Sunday 27 April 2014

Các bước học chiêm tinh


Bước 1) 12 Cung Hoàng Đạo (12 zodiac signs), trong đó gồm:

A. ĐỊNH NGHĨA / KHÁI NIỆM / THIÊN VĂN:
- 12 cung Hoàng Đạo là "cái quái gì" ? Chúng ở đâu ? Chúng di chuyển như thế nào ? Tại sao lại là 12 cung Hoàng Đạo mà không phải 13, 14 cung ?
- Chúng là những khoảng thời gian nào trong năm ? Tại sao chúng lại là khoảng thời gian đó mà không là khoảng thời gian khác ? Chúng tượng trưng cho Mùa Màng như thế nào ?

B. Ý NGHĨA:
- Tính chất lưỡng cực (duality): "âm / dương", "hướng nội / hướng ngoại", "chủ động / thụ động" của 12 cung Hoàng Đạo
- Tính chất mô thái (modality): "Lãnh Đạo" (cardinal), "Kiên Định" (fixed) và "Biến Đổi" (mutable)
- Tính chất về hành (elemental): Lửa / Hỏa (fire), Đất / Thổ (earth), Khí / Phong (air), Nước / Thủy (water)
- Tính chất tiến hóa (evolution): quá trình chuyển tiếp tuần hoàn từ cung Hoàng Đạo này sang cung Hoàng Đạo khác như Dương Cưu -> Kim Ngưu -> Song Tử -> Cự Giải -> ....

C. KÝ HIỆU (symbols) VÀ LÁ SỐ (chart):
- 12 ký hiệu của 12 cung Hoàng Đạo
- Lá số là gì ? Cách vẽ lá số ? Cung Nhà là những ô nào ? Vòng Hoàng Đạo trên lá số ?
- Lập lá số của bạn bằng phần mềm (trên mạng, laptop, iPhone/iPad/Android phones)

Bước 2) Các loại Góc Chiếu (aspects):
- Khái niệm góc chiếu ?
- Các loại góc chiếu ? Ký hiệu của các góc chiếu ?
- Mỗi cung Hoàng Đạo liên hệ với các cung Hoàng Đạo khác qua góc chiếu như thế nào ?
- Ý nghĩa tương quan của các cung Hoàng Đạo qua góc chiếu ?
- Góc chiếu thể hiện trên lá số như thế nào ?

Bước 3) 10 Hành Tinh căn bản (planets)
- Chúng ở đâu ? Chúng di chuyển như thế nào ?
- Thế nào là "nghịch hành" (retrograde) và "thuận hành" (direct) ?
- Chúng chia nhóm: nhóm vòng trong (inner planets) vs. vòng ngoài (outer planets) như thế nào ? Nhóm "cá nhân" (personal) vs. "xã hội" (social) vs. "thế hệ" (generational) ?
- Nhóm "quang tinh" (illuminaries) ?
- Chúng là chủ tinh (ruler) hay quản chiếu (ruling) cho những cung Hoàng Đạo nào ? Nhóm "bộ tam" (triplicity) là gì ?
- Chúng là chủ tinh / quản chiếu cho những cung Nhà nào ?
- Ký hiệu của chúng trên lá số ?
- Ý nghĩa của mỗi hành tinh (cho tính chất con người) ?
- Lịch thiên văn (ephemeris)

Bước 4) Các cung Nhà (houses)
- Ý nghĩa của mỗi cung Nhà
- Cách phân chia cung Nhà qua các hệ thống khác nhau: Placidus, Whole Houses, Koch ...
- Các tiếp điểm (cusp) giữa các cung Nhà
- Khái niệm Bán Cầu (hemisphere) và Tứ Góc Cung (quadrant)

