
Lộ Bàng, Đại Trạch, Sa Trung Thổ/Đắc Mộc như đạt thanh vân lộ
Ngoại hữu tam ban phách Mộc gia/Phùng chi tất mệnh tu nhập mộ.
Giải thích : Lộ Bàng Thổ (đất đường lộ), Đại Trạch Thổ (đất đầm lầy) và Sa Trung Thổ (đất bãi cát) không sợ Mộc, vì cây không sống giữa đường cái quan hay trên bãi cát, đầm lầy. Cả ba hành Thổ này nếu gặp Mộc không khắc dù Mộc khắc Thổ, Thổ hao Mộc lợi, trái lại còn có đường công danh, tài lộc thăng tiến không ngừng.
Thành Đầu Thổ (đất bờ thành), Bích Thượng Thổ (đất trên tường) và Ốc Thượng Thổ (đất nóc nhà) đều sợ Mộc, nhất là Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc, như thân tự chôn xuống mộ. 3 hành Thổ này tuy không sợ Bình Địa Mộc, Đại Lâm Mộc, Tùng Bá Mộc nhưng không bền vững vì hình kỵ.
(Xem trong cuốn “Tướng mệnh và Hạnh phúc lứa đôi” của Thiên Việt, do nhà sách Văn Chương tổng phát hành toàn quốc, đầy đủ các bài xem về hôn nhân)
(Thiên Việt)

Bây giờ xét một thí dụ:
Thí dụ nữ tuổi Nhâm tuất (1982) lấy nam Mậu Ngọ (1978) thì tốt hay xấu.
Xem bảng cung Mệnh thì thấy.
1.Xét về tuổi: Hai tuổi này thuộc về nhóm Tam Hợp, như đã nói ở trên, nên xét về tuổi thì hợp nhau.
2.Xét về Mệnh: Mậu ngọ có Mệnh Hoả, trong khi đó Nhâm Tuất này có Mệnh Thuỷ. Xem phần ngũ hành thì thấy Thuỷ khắc Hoả tức là tuổi vợ khắc tuổi chồng, vậy thì xấu không hợp.
3.Xét về cung: Mậu Ngọ có cung Chấn là cung sinh (cung chính) còn Nhâm Tuất này có cung sinh là Đoài. Xem phần Tám cung biến thì thấy chấn-đoài là bị tuyệt Mệnh, quá xấu không được
Lại xét về cung phi để vớt vát xem có đỡ xấu không thì thấy Mậu Ngọ về nam thì cung phi là Tốn, Nhâm Tuất cung phi của nữ là Càn mà ở phần Tám cung biến thì tốn-càn bị hoạ hại, tuyệt thể
Như vậy trong 3 yếu tố chỉ có hợp về tuổi còn cung, và Mệnh thì quá xung khắc, quá xấu. Kết luận có thể xẻ đàn tan nghé.
Hai tuổi này còn có thể kiểm chứng lại bằng phép toán số của Cao Ly (Hàn Quốc, Triều Tiên ngày nay). Tôi sẽ trình bày sau phần này, đây là một cách xem dựa vào thiên can và thập nhị chi của người Hàn Quốc xưa.
Sau đây tôi đưa 1 thí dụ khác lạc quan hơn thí dụ trước
Bây giờ giả sử nữ Kỷ Mùi (1979) lấy nam tuổi Mậu Ngọ (1978) thì tốt hay xấu.
Ta thấy:
Mậu ngọ (1978) Mệnh Hoả, cung sinh Chấn, cung phi Tốn (nam)
Kỷ Mùi (1979) Mệnh Hoả, cung sinh Tốn, cung phi Chấn (nữ)
a)       Xét về tuổi hai tuổi hợp nhau vì cùng thuộc Lục Hợp, đã nói ở trên
b)        Xét về Mệnh hai tuổi cùng Mệnh Hoả nên hợp nhau, khỏi bàn.
c)        Xét về cung sinh thì xem tám cung biến ta thấy Chấn-tốn được diên niên (phước đức) như vậy là rất tốt
Thật ra chỉ cần hai cái tốt thì chắc hai tuổi lấy nhau là tốt rồi không cần xem cái ba
Tóm lại hai tuổi này lấy nhau rất tốt, đến đầu bạc răng long. Tại sao tôi quả quyết như vậy, bởi tôi còn dựa vào phép toán của Hàn Quốc nữa, sẽ nói sau

VII.   BÀI TOÁN CAO LY

Xem cái này phải kết hợp thêm cung, Mệnh, tuổi.
Bảng 12:
Nam tuổi lấy vợ tuổi
TÝ – NGỌ SỬU – MÙI DẦN – THÂN MÃO – DẬU  THÌN – TUẤT TỊ – HỢI
GIÁP-KỶ được tam Hiển Vinh bị nhì Bần Tiện được nhất Phú Quý bị ngũ Ly Biệt được tứ Đạt Đạo được tam Hiển Vinh
ẤT - CANH bị nhì Bần Tiện được nhất Phú Quý bị ngũ Ly Biệt được tứ Đạt Đạo được tam Hiển Vinh bị nhì Bần Tiện
BÍNH - TÂN được nhất Phú Quý bị ngũ Ly Biệt được tứ Đạt Đạo được tam Hiển Vinh bị nhì Bần Tiện được nhất Phú Quý
ĐINH - NHÂM bị ngũ Ly Biệt được tứ Đạt Đạo được tam Hiển Vinh bị nhì Bần Tiện được nhất Phú Quý bị ngũ Ly Biệt
MẬU  – QUÝ được tứ Đạt Đạo được tam Hiển Vinh bị nhì Bần Tiện được nhất Phú Quý bị ngũ Ly Biệt được tứ Đạt Đạo
Thí dụ: Nam tuổi Giáp Dần lấy vợ tuổi Thìn hay Tuất thì được Đạt Đạo (gia đạo an vui)
Bần Tiện là nghèo khổ, bần hàn. Đây là nghĩa tương đối có ý nói không khá được sau này ( có thể 15 hay 20 năm sau mới ứng). Bởi con nhà đại gia lấy con nhà đại gia thì dù có bị Bần Tiện cũng là đại gia, nhưng về sau thì kém lần không được như cũ , có thể suy)

VIII. LỤC THẬP HOA GIÁP VÀ TUỔI XUNG KHẮC
Bảng 13: đối chiếu Lục thập hoa giáp Ngũ Hành và cách tính tuổi xung khắc
Số Ngày tháng năm Ngũ hành Tuổi xung khắc
1 Giáp Tý Vàng trong biển (Kim) Mậu Ngọ, Nhâm Ngọ, Canh Dần, Canh Thân
2 Ất Sửu
Kỷ Mùi, Quí Mùi, Tân Mão, Tân Dậu
3 Bính Dần Lửa trong lò (Hoả) Giáp Thân, Nhâm Thân, Nhâm Tuất, Nhâm Thìn
4 Ðinh Mão
Ất Dậu, Quí Dậu, Quí Tị, Quí Hợi
5 Mậu Thìn Gỗ trong rừng (Mộc) Canh Tuất, Bính Tuất
6 Kỷ Tị
Tân Hợi, Đinh Hợi
7 Canh Ngọ Ðất ven đường (Thổ) Nhâm Tý, Bính Tý, Giáp Thân, Giáp Dần
8 Tân Mùi
Quí sửu, Đinh Sửu, Ất Dậu, Ất Mão
9 Nhâm Thân Sắt đầu kiếm (Kim) Bính Dần, Canh Dần, Bính Thân
10 Quí Dậu
Ðinh Mão, Tân Mão, Đinh Dậu
11 Giáp Tuất Lửa trên đỉnh núi (Hoả) Nhâm Thìn, Canh Thìn, Canh Tuất
12 Ất Hợi
Quí Tị, Tân Tị, Tân Hợi
13 Bính Tý Nước dưới lạch (Thuỷ) Canh Ngọ, Mậu Ngọ
14 Ðinh Sửu
Tân Mùi, Kỷ Mùi
15 Mậu Dần Ðất đầu thành (Thổ) Canh Thân, Giáp Thân
16 Kỷ Mão
Tân Dậu, Ất Dậu
17 Canh Thìn Kim bạch lạp (Kim) Giáp Tuất, Mậu Tuất, Giáp Thìn
18 Tân Tị
Ất Hợi, Kỷ Hợi, Ất Tị
19 Nhâm Ngọ Gỗ dương liễu (Mộc) Giáp Tý, Canh Tý, Bính Tuất, Bính Thìn
20 Quí Mùi
Ất Sửu, Tân Sửu, Đinh Hợi, Đinh Tị
21 Giáp Thân Nước trong khe (Thuỷ) Mậu Dần, Bính Dần, Canh Ngọ, Canh Tý
22 Ất Dậu
Kỷ Mão, Đinh Mão, Tân Mùi, Tân Sửu
23 Bính Tuất Ðất trên mái nhà (Thổ) Mậu Thìn, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Tý
24 Ðinh Hợi
Kỷ Tị, Quí Tị, Quí Mùi, Quí Sửu
25 Mậu Tý Lửa trong chớp (Hoả ) Bính Ngọ, Giáp Ngọ
26 Kỷ Sửu
Ðinh Mùi, Ất Mùi
27 Canh Dần Gỗ tùng Bách (Mộc) Nhâm Thân, Mậu Thân, Giáp Tý, Giáp Ngọ
28 Tân Mão
Quí Dậu, Kỷ Dậu, Ất Sửu, Ất Mùi
29 Nhâm Thìn Nước giữa dòng (Thuỷ) Bính Tuất, Giáp Tuất, Bính Dần
30 Quí Tị
Ðinh Hợi, Ất Hợi, Đinh Mão
31 Giáp Ngọ Vàng trong cát (Kim) Mậu Tý, Nhâm Tý, Canh Dần, Nhâm Dần
32 Ất Mùi
Kỷ Sửu, Quí Sửu, Tân Mão, Tân Dậu
33 Bính Thân Lửa chân núi (Hoả) Giáp Dần, Nhâm Thân, Nhâm Tuất, Nhâm Thìn
34 Ðinh Dậu
Ất Mão, Quí Mão, Quí Tị, Quí Hợi
35 Mậu Tuất Gỗ đồng bằng (Mộc) Canh Thìn, Bính Thìn
36 Kỷ Hợi
Tân Tị, Đinh Tị.
37 Canh Tý Ðất trên vách (Thổ) Nhâm Ngọ, Bính Ngọ, Giáp Thân, Giáp Dần
38 Tân Sửu
Quí Mùi, Đinh Mùi, Ất Dậu, Ất Mão
39 Nhâm Dần Bạch kim (Kim) Canh Thân, Bính Thân, Bính Dần
40 Quí Mão
Tân Dậu, Đinh Dậu, Đinh Mão
41 Giáp Thìn Lửa đèn (Hoả) Nhâm Tuất, Canh Tuất, Canh Thìn
42 Ất Tị
Quí Hợi, Tân Hợi, Tân Tị
43 Bính Ngọ Nước trên trời (thuỷ) Mậu Tý, Canh Tý
44 Ðinh Mùi
Kỷ Sửu, Tân Sửu
45 Mậu Thân Ðất vườn rộng (Thổ) Canh Dần, Giáp Dần
46 Kỷ Dậu
Tân Mão, Ất Mão
47 Canh Tuất Vàng trang sức (Kim) Giáp Thìn, Mậu Thìn, Giáp Tuất
48 Tân Hợi
Ất Tị, Kỷ Tị, Ất Hợi
49 Nhâm Tý Gỗ dâu (Mộc) Giáp Ngọ, Canh Ngọ, Bính Tuất, Bính Thìn
50 Quí Sửu
Ất Mùi, Tân Mùi, Đinh Hợi, Đinh Tỵ
51 Giáp Dần Nước giữa khe lớn (Thuỷ) Mậu Thân, Bính Thân, Canh Ngọ, Canh Tý
52 Ất Mão
Kỷ Dậu, Đinh Dậu, Tân Mùi, Tân Sửu
53 Bính Thìn Ðất trong cát (Thổ) Mậu Tuất, Nhâm Tuất, Nhâm Ngọ, Nhâm Tý
54 Ðinh Tị
Kỷ Hợi, Quí Hợi, Quí Sửu, Quí Mùi
55 Mậu Ngọ Lửa trên trời (Hoả) Bính Tý, Giáp Tý
56 Kỷ Mùi
Ðinh Sửu, Ất Sửu
57 Canh Thân Gỗ thạch Lựu (Mộc) Nhâm Dần, Mậu Dần, Giáp Tý, Giáp Ngọ
58 Tân Dậu
Quí Mão, Kỷ Mão, Ất Sửu, Ất Mùi
59 Nhâm Tuất Nước giữa biển (Thuỷ) Bính Thìn, Giáp Thìn, Bính Thân, Bính DDần
60 Quí Hợi
Ðinh Tị, Ất Tị, Đinh Mão, Đinh Dậu
IX/ GÁI ĐINH, NHÂM, QUÝ THƯỜNG LẬN ĐẬN TÌNH DUYÊN?   Người ta thấy rằng phụ nữ mang ba Can Đinh, Nhâm, Quý đều là những người có cá tính mạnh mẽ, quyết đoán, thông minh, nhanh nhẹn. Trên thực tế, quan niệm “Trai Đinh, Nhâm, Quý thì tài; Gái Đinh, Nhâm, Quý qua hai lần đò” gây không ít phiền phức, hệ lụy cho nhiều người. Từ chuyện kết hôn phải dẫn dâu hai lần đến chuyện các cặp vợ chồng chọn năm sinh cho con, những mong sinh được con trai trong năm “lợn vàng” (Đinh Hợi), “rắn vàng” (Quý Tỵ) để con có cuộc sống an nhàn, sung sướng sau này. Thế nhưng, theo các chuyên gia, nếu không cẩn thận sẽ “xôi hỏng bỏng không”.
Thạc sĩ Vũ Đức Huynh, tác giả của gần chục cuốn sách về tử vi, tướng mạo cho rằng, từ thời xa xưa, các nhà tử vi, tướng số đã tổng hợp trên cơ sở 60 năm (lục thập hoa giáp) và đưa ra tổng kết chung về tính cách, năng lực, tình cảm, trí tuệ ở từng tuổi.
“Theo kết quả thống kê này thì phụ nữ có can Đinh, Nhâm, Quý thường không mấy suôn sẻ chuyện tình duyên. Chẳng hạn, nữ tuổi Đinh Sửu thường trăng hoa, Đinh Mão thì nhiều đời chồng, Nhâm Dần xung khắc hoặc cách trở tình duyên, Nhâm Tuất khắc phu, Quý Tỵ nhiều đời chồng.
Trong khi nam giới ở những tuổi đó thường là tốt đẹp. Nam tuổi Đinh Sửu sẽ sáng suốt, Đinh Mão mưu trí, Nhâm Dần có chức quyền, Nhâm Tuất vinh hiển, Qúy Tỵ thông minh, dễ thăng quan”, ông Huynh cho hay.
Dù thừa nhận đó chỉ là sự tổng kết theo kinh nghiệm song ông Huynh khẳng định “ít nhiều cũng có cơ sở”. Theo kết quả ông Huynh đưa ra, nam giới tuổi thuộc ba can Đinh, Nhâm, Quý về cơ bản tốt hơn nữ giới mang can đó.