Bước 5) Lá số (trở lại và đi sâu hơn) và phác họa của lá số (delineation)
- Vị trí các hành tinh trên lá số
- Góc chiếu của các hành tinh
- Các điểm nhạy cảm (sensitive points) trên lá số: điểm Mọc (ascendant), Thiên Đỉnh (Midheaven / MC), Thiên Đế (IC), điểm Lặn (descendant), tiếp điểm (cusp)
- Long Thủ (north node) vs. Long Vĩ (south node)
- Nhận diện các mẫu hình trong lá số về: hành tinh, góc chiếu
- Liên hệ giữa vị trí các chủ tinh với nhau và vs. cung Nhà, vs. cung Hoàng Đạo
- Các "đề-can" (decan) của các cung Hoàng Đạo trên lá số
- 4 trạng thái vị trí cư ngụ (domicile) của mỗi hành tinh, thế nào là: "đắc địa" ("chủ địa" - ruling) vs. "tù địa" (detriment), "vượng địa" (exalted) vs. "hãm địa" (fall) ?
- Hành tinh "trội" (dominant) là gì ? Hành tinh "khách" (peregrine) là gì ?
- Tự vẽ lá số bằng tay dựa trên các số liệu và tính toán

Bước 6) Dự đoán cá tính - chiêm nghiệm thực tế
- Xem các lá số của những người nổi tiếng, tính cách của họ và áp dụng những gì bạn đã biết
- Xem lá số của người thân, bạn bè
- Suy gẫm về ý nghĩa của các cung Hoàng Đạo và hành tinh qua những chi tiết trong cuộc sống hàng ngày

Bước 7) Vận hạn (cơ bản)
- Lịch thiên văn (ephemeris)
- Vận hạn quá cảnh (transit)
- Vận hạn tiến trình (progression)
- Vận hạn quá cảnh và tiến trình kết hợp
- Các chu kỳ tuần hoàn (cycles) và giao hội (synods) của các hành tinh
- Khái niệm "đại vận" vs. "tiểu vận"

Bước 8) Quan hệ: so sánh giữa 2 lá số
- Lá số đồng tinh (synatry)
- Lá số hợp tinh (composite)

Bước 9) Các chủ đề mở rộng khác (advanced topics) cho trình độ cao:
- Các phái chiêm tinh khác nhau: chiêm tinh vĩ mô (mundane), nhân văn (humanistic), y khoa (medical), vệ đà (vedic) ...
- Vận hạn: Hồi nhật vị (solar returns), hồi nguyệt vị (lunar returns), lá số nhập mùa (ingress chart)
- Các hằng tinh (fixed stars), sao chổi (comets) và tiểu hành tinh (minor planets / planetoids)
- Trung điểm (mid-points)
- Hàm điều hòa, hệ số (harmonics) và long đồ (draconic)
- Khác biệt tính toán giữa "zodiac" (Hoàng Đạo) vs. "sideral" (Thiên Văn)
- Lịch sử Chiêm Tinh Học
v.v...

*** PHƯƠNG PHÁP HỌC CHIÊM TINH ***

1) Bắt đầu học chiêm tinh TỪNG BƯỚC (theo đại cương đã liệt kê ở trên): không "ngấu nghiến", không "nóng nảy", không vội nhảy đến những chủ đề mở rộng mà chưa hiểu rõ những vấn đề căn bản.

2) Dựa theo đề cương ở trên, bạn hãy TỰ đi tìm những cuốn sách/tài liệu viết CHUYÊN SÂU về những chủ đề đó. Nếu bạn muốn là một "học sinh" của chiêm tinh, tôi không "dọn cơm" sẵn cho bạn, mà bạn phải TỰ MÌNH có nỗ lực để đi tìm tài liệu, và dĩ nhiên, tìm theo các đại cương và phương pháp mà tôi trình bày ở đây. Phần lớn thông tin hữu ích về chiêm tinh hiện nay đang nằm trong SÁCH, chứ không phải trên các bài viết trên mạng. Để đọc các sách chiêm tinh bằng tiếng Anh, tốt nhất là bạn nên có trình độ tiếng Anh IELTS khoảng 6.0 điểm trở lên hoặc trên 20 điểm nếu là TOEFL.