Đinh, Nhâm, Quý là ba can quan trọng

“Con người có hai bản thể tự nhiên do cha mẹ, trời đất sinh ra hay còn gọi là tiên thiên và bản thể tự nhiễm (sống trong hoàn cảnh, môi trường nào thì sẽ bị chi phối, tác động bởi chính hoàn cảnh, môi trường ấy, còn gọi là hậu thiên). Trong cổ học thì tiên thiên và hậu thiên có mối quan hệ qua lại với nhau. Tiên thiên tốt là tiền đề cho hậu thiên phát triển. Nhưng dù có sinh ra vào ngày giờ đẹp, mang can đẹp (trai Đinh, Nhâm, Quý) mà không có sự giáo dục, quan tâm chu đáo của gia đình thì cũng sẽ khó mà thành đạt”.
Vũ Quốc Trung
Theo ông Vũ Quốc Trung, người có nhiều năm nghiên cứu về tử vi, kinh dịch cho rằng, lý giải điều đó phải dựa trên thuyết Âm Dương, Ngũ hành.

Theo các thuyết này, hệ Can chi được chia ra như sau: Giáp – dương, Ất- âm, đều thuộc Mộc; Bính – dương, Đinh – âm, đều thuộc Hoả; Mậu – dương, Kỷ – âm, thuộc Thổ; Canh – dương, Tân – âm thuộc Kim; Nhâm – dương, Quý – âm thuộc Thủy.

Tương tự, 12 địa chỉ cũng chia ra làm Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất – dương; Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi – âm. Trong đó, Tý, Hợi phương Bắc thuộc Thủy, Tỵ – Ngọ phương Nam thuộc Hỏa, Mão – Dần phương Đông thuộc Mộc, Dậu – Thân phương Tây thuộc Kim, còn hành Thổ ở chính giữa.

Theo quy luật, một can phải có âm dương hài hòa. Nếu đồng khí (cùng dương hoặc cùng âm) thì đẩy nhau. Do đó, phải có dương có âm và theo quy luật tương sinh mới tốt.

Từ đó có thể giải thích như sau: Nói “Trai Đinh, Nhâm, Quý thì tài” là vì bản thân nam giới đã là dương rồi. Nếu mang can Đinh hoặc Quý là âm thì sẽ hài hòa âm dương. Ngược lại, vì nữ là âm, kết hợp với can Đinh hoặc Quý cũng là âm thì sẽ đồng khí, đẩy nhau, không tốt.

Còn với canh Nhâm thì Nhâm là dương, kết hợp với các chi Thân, Ngọ, Thìn, Dần, Tý, Tuất cũng là dương. Thế nhưng, Nhâm lại thuộc hành Thủy (âm) nên vẫn tốt đối với nam giới. Song với nữ lại không tốt vì người mang can đó có quá nhiều phần dương, do đó nữ giới thường có xu hướng “nam tính hóa”, như vậy là “khác người”, cuộc sống sẽ khó có thể suôn sẻ như các tuổi khác được, ông Trung lý giải.

Lý giải việc vì sao chỉ nói đến ba can Đinh, Nhâm, Quý mà không nói đến các can còn lại (Giáp, Ất, Bính, Mậu, Kỷ, Canh, Tân). Ông Trung cho rằng, vị trí của 12 chi là vị trí cố định theo hai trục Tý (Thủy) – Ngọ (Hỏa) là trục tung và Mão (Mộc) – Dậu (Kim) là trục hoành. Tương tự các can cũng chia trục như thế: Bính và Đinh thuộc Thủy, Nhâm và Quý thuộc Hỏa sẽ là trục tung. Trong khi đó, Thổ ở trung tâm. Vậy nên, người ta sẽ chỉ tính trục quan trọng hơn là trục Thủy – Hỏa (Bắc – Nam) chứ không xét trục Mộc – Kim (Đông – Tây) (xem hình vẽ dưới). “Điều đó lý giải vì sao người ta sẽ chỉ xét ở ba can Đinh, Nhâm, Quý chứ không xét rộng sang các can khác”, ông Trung khẳng định.

Cẩn thận để không chuốc phiền hà

Theo ông Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ văn hóa và Khoa học – Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, dựa trên những kinh nghiệm đúc kết trong dân gian, người ta thấy rằng phụ nữ mang ba can Đinh, Nhâm, Quý đều là những người có cá tính mạnh mẽ, quyết đoán, thông minh, nhanh nhẹn. Trong khi đó, theo quan niệm truyền thống “xuất giá tòng phu”, người phụ nữ khi lập gia đình thì phải nhất nhất theo chồng. Vậy nên, suy luận logic thì phụ nữ có cá tính mạnh mẽ sẽ có tính tự lập cao, khó có thể răm rắp theo chồng được. Thế nên, chuyện họ trắc trở về đường tình duyên cũng là điều dễ hiểu.

Còn ông Vũ Quốc Trung bổ sung thêm: “Sở dĩ người ta nói gái Đinh, Nhâm, Quý qua “hai lần đò” vì ngày xưa quan niệm phụ nữ quan trọng nhất là chồng con. Còn đàn ông thì sự nghiệp là quan trọng hơn cả. Vậy nên, người xưa lấy chuyện “hai lần đò” ra để chỉ sự xui xẻo của phụ nữ.
Ông Vũ Quốc Trung nhấn mạnh: “Câu ca trên chẳng qua là sự suy luận logic theo cổ học chứ thực tế không hẳn vậy. Nó không áp dụng cho tất cả những ai sinh ra ở ba can đó (nam thì tài, gái thì “hai lần đò”) và chỉ mang tính ước lệ mà thôi”.

Nói về chuyện phải rước dâu hai lần với những người phụ nữ “cao số”, mang can Đinh, Nhâm, Quý khi kết hôn, ông Vũ Đức Huynh cho hay, đó chỉ là quan niệm dân gian, người ta làm thế để yên lòng thôi chứ không có căn cứ nào nói rằng nó sẽ hóa giải “cao số” cả.

“Mọi người không nên quá lệ thuộc vào quan niệm đó để chuốc phiền hà cho chính mình và con cháu mình. Nếu cô dâu, chú rể ở gần nhà nhau thì rước dâu hai lần còn có thể hợp lý chứ cách nhau tới ba, bốn trăm cây số làm sao mà thực hiện được? Chỉ tốn kém, mệt mỏi cho cả hai bên thôi”, ông nói.
Theo Kiến thức

 X/ ĐÔI ĐIỀU VỀ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TRONG HỆ ĐẾM CAN CHI

 1/ Hệ đếm Can – Chi gồm 10 THIÊN CAN (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Quý), phối với 12 ĐỊA CHI (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi) thành LỤC THẬP HOA GIÁP (Giáp tý, Ất sửu, Bính Dần, Đinh mão…).

QUAN HỆ “SINH” NGŨ HÀNH CỦA CAN CHI

KIM THỦY MỘC HỎA THỔ
+ - + - + - + - + -
Thân Dậu Hợi Dần Mão Ngọ Tị Thìn, Tuất Sửu, Mùi
Canh Tân Nhâm Quý Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ
QUAN HỆ “KHẮC” NGŨ HÀNH CỦA CAN CHI
KIM MỘC THỔ THỦY HỎA
+ - + - + - + - + -
Thân Dậu Dần Mão Thìn, Tuất Sửu, Mùi Hợi Ngọ Tị
Canh Tân Giáp Ất Mậu Kỷ Nhâm Quý Bính Đinh

Sự kết hợp hàng can với ngũ hành và tứ phương
+ Giáp : Dương mộc – Phương Đông.                           + Ất : Âm mộc Phương Đông
+ Bính : Dương hoả – Phương Nam                              + Đinh : Âm Hoả – Phương Nam
+ Mậu : Dương Thổ – Trung ương                                + Kỷ : Âm thổ – Trung ương
+ Canh : Dương Kim – Phương Tây                              + Tân : Âm Kim – Phương Tây
+ Nhâm : Dương Thuỷ – Phương Bắc                           + Quý : Âm Thuỷ – Phương Bắc

Sự kết hợp hàng chi với ngũ hành và tứ phương:

+ Hợi : Âm Thuỷ – Phương Bắc                                   + Tí : Dương Thuỷ – Phương Bắc
+ Dần : Dương mộc – Phương Đông                            + Mão : Âm mộc – Phương Đông
+ Ngọ : Dương hoả – Phương Nam                              + Tỵ : Âm Hoả – Phương Nam
+ Thân : Dương Kim – Phương Tây                             + Dậu : Âm Kim – Phương Tây
+ Sửu : Âm thổ – Phân bố đều bốn phương                 + Thìn : Dương Thổ – Phân bố đều bốn phương
+ Mùi : Âm thổ – Phân bố đều bốn phương                 + Tuất : Dương Thổ – Phân bố đều bốn phương
Can chi tương phá (khắc), tương hình, tương xung, tương hại, tương hoá, tương hợp;

+Tương phá (khắc) giữa các Can:
  1. Giáp phá (khắc) Mậu                                      1a. Ất phá (khắc) Kỷ
  2. Bính phá Canh                                                2a. Đinh phá Tân
  3. Mậu phá Nhâm                                               3a. Kỹ phá Quý
  4. Canh phá Giáp                                                4a. Tân phá Ất
  5. Nhâm phá Bính                                              5a. Quý phá Đinh.
+Tương hình (xấu) (chỉ tính hàng chi):
-Trong 12 chi có 8 chi nằm trong 3 loại chống đối nhau:

1.Tý và Mão Chống nhau
2. Dần, Tỵ và Thân Chống nhau
3. Sửu, Mùi và Tuất Chống nhau
- Và hai loại tự hình: Thìn chống thìn, Ngọ chống Ngọ (chỉ có Dậu và Hợi là không chống ai)

+ Tương xung (xấu) hàng can có 4 cặp tương xung (gọi là tứ xung).

Giáp (Phương Đông) xung với Canh (Phương Tây) đều Dương
Ất (Phương Đông) xung với Tân (Phương Tây) đều Âm.
Bính (Phương Nam) xung với Nhâm(Phương Bắc) đều Dương.
Đinh (Phương Nam) xung với Quý (Phương Bắc) đều Âm.
+ Hàng chi có 6 cặp tương xung (gọi là lục xung):

1 – Tý xung >< 7 – Ngọ (đều Dương và Thuỷ Hoả xung khắc)
2 – Sửu xung >< 8 – Mùi (đều Âm)
3 – Dần xung >< 9 – Thân (đều Dương và Kim Mộc xung khắc)
4 – Mão xung >< 10 – Dậu (đều Âm và Kim mộc xung khắc)
5 – Thìn xung >< 11 -Tuất (đều Dương)
6 – Tỵ xung >< 12 – Hợi (đều Âm và Thuỷ Hoả xung khắc)
* Phương Đông Tây Nam Bắc đối nhau.
* Khí tiết nóng lạnh khác nhau.
+ Tương hại (xấu) có 6 cặp hàng chi hại nhau:

1. Tý – Mùi
2. Sửu – Ngọ
3. Dần – Tỵ
4. Mão – Thìn
5. Thân – Hợi
6. Dậu – Tuất
+ Tương hoá (tốt) theo hàng can có 5 cặp tương hoá (đối xứng nhau).1. Giáp-Kỷ hoá Thổ (âm dương điều hoà).
2. Ất-Canh hoá Kim (âm dương điều hoà).
3. Bính-Tân hoá Thuỷ (âm dương điều hoà).
4. Đinh-Nhâm hoá Mộc (âm dương điều hoà).
5. Mậu-Quý hoá Hoả (âm dương điều hoà).Tuy phương đối nhau nhưng một âm một dương, âm dương điều hoà trở thành tương hoá, hoá để hợp.
+ Tương hợp (tốt):
Trong 10 can có sự Hợp nhau:
Giáp hợp Kỷ – Ất hợp Canh – Bính hợp Tân – Đinh hợp Nhâm – Mậu hợp Quý – Kỹ hợp Giáp – Canh hợp Ất – Tân hợp Bính – Nhâm hợp Đinh – Quý hợp Mậu.
Trong 12 chi có hai loại: lục hợp và tam hợp.
- Lục hợp:
Tý và Sửu hợp Thổ.
Dần và Hợi hợp Mộc.
Mão và Tuất hợp Hoả.
Thìn và Dậu hợp Kim.
Thân và Tỵ hợp Thuỷ.
Ngọ và Mùi : thái dương hợp thái âm.
Thuyết “Tam mệnh thông hội” giải thích rằng: hễ hoà hợp, âm dương tương hoà, thì khí âm khí dương hợp nhau. Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất là 6 dương chi gặp Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi 6 âm chi. Một âm một dương hoà hợp với nhau.- Tam hợp có 4 nhóm : cách 3
1. Thân Tý, Thìn hợp Thuỷ.
2. Hợi, mão, Mùi hợp mộc.
3. Dần, Ngọ, Tuất hợp Hoả.
4. Tỵ, Dậu, Sửu hợp Kim