3) Bạn sẽ khám phá ra rằng bạn học thêm được rất nhiều kỹ năng quan trọng trong quá trình tìm và chọn lọc sách chiêm tinh. Khi đọc sách, không lan man qua những gì mình chưa nắm rõ. Một cuốn sách có thể chứa đựng nhiều chủ đề -> CHỈ ĐỌC CHỦ ĐỀ MÀ BẠN QUAN TÂM theo từng bước ở trên. Ví dụ, khi đọc về "hành" của 12 cung Hoàng Đạo, bạn xem và THAM CHIẾU định nghĩa "hành" ấy trong càng nhiều cuốn sách khác nhau càng tốt. Xem xong chủ đề đó trong cuốn nào thì BỎ XUỐNG, qua cuốn khác ... cho đến khi bạn nhuần nhuyễn chủ đề đó.

4) Không chỉ là "đọc", mà bạn vừa "đọc" và vừa SUY GẪM, chiêm nghiệm, tiếp thu. Điều này đòi hỏi THỜI GIAN. Rất nhiều thời gian. Chiêm Tinh là một môn khoa học TỔNG HỢP: toán học, vật lý, thiên văn, sinh vật, hóa học, ngôn ngữ, văn chương, tôn giáo, văn hóa, lịch sử, địa lý, tâm lý, ĐẠO ĐỨC và NHÂN VĂN. Trong quá trình học chiêm tinh, trí tuệ của bạn sẽ được mở mang ra nhiều lãnh vực khác nhau, nên bạn cũng phải có đầu óc cởi mở để tiếp thu một cách KHÁCH QUAN những kiến thức này. Nói cách khác, người học hay xem chiêm tinh giỏi là người KHÁCH QUAN, cởi mở, có tầm nhìn khái quát bao rộng, không bao giờ khăng khăng cho rằng "mình đúng" dựa trên "tôn giáo" hay bất kỳ nền tảng hẹp hòi nào khác.

5) Có rất nhiều sách "rác rưởi" trên thị trường. Khi lựa sách và cầm một cuốn sách lên, hãy đọc phần "Mục Lục" đầu tiên, xem chúng nói gì ? Có chủ đề nào mà bạn cần tham khảo trong đó hay không ? Nếu có, họ viết bao nhiêu trang ? Ngôn ngữ họ dùng trong sách phần lớn là "sáo ngữ" hay "kỹ thuật" ?

6) Chú ý về những yếu tố dùng để PHÂN TÍCH lá số, hơn chỉ là "lập" ra lá số.

7) Tận dụng tham khảo thêm những nguồn tài nguyên / bài viết miễn phí trên mạng.

8) Trao đổi, chia xẻ kinh nghiệm với các bạn cùng nghiên cứu khác trên mạng.

9) Tham gia hội thảo, lớp học về chiêm tinh (nếu có).



 

Placidus vs. Whole House

HỎI: Xin lỗi chú cho cháu hỏi tý, kiến thức cơ bản nhưng cháu đọc ko thấy trong note nên đành phải pm hỏi riêng. Khi lá số đc chia theo định dạng placidus thì 1 số trường hợp MC IC ko giống với kiến trúc thông thường ngay như bài cách lấy 1 là số của chú trong ví dụ cũng là AC ma kết mà MC lại bọ cạp nếu theo thông thường thì MC phải thiên bình, nếu chia lại theo whole sign thì các nhà lệch hẳn so với lá số kiểu kia vậy trường hợp bị lệch MC IC thì nên hiểu theo cách nào ạ

CCT: Với cả 2 hệ thống, MC/IC được tính dựa trên vĩ tuyến của nơi sinh của người chủ lá số.

Đối với hệ thống Placidus, AC là đường phân cách giữa cung Nhà 12 và 1, trong khi MC là đường phân cách giữa cung Nhà 9 & 10 (IC là giữa 3 & 4). Ngoài ra, AC cũng chính là đường chân trời của Trái Đất.

Trong hệ thống Whole Signs, AC & MC là những điểm di động: AC trên cung Nhà 1 và MC có thể từ Nhà 8 đến Nhà 12, và AC cũng đánh dấu đường chân trời của Trái Đất.