2/ LỤC THẬP HOA GIÁP – LỊCH CAN CHI

Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60.Thời gian được chia thành 4 TRỤ: Năm, Tháng, Ngày và Giờ. Cách tính 4 Trụ năm, tháng, ngày, giờ đều theo hệ số đó, gọi là lịch can chi. Có 6 chu kỳ hàng can tức là có 6 giáp mà mỗi chu kỳ hàng can hay mỗi giáp gồm 10 can (đó là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí) nên gọi là Lục thập hoa giáp.Năm: Hết một vòng 60 năm từ giáp tý đến Quí Hợi. Từ năm thứ 61 trở lại Giáp Tý, năm thứ 121,181… cũng trở lại Giáp Tý. Ðó là một điều trở ngại cho việc nghiên cứu sử, nếu không ghi Triều Vua nào thì rất khó xác định. Một gia đình có ông và cháu cùng một tuổi, có khi tính tuổi cháu nhiều hơn tuổi ông, vậy nên khi tình thành dương lịch cần phải chú ý cộng trừ bội số của 60.
Con số cuối cùng của năm dương lịch ứng với các can: 0: Canh (ví dụ canh tý 1780) – 2: Nhâm – 3: Quí – 4: Giáp – 5: Ất (ví dụ ất dậu 1945) – 6: Bính – 7: Đinh – 8: Mậu – 9: Kỷ

 Bảng 1: tính đổi năm dương lịch thành năm can chi
Cách tính: Lấy số của năm dương lịch, cộng hoặc trừ bội số 60 còn dư bao nhiêu, đối chiếu bảng dưới đây sẽ biết năm Can Chi:

Chi/ can Giáp Ất Bính Ðinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quí
04
16
28
40
52
Sửu
05
17
29
41
53
Dần 54
06
18
30
42
Mão
55
07
19
31
43
Thìn 44
56
08
20
32
Tỵ
45
57
09
21
33
Ngọ 34
46
58
10
22
Mùi
35
47
59
11
23
Thân 24
36
48
00
12
Dậu
25
37
49
01
13
Tuất 14
26
38
50
02
Hợi
15
27
39
51
03

3/ LỤC THẬP HOA GIÁP NẠP ÂM

 Giáp tý, Ất sửu : Hải trung kim
Bởi ngũ hành của tý đối ứng là thủy, thủy còn gọi là hồ lớn, nơi đó thế thủy thịnh vượng. Trong ngũ hành kim tử ở tý, tang mộ ở sửu. Thủy thế thịnh vượng kim lại tử ở đó cho nên gọi là Hải trung kim.

Bính dần, Đinh mãoLò trung hỏa
Dần ở địa chi là ngôi thứ 3, Mão ở địa chi là ngôi thứ 4, (bính, đinh trong ngũ hành thuộc hỏa) hỏa đã đạt đến vị trí chính lại được dần mão thuộc mộc. Trong ngũ hành trợ giúp. Khi này trời đất phảng phất như lửa trong lò mới sinh, vạn vật vừa mới bắt đầu sinh trưởng mà gọi là Lô Trung hỏa trời đất như lò lửa, âm dương như than củi.

Mậu thìn, Kỷ tỵĐại lâm mộc
Thìn đại biểu cho đất đai hoang dã, tỵ đứng ngôi thứ 6 trong địa chi. Mộc ở ngôi thứ 6 có lợi sinh cành lá xum xuê. Cây to xum xuê sinh ở nơi đất đai hoang dã mà gọi là Đại Lâm mộc.

Canh ngọ, Tân mùiLộ bàng thổ
Mùi ngũ hành là thổ sinh mộc, khiến cho ngọ ngũ hành là hỏa được thành ra hỏa vượng. Kết quả là thổ ngược lại bị chịu trở ngại. Thổ là nơi sinh vật (mộc), mộc lại sinh hỏa, hỏa phản lại đốt thổ. Cho nên thổ bị chịu hại lấy bản thân giống như đất bụi ven đường mà gọi là Lộ bàng thổ. Lộ bàng thổ nếu được thủy tưới có thể về với thổ mà sinh vạn vật. Nếu được kim giúp thì xây dựng cung điện phú quý một thời.

Nhâm thân, Quý dậuKiếm phong kim
Ngũ hành của thân dậu là kim, đồng thời kim trong quá trình sinh trưởng vị trí lâm quan ở thân, đế vượng ở dậu. Kim sinh ra nếu thịnh vượng thì rất cương cứng, sự vật cương cứng không thể vượt qua được lưỡi kiếm, nên gọi là kiếm phong kim.

Giáp tuất, Ất hợiSơn đầu hỏa
Tuất hợi là cửa trời ( giáp ất thuộc mộc) đốt lửa soi sáng cửa trời, ánh lửa nhất định chiếu đến cực cao. Cho nên đem nó gọi là lửa trên núi. Nắng chiều tà mặt trời gác núi tỏa sáng lung linh, do đó hỏa trên núi có thể phản ánh được ráng trời.
Sơn đầu hỏa có thể thông với trời nên mệnh này quý và hiển vinh. Nhưng cần núi có mộc, có hỏa không thì ánh lửa khó chiếu đến cửa trời. Ngoài ra lửa ở núi lại sợ thủy, nếu gặp đại hải thủy ( nhâm tuất quý hợi) tương khắc thì hung thần tới nơi.

Bính tý, Đinh sửuGiản hạ thủy
Thủy ở trong ngũ hành vượng ở tý suy ở sửu. Thủy trong Bính tý đinh sửu thịnh vượng nhưng lại suy yếu. Cho nên không thể thành nước ở sông mà gọi là nước ở khe suối, khi mới thì lăn tăn gợn sóng, tiếp sau là đó hợp thành dòng chảy xiết va vào đá mà tung tóe như hạt tuyết. Cuối cùng hợp với các nhánh thành dòng lớn chảy về hạ lưu. Nước khe núi là nước trong thanh mảnh. Theo như trong sách là thủy được kim thích hợp gặp cát và kim lưỡi kiếm ( giáp ngọ ất mùi sa trung kim, nhâm thân quý dậu kim lưỡi kiếm). Nhưng không gặp được mệnh của thổ và hỏa. Thủy hỏa chẳng dung nạp nhau, thổ lại làm cho nước suối đục. Tốt nhất là gặp (giáp dần ất mão đại khê thủy) tương hợp tượng trưng cho suối nhỏ hợp thành sông càng chảy càng dài không phải lo nghĩ.

Mậu dần, Kỷ mãoThành đầu thổ
Thiên can mậu kỷ ngũ hành thuộc thổ, dần mão ngũ hành thuộc mộc, giống như tích thổ thành núi, phảng phất như đắp đất thành tường cho nên gọi là đất trên thành.
Kinh đô của hoàng đế cư trú dùng đất đắp thành, lấy gạch xây thành như hình rồng cuốn chạy dài nghìn dặm, mãnh hổ tọa thế trấn bốn phương. Mệnh này gặp nước gặp núi là hiển quy. Trong thành gặp núi gặp nước là núi giả, nước tù không phải là quý. Nên kỵ nhâm tuất quý hợi Đại hải thủy mậu tý kỷ sửu Bích lôi hỏa, Tích lịch hỏa.