Cách tính vị trí AC/MC trên vòng Hoàng Đạo của Placidus và Whole Sign cũng GIỐNG NHAU, nghĩa là nếu AC của Placidus là 10° Cự Giải thì bên Whole Sign cũng là 10° Cự Giải (và Cự Giải là cung Nhà thứ 1).

Như vậy, về cơ bản, 2 hệ thống đều tương đồng về vị trí các sao/hành tinh/điểm quan trọng trên vòng Hoàng Đạo, chỉ có cách phân chia "cung Nhà" là khác nhau, và cách diễn giải ý nghĩa vì thế sẽ khác nhau => công dụng của mỗi hệ thống cung Nhà khác nhau. Ví dụ, Placidus phù hợp cho trường phái Chiêm Tinh Nhân Văn khi diễn dịch các "quá trình diễn biến" (evolution) trong nội tâm con người. Hiện nay trên mạng tràn ngập các tài liệu được viết cho Placidus, và đó là tại sao những bạn mới tìm hiểu sẽ thường "đụng phải" hệ thống Placidus đầu tiên.

Trong khi đó, Whole House là trường phái cổ điển của chiêm tinh (có từ thời khai sinh chiêm tinh học, ít nhất vài ngàn năm trước khi phát minh ra hệ thống Placidus) chú trọng về động lực / vị trí / độ quay / tốc độ của các hành tinh trên vòng Hoàng Đạo hơn là các "house". Từ hệ thống Whole House nguyên thủy xa xưa, đến nay đã có hàng trăm hệ thống phân chia cung Nhà sau đó được phát minh ra, trong đó có Placidus, nhằm đáp ứng một số vấn đề "kỹ thuật" khi nghiên cứu chiêm tinh học.

Mỗi hệ thống cung Nhà chỉ đáp ứng / giải quyết cho 1 vấn đề nào đó trong chiêm tinh học và có công dụng riêng, và không hệ thống nào dùng cho "mọi trường hợp". Ví dụ, hệ thống Placidus chỉ áp dụng cho những người sinh ra từ vĩ tuyến 66° trở xuống. Nếu bạn sinh ra tại 66° trở lên thì bạn không thể dùng Placidus mà phải dùng hệ thống cung Nhà khác cho lá số của mình (?!) ... Trong khi đó, Whole House áp dụng cho mọi người, dù bạn có sinh ra ở vĩ tuyến nào.

Thật ra, Placidus có diễn dịch kiểu nào đi nữa, rồi cũng quy về hướng "Whole House". Ví dụ, Kim Tinh đóng ở 5° Song Tử, và cung Song Tử bên Placidus bắt đầu từ cung Nhà thứ 4 và phủ lan qua cung Nhà thứ 5. Ranh giới giữa cung Nhà 4 và 5 là 10° Song Tử => như vậy, người mới tìm hiểu sẽ cho rằng Kim Tinh thuộc về cung Nhà 4. Theo kiểu Placidus, ban đầu người ta sẽ diễn dịch rằng Kim Tinh thuộc về cung Nhà 4, nào là cung Nhà 4 có cái "đuôi" Song Tử có "dính" Kim Tinh trên đó và blah, blah, blah, blah v.v... Nhưng khi xét về vận hạn tiến trình (progression), Kim Tinh sẽ di chuyển tới trước về hướng cung Nhà 5 => mục tiêu của Kim Tinh thật ra là một sự "tiến hóa" từ cung Nhà 4 -> (chuyển "pha" qua) cung Nhà 5. À ha ! Một cách suy nghĩ dài dòng, và tôi đã từng bị vấp phải cái "bẫy" này. Nếu bạn nghiên về trường phái chiêm tinh Nhân Văn 100% thì hệ thống Placidus là phù hợp vì nó chuyên sâu về "tâm lý" con người, và hệ thống Placidus là 1 công cụ tốt để giải thích cho những vấn đề "nội tâm" này.

Trong khi đó, bên "Whole House" (trọn cung) thì cung Nhà 5 sẽ "ôm trọn" cung Song Tử: "Song Tử là cung Nhà 5" và "cung Nhà 5 là Song Tử", và cung Song Tử không có "lấp liếm" gì đến cung Nhà 4 cho thêm "phức tạp". Kim Tinh ở 5° Song Tử thì là cung Nhà 5. Chấm hết. Nếu có đụng gì đến cung Nhà 4 thì đó có thể là vấn đề khi xét về "chủ tinh", vì nếu cung Nhà 5 là Song Tử, thì cung Nhà 4 phải là Kim Ngưu, và Kim Tinh là chủ tinh của Kim Ngưu - tức cung Nhà 4 => Kim Tinh "đem" những vấn đề của cung Nhà 4 sang Nhà 5 để "thể hiện".

Ngoài ra trong "Whole House", vị trí của điểm AC cũng rất quan trọng. Nếu AC là 10° Bảo Bình (và Bảo Bình là cung Nhà 1), thì điểm 10° tại các cung Nhà / Hoàng Đạo khác cũng trở thành những "điểm nóng", nhất là khi có hành tinh đóng tại vị trí đó bẩm sinh hoặc trong vận hạn có hành tinh đi qua v.v...

Tôi không nói hệ thống nào "tốt hơn" hệ thống nào, vì tùy theo MỤC ĐÍCH sử dụng và cách diễn dịch của bạn. Để vận dụng tốt các hệ thống cung Nhà, điều quan trọng là bạn cần nắm vững "triết lý" (hoặc "đạo lý") của 12 dấu hiệu Hoàng Đạo và các hành tinh khi gặp phải các vấn đề khác biệt về "cung Nhà" trong chiêm tinh học, vì "triết học" / "đạo lý" sẽ giúp giữ vững nguyên vẹn tính "khách quan" trong lập trường/suy nghĩ của bạn.

Nguồn: https://www.facebook.com/choichiemtinh


Sunday 13 April 2014

Chiêm Tinh Học Nhân Văn và vấn đề "vận hạn"

Đối với CTHNV, một "chu kỳ" hay "vận hạn" trong cuộc sống được xem như là một "quá trình" được biểu tượng bằng sự đồng bộ với chuyển động tự nhiên của các hành tinh, với mục tiêu là để phát triển một ý tưởng "mầm mống", hay còn gọi là ý tưởng "hạt giống". Ý tưởng hạt giống này lớn lên trong suốt thời gian "vận", và đến thời kỳ khi nó "bung nở" ra hay "đơm hoa kết trái", nó sẽ gặp thách thức qua những cơn "khủng hoảng". Một "khủng hoảng" không phải là cái gì "xấu" để phải "tránh né". Ở phương diện này, nó chính là lúc khi sự thay đổi nhận thức từ bên trong bản tính chúng ta đang thật sự diễn ra và điều đó hoàn toàn có thể được chúng ta chủ động kiểm soát và điều chỉnh phương hướng.

Con người có nhiều loại "vận hạn" - "chu kỳ" và cũng có những "chu kỳ" này được lồng trong một "chu kỳ" khác. CTHNV chia "chu kỳ" ra làm 2 loại: "chu kỳ chung" và "chu kỳ riêng" và chúng đều liên quan đến chuyển động của cùng một hành tinh nào đó. "chu kỳ chung" là "chu kỳ chung" - nó độc lập không liên quan gì đến lá số của ai cả. Nó chính là chu kỳ của một hành tinh khởi đầu di chuyển từ một vị trí nào đó rồi có lúc sẽ tạo góc chiếu với chính vị trí ban đầu đó. Ví dụ, Mộc Tinh trong "chu kỳ chung", nó sẽ tự vuông góc với nó, tự tam hợp với nó v.v... Trong "chu kỳ riêng", ý nghĩa của Mộc Tinh liên quan đến chuyển động của nó qua các cung nhà trong lá số của bạn, và dĩ nhiên, mỗi lá số cá nhân đều sẽ đặc biệt khác nhau. Ngoài ra, còn có những chu kỳ giao hội - là sự "gặp nhau" / hội tụ / trùng tụ giữa hai hành tinh, ví dụ như chu kỳ 20 năm giữa Mộc Tinh/Thổ Tinh hay 12-14 năm giữa Mộc Tinh/Diêm Vương Tinh. Như vậy sự di chuyển của Mộc Tinh có thể chia làm 3 loại "vận hạn" / "chu kỳ", gồm có: "chung", "riêng" và giữa các "chu kỳ" này là "chu kỳ giao hội" (với một hành tinh khác).