Canh thìn, Tân tỵBạch lạp kim
Kim hình thành trong đất mà sau lại ở cùng với hỏa. Tuy hình thái của kim đã bước đầu hình thành nhưng chưa cứng rắn. Cho nên gọi là kim giá đèn. Khi này khí của kim vừa mới phát triển, giao hòa với tinh hoa của mặt trời mặt trăng mà ngưng kết khí của âm dương. Tính chất mới hình thành của kim giá đèn thích thủy như canh thìn tân tỵ gặp ất tỵ trong số mệnh gọi là “ Phong mãnh hổ cách” thi cử học tập có đường đi tốt đẹp. Lại như gặp thủy thì thích gặp ở ất dậu, quý tỵ. Trong số mệnh cho là mệnh quý. Nhưng bởi vì Bạch lạp kim tính yếu cho nên sợ mộc khắc nó trừ khi nó gặp được hỏa yếu cần phải có mộc lại trợ giúp.

Nhân ngọ, Quý mùi : Dương liễu mộc
Mộc tử ở Ngọ mộ tàng ở mùi. Mộc đã tử vong tàng mộ, chỉ có thể mượn thiên can Nhâm quý thủy trong ngũ hành để cứu sống nó. Nhưng rốt cục sức sống mộc vẫn yếu đuối cho nên gọi là gỗ cây liễu. Nó giống như tằm nhả vạn mối dây tơ. Cây dương liễu chỉ thích hợp với Bính tuất đinh hợi thổ, nhưng lại thích thủy, trừ đại hải thủy ra thì đều tốt. Bản tính dương liễu tính mộc yếu đuối gặp hỏa thì dễ chết yểu, đồng thời nếu gặp Canh thìn tân dậu Thạch Lựu mộc sẽ bị cây thạch lựu thịnh vượng áp chế, khiến cho dương liễu mộc một đời bần tiện.

Giáp thân, Ất dậuTuyền trung thủy
Kim kiến lộc ở thân, vượng ở dậu. Kim sau khi sinh thịnh vượng đến cực điểm thì dựa vào hỏa để sinh thủy, nhưng thủy khi mới sinh thì ít ỏi, thế lại không vượng cho nên gọi là nước trong suối. Từ nguồn gốc của nó mà nói, có kim thì nguồn thủy không bao giờ dừng. Lấy giáp ngọ ất mùi sa trung kim, canh tuất tân hợi thoa xuyến kim là tốt, gặp thủy gặp mộc cũng tốt. Nếu như trong tứ trụ năm tháng ngày giờ thì năm và giờ trụ đều có thủy, ngày tháng hai trụ đều có mộc như vậy gọi là mệnh đại phú đại quý.

Mậu tý, Kỷ sửuBích lôi hỏa
Ngũ hành sửu thuộc thổ, ngũ hành tý thuộc thủy, thủy ở chính vị mà với nạp âm gọi hỏa. Đây là hỏa trong thủy, là thuộc tính rồng thần, cho nên ví nó như lửa sấm sét. Lửa sấm, sét thế như điện chớp biến ảo vô cùng. Bản chất thủy hỏa vốn chẳng bao dung nhau mà nay thủy hỏa hợp nhất, sách xưa cho là một loại rồng thần. Rồng thần khi đến không thể không có gió mưa sấm chớp, do đó Bích lôi hỏa với thủy thổ mộc gặp nhau hoặc tốt hoặc không có hại. Cái kỵ tức là hỏa, bởi vì hai hỏa gặp nhau tính khô nên xấu.

Bính tuất, Đinh hợiỐc thượng thổ
Bính đinh ngũ hành thuộc hỏa, tuất hợi như cánh cửa trời. Hỏa đang cháy lại ở trên cao vậy thì thổ tự nhiên không ở bên dưới, cho nên gọi là đất trên mái nhà. Ở đây giải thích không được đúng lắm vì đất trên mái nhà thực tế chỉ là gạch ngói. Tuất hợi như thổ một thủy hòa lại thành bùn, lấy hỏa nung mới thành gạch ngói xây nhà lợp phòng. Đất trên mái nhà đã là gạch ngói, nó là đồ để lợp nhà đương nhiên cần mộc là giá đỡ, sau mới cần kim để trang điểm. Phòng ốc kim huy hoàng là tượng trưng cho đại cát đại quý. Cho nên gặp kim lưỡi gươm, kim trang sức đều là mệnh phú quý. Nhà cửa sợ gặp hỏa hoạn cho nên ốc thượng thổ cũng sợ hỏa. Nhưng thiên thượng hỏa lại rất tốt vì thiên thượng hỏa tượng trưng cho ánh nắng mặt trời.

Canh dần, Tân mãoTùng bách mộc
Mộc trong ngũ hành trưởng thành ở dần, thịnh vượng ở mão. Mộc thế sinh thịnh vượng không phải loại yếu đuối, cho nên gọi nó là gỗ cây tùng, tích huyết hứng sương che nắng mặt trời, gió thổi qua vi vu như nhạc cụ cành là dao động như lá cờ bay.
Cây tùng là loại cây có sức sống mãnh liệt, cho nên trong hỏa chỉ có Bính dần, đinh mão là lửa trong lò, trong thủy chỉ có Nhâm tuất, quý hợi đại hải thủy mới có thể hại được nó, ngoài ra tất cả đều vô hại. Tùng bách mộc sợ gặp đại lâm mộc, dương liễu mộc, tuy cùng là mộc nhưng chất không giống tùng bách mà sinh lòng đố kỵ. Tùng bách thích gặp kim, gặp nó là đại quý. Ngoài ra còn có một loại mệnh cách gọi là “ Thượng tùng đông tú” tức là ba trụ tháng ngày giờ thuộc đông tức ( Nhâm quý hợi tý thuộc đông). Mệnh cách này là mệnh phú quý.

Nhâm thìn, Quý tỵ : Trường lưu thủy
Thìn trong ngũ hành là nơi tích trữ nước, tỵ trong ngũ hành là nơi sinh kim. Trong ngũ hành kim sợ thủy, kim trong tỵ có hàm chất thủy, bởi vì nơi tích trữ thủy gặp kim sinh thủy, cho nên nguồn thủy liên tục không ngừng mà gọi là nước sông dài. Nước sông dài ở Đông nam lấy yên tĩnh làm quý.
Nước sông dài thế có cuồn cuộn không dừng, kim có thể sinh thủy cho nên nước sông dài gặp kim là tốt. Nó sợ gặp thủy bởi thủy nhiều quá dễ gây úng lụt, đồng thời thổ thủy tương khắc gặp bính tuất đinh hợi canh tý tân sửu thổ thì khó tránh được tai họa, cần phải có kim sinh thủy ở lại ứng cứu. Ngoài ra, thủy hỏa cũng tương khắc nhưng cũng không tuyệt đối hẳn như thế. Nước sông dài gặp giáp thìn, ất hợi tuy giáp thìn và ất hợi có phân là lửa ngọn đèn và lửa trên núi. Nhưng thìn là rồng, rồng lại gặp thủy ý là rồng về biển mệnh,cách ngược lại là cực tốt.

Giáp ngọ, Ất mùiSa trung kim
Ngọ là nơi đế vượng của hỏa trong ngũ hành. Hỏa vượng thì kim suy. Mùi là nơi có hỏa vượng suy yếu trong ngũ hành. Hỏa suy yếu kim mới có thể từng bước trưởng thành. Hỏa vừa suy, kim mới có hình, cho nên lực không thể lớn mạnh mà gọi là kim trong cát. Kim trong cát là kim mới bắt đầu hình thành chưa thể dùng được cho nên cần có hỏa để luyện. Nhưng hỏa quá vượng, mà hỏa vượng thì kim bại đồng thời cần phải có mộc lại khắc chế kim, khiến kim không thể tùy tiện mà thịnh suy. Đồng thời phải lấy hỏa trên núi, hỏa dưới núi, hỏa ngọn đèn tính ôn hòa lại luyện nó. Trong số mệnh cho rằng đây là mệnh cục của thiếu niên vinh hoa phú quý. Sa trung kim cần có thủy tĩnh, sơ nếu nước sông dài và nước biển lớn ngược lại đem vùi cát đi. Cho nên cần phối hợp với nước khe núi, nước trong suối và nước trên trời mới tốt. Kim trong cát cũng sợ gặp đất ven đường, cát trong đất và đất vó ngựa, vì sẽ bị nó chôn vùi.

Bính thân, Đinh dậuSơn hạ hỏa
Thân là cửa mở xuống dưới đất, dậu là nơi về cửa thái dương. Một ngày đến chỗ đó là dần dần tối đi như mặt trời xuống núi. Cho nên, gọi là lửa dưới núi. Lửa dưới núi thực tế là chỉ mặt trời lúc buổ tối, mặt trời đã xuống núi thì tự nhiên gặp thổ gặp mộc là tốt. Nó là ánh sáng mặt trời vào đêm không thích gặp lửa sấm sét, lửa mặt trời và lửa đèn.

Mậu tuất, Kỷ hợiBình địa mộc
Ý nghĩa của mậu là đồng bằng, hợi là nơi sinh ra mộc. Cây sinh ở đồng bằng thì không thể là một quần thể lớn rộng mà chỉ là từng đám cây nhỏ, cho nên gọi nó là cây đồng bằng. Cây đồng bằng thích mưa nhưng không thích sương giá băng tuyết, nó cũng không thích nhiều đất mà cũng không thích rộng rãi, thường bị người chặt phá vì thế nên sợ kim, nếu gặp kim là bất lợi. Nó thích thủy thổ và mộc. Ngoài ra có một loại mệnh quý gọi “ Hàn cốc hồi xuân” tức là người sinh ở mùa đông, trong mệnh lại gặp dần mão. Hai chi này đều thuộc mộc nên gọi là sinh trưởng của cây trong mùa đông cũng là một loại mện quý.

Canh tý, Tân sửuBích thượng thổ
Sửu là chính vị của thổ trong ngũ hành. Nhưng tý là nơi thủy trong ngũ hành thịnh vượng. Thổ gặp phải thủy tràn lan mà biến thành bùn, cho nên chỉ có thể đắp đập mà gọi là đất trên tường. Đất trên tường dùng để làm nhà, đầu tiên phải dựa vào xà cột cho nên gặp mộc sẽ tốt, gặp hỏa thì xấu, gặp thủy cũng là mệnh hay nhưng trừ gặp nước biển lớn. Còn với kim thì chỉ thích kim bạc kim.

Giáp thìn, Ất tỵPhú đăng hỏa
Thìn là trời đã sáng, tỵ là sắp đến buổi trưa. Mặt trời tỏa sáng thiên hạ không cần phải đốt đèn chiếu sáng, cho nên bị xem là lửa ngọn đèn, ánh sáng của đèn lung linh, cây đèn chiếu sáng đến những nơi mặt trời mặt trăng không thể chiếu sáng tới được.
Lửa ngọn đèn chính là lửa chiếu sáng ban đêm, nó không tách khỏi được với gỗ và dầu. Dầu trong ngũ hành thuộc thủy chi nên ngọn đèn gặp mộc gặp thủy là tốt. Đêm chủ âm do đó lửa ngọn kỵ mặt trời. Lửa ngọn đèn có hai loại mệnh quý, một là “ Che đèn thêm dầu” chỉ lửa ngọn đèn gặp nước dưới giếng nước dưới khe, nước sông dài. Và một loại “ Dưới đèn múa kiếm” chỉ lửa ngọn đèn gặp kiếm phùng kim. Ngoài ra lửa ngọn đèn còn sợ gặp thổ trong ngũ hành chỉ trừ Bính tuất đinh hợi. Đất mái nhà. Nó cũng thích hỏa nhưng trừ lửa sấm sét là lửa rồng thần tất phải có gió thổi làm tắt lửa đèn.

Nhâm dần, Quý mãoKim bạc kim
Dần mão ngũ hành thuộc mộc, là nơi mộc vượng. Mộc vượng thì kim bị gầy yếu. Kim trong ngũ hành tuyệt ở dần, thai ở mão. Tóm lại Kim ở đây mềm yếu không có lực cho nên gọi là kim loại trang sức.
Mọi người dùng kim bạc kim làm đồ trang sức, người xưa dùng nó để phủ chữ trong các đền chùa và các đồ khí cụ khác, ánh sáng của nó đẹp đẽ tôn quý nguồn gốc của nó là do kim gia công mà thành. Kim bạc kim gặp đất trên thành, đất trên tường mới có cơ hội phát triển. Trong sách nói mệnh kim gặp mậu dần, đất trên thành gọi là “ Viên ngọc núi Côn Sơn”. Quý mão trong kim bạc kim gặp kỷ mão gọi “ Thổ ngọc đông thăng” đều là mệnh quý.

Bính ngọ, Đinh mùi : Thiên hà thủy
Bính đinh thuộc hỏa, ngọ là nơi ngũ hành hỏa vượng nhưng nạp âm gọi thủy. Thủy từ trong hỏa sinh ra cho nên xem như nước trên trời. Nguyên khí lên cao khí thế sung túc hóa thành mây mù rơi xuống thành mưa. Nó có công lao thúc đẩy sự sinh trưởng vạn vật.
Nước trên trời vốn ở trên cao, cho nên kim mộc thủy hỏa thổ ở dưới đất không thể khắc chế được. Duy chỉ có canh tý tân mùi là đất trên tường là tương xung với nó.

Mậu thân, Kỷ dậuĐại dịch thổ
Than là quẻ khôn, quẻ khôn trong bát quái ý nghĩa là đất. Dậu là quẻ Đoài, quẻ Đoài ý nghĩa trong bát quái là đầm ao. Mậu kỷ trong ngũ hành thuộc thổ, nó ở trên mặt đất ao hồ giống như bụi bay trong không khí. Cho nên gọi nó là đất dịch chuyển.
Nguyên khí dần dần hồi phục, vạn vật sinh mệnh thu lại đều giống như đất dịch chuyển quay về với mặt đất. Đất dịch chuyển thuộc mệnh cách tương đối cao quý, nó đại biểu cho khuynh hướng quay về với bản tính. Đất chuyển dịch thích nước tương đối thanh tĩnh như nước giếng, nước dưới khe, nước sông dài. Nó cũng thích kim thanh tú như kim trang sức, kim loại trắng. Có một số can chi khí vượng thế mạnh nó gặp phải bị vùi chon như nước biển lớn, lửa trên núi, lử dưới núi, lửa ngọn đèn…Gặp phải lửa sấm sét đành phải dùng thủy hóa giải. Nhưng vật cực tất phản mệnh, cách khắc này ngược lại thành quý.

Canh tuất, Tân hợiThoa xuyến kim
Ngũ hành kim suy yếu tại tuất, bệnh tại hợi. kim đã suy yếu lại bệnh, cho nên rất mềm yếu mà gọi kim là trang sức. Kim trang sức là vàng bạc liệu có phú quý không? Không nhất định như vậy. Vạn vật cái quý nhất là được bản tính tự nhiên. Cho nên kim trang sức là vật để đeo trang sức đương nhiên đã bị làm tổn thương. Kim trang sức sợ gặp hỏa, thích gặp nước giếng, nước khe núi, nước trong suối, nước sông dài là tốt. Nhưng sợ gặp nước biển lớn ví như đá rơi đáy biển. Ngoài ra nó còn thích cát trong đất bởi vì thổ có thể sinh kim.

Nhâm tý, Quý sửuTang thạch mộc
Ngũ hành tý thuộc thủy, ngũ hành sửu thuộc thổ sinh kim. Thủy có thể làm cho mộc sinh trưởng tươi tốt nhưng kim lập tức có thể chặt nó. Nó giống như cây dây vừa mới sinh trưởng đã bị người ta chặt, cho nên gọi nó là gỗ cây dâu. Quá trình sinh trưởng của cây dâu nếu gặp cát trong đất, đất ven đường, đất chuyển dịch nơi sinh nó thì rất tốt. Gặp nước sông dài, nước dưới khe, nước trong suối sẽ giúp bỏ nó tươi tốt. Nếu gặp Canh dần Tân mão gỗ cây tùng bách, đây gọi là mạnh yếu giúp nhau, gặp gỗ cây liễu người ta gọi “ Dâu liễu thành rừng” là cảnh an cư lập nghiệp. Gặp gỗ rừng lớn giống như nhánh sông gặp dòng sông là rất tốt. Chỉ có gặp gỗ đồng bằng, gỗ cây lựu sẽ bị tàn phá chèn ép là xấu.

Giáp dần, Ất mãoĐại khê thủy
Dần mão thuộc phương Đông, dần là nơi gió đông thịnh vượng. Mão ở chính Đông, nếu nước hướng chảy chính Đông thì tha hồ thỏa thích trên đường tụ hội thành dòng chảy ra sông mà gọi là nước suối lớn. Nước suối lớn cần chảy về biển mà điều quan trọng là chảy lien tục không dứt. Do đó nước suối lớn nên gặp kim sinh thủy giúp. Nếu gặp các loại thổ khác và phải sinh mộc đều không hay. Chỉ có Nhâm tý, Quý sửu là núi, lại gặp nước, trong sách gọi “ Nước chảy quanh núi” mới là cục mệnh quý.

Bính thìn, Đinh tịSa trung thổ
Thổ trong ngũ hành mộ ở thin, tuyệt ở tỵ. Bính đinh ngũ hành thuộc hỏa trưởng thành tại thìn, hiển thân tại tỵ. Thổ này ở thế mộ tuyệt nhưng hỏa lại vượng khiến cho nó có thể làm lại mới tât cả. Nó giống như những đốm tro khi đốt bay lên rồi rơi xuống thành thổ, cho nên gọi là cát trong đất. Cát trong đất có kim là quý, lại cần nước trong mà lọc kim ra, cho nên gặp nước gặp kim là quý. Nó thích gặp lửa trên trời có ánh thái dương bãi cát chạy dài cảnh mới đẹp. Nó lại thích gỗ cây dâu cây dương liễu, vì hai loại gỗ này cát mới có thể trồng nó, ngoài ra gặp các loại mộc, khác đều không tốt.

Mậu ngọ, Kỷ mùiThiên thượng hỏa
Ngọ là giai đoạn cực thịnh vượng của hỏa trong ngũ hành, mà mùi, kỷ là nơi mộc sinh trưởng khiến cho thế hỏa càng vượng. Hỏa mạnh bốc cao mà gọi lửa trên trời, lửa trên trời là mặt trời nên thích gặp mộc, thủy, kim để điều hòa phối hợp biến hóa khiến cho thủy tưới mộc tươi tốt, mộc giúp hỏa bốc cháy. Nó thích lửa ngọn đèn ngoài ra với các hỏa khác đều tương khắc. Nó lại thích gặp thổ, nếu có kim mộc thì hình thành một mệnh cực quý. Lửa trên trời nếu đơn độc với thủy thì dễ hình thành thủy hỏa tương khắc.

Canh thân, Tân dậuThạch Lựu mộc
Thân đại biểu cho tháng 7, dậu đại biểu cho tháng 8. Khi này cây cối đã bắt đầu tàn lụi, chỉ có cây thạch lựu là kết trái mà gọi là canh thân tân dậu là gỗ cây lựu. Thứ cây này vào mùa thu kết trái cho nên tính mộc cứng rắn, với thủy mộc thổ kim qua lại có thể hòa hợp thành tốt. Duy chỉ có nước biển lớn thế thủy ào ạt gặp nó sẽ bần cùng bệnh tật. Có thể gặp lửa trên trời, lửa sấm sét, lửa trong lò cũng tốt, nhưng hỏa ấy sẽ dự báo điềm xấu. Gỗ thạch lựu thường bao hàm mệnh quý như sinh tháng 5 là ngày trụ hoặc giờ trụ lại có mang một hỏa thì gọi “ Thạch lựu phun lửa”. Gỗ gặp cây dương liễu gọi “ Hoa hồng liễu xanh”.

Nhâm tuất, Quý hợiĐại hải thủy
Thủy trong ngũ hành tại tuất là giai đoạn đã thành thục, tại hợi cũng là giai đoạn thành thục. Do đó thủy ở đây thế lực hùng hậu, đồng thời ngũ hành của hợi thuộc thủy đại biểu ý nghĩa của sông đổ ra biển, cho nên gọi nó là nước biển lớn.
Biển cả mênh mông thế vô cùng tận không có gì có thể so sánh được. Nó là nơi quy tụ của các con sông, cho nên các loại nước trên trời, nước sông dài, nước suối lớn…gặp nước biển lớn đều tốt. Nhâm thìn trong nước sông dài phối hợp với nước biển lớn gọi “ Rồng quay về biển” mệnh này phú quý một đời không ai so nổi.
Trong hỏa nó thích lửa trên trời vì mặt trời mọc ở biển Đông. Trong kim nó thích kim đáy biển, trong mộc nó thích gỗ cây dâu, gỗ cây dương liễu, trong thổ nó thích đất dịch chuyển và đất bên đường. Ngoài ra tất cả đều không chịu nổi nước biển lớn gặp nhau tất sẽ lớn, như nước biển lớn gặp lửa sấm sét tạo thành thế nước sung hãn, phong ba bão táp, mệnh người như vậy một đời lao khổ. Cho nên cần phải có thế núi hùng hậu để trấn giữ biển.

(Trích Can chi thông luận)