Trong mỗi "chu kỳ" còn chia nhỏ ra từng giai đoạn thời gian gọi là "pha" (phase). Nó là quãng thời gian từ lúc một hành tinh tạo góc chiếu với một điểm hay một hành tinh nào đó trên lá số cho đến khi tạo góc chiếu kế tiếp khác. Ví dụ, Mộc Tinh trùng tụ với Điểm Mọc, rồi trùng tụ với Thủy Tinh và sau đó tam hợp với Hỏa Tinh ... đây đều là những "pha", cái này theo sau cái kia, và trong mỗi "pha" sẽ có những tiến triển xảy ra trong cuộc sống, và khi kết hợp với các "pha" khác, chúng tạo ra tính chất của một "chu kỳ" vận hạn.

Các nhà chiêm tinh gia phái nhân văn còn sử dụng "yếu tố tuổi tác" vào trong "chu kỳ" vận hạn. Ông Dane Rudhyar là người đã có công tìm ra sự liên hệ mật thiết giữa quá trình phát triển "nhân văn" của cuộc đời con người và chu kỳ 84-năm của Thiên Vương Tinh. Cuộc đời 84 năm của mỗi con người được chia làm 12 giai đoạn cấp bậc khác nhau. Mỗi giai đoạn cấp bậc ấy gồm có 7 năm (7 x 12 = 84) đại diện cho một giai đoạn phát triển về cá tính của người đó. Như vậy, nói cách khác, cuộc đời con người khi phát triển cá tính sẽ có những mốc quan trọng ở tuổi 7, 14, 21, 28, 35 v.v... Hầu hết các nhà chiêm tinh thường xem xét đầy đủ 12 giai đoạn 7 năm. Ông Dane đề nghị chú trọng vào 10 giai đoạn đầu tiên, tức là từ năm đầu tiên đến năm thứ 70, vì 2 giai đoạn sau đó chỉ là sự lập lại của 2 giai đoạn đã qua nhưng ở cấp bậc thăng hoa khác. 12 giai đoạn của đời người tương ứng với ý nghĩa của 12 dấu hiệu Hoàng Đạo.

0-7 tuổi = Dương Cưu = là giai đoạn nhận thức và khám phá về chính mình, cá tính
7-14 tuổi = Kim Ngưu = giai đoạn để phát triển nguồn lực cho bản thân qua việc hiểu rõ các giá trị vật chất và kỹ năng tiếp thu trong cuộc sống
14-21 tuổi = Song Tử = phát triển học hỏi, kỹ năng truyền đạt như ăn nói / phát biểu / thuyết trình / liên lạc giữa con người với con người, tăng cường hoạt động tư duy / trí não
21 - 28 tuổi = Cự Giải = giai đoạn phát triển cảm xúc / "trái tim", nền tảng và sự ổn định về bên trong, tự tin, "nhớ nhung" / "hoài niệm" / "tự kỷ"
28 - 35 tuổi = Sư Tử = giai đoạn "phô trương bản thân", vươn tầm sáng tạo / hình ảnh / tham vọng của chính mình qua các dự án, công trình và việc lập gia đình để sinh đẻ con cái / "có người nối dõi"
35 - 42 tuổi = Xử Nữ = thời gian để cải thiện và hoàn thiện chính mình, quan tâm đến cuộc sống hàng ngày, công việc, sức khỏe
42 - 49 tuổi = Thiên Xứng = nhận thức về người khác, chuyện quan hệ, hôn nhân, đối tác, giữa "ta" và "địch"
49 - 56 tuổi = Bọ Cạp = nhận thức về chiều sâu của cuộc sống, sự chia xẻ / hùn hạp với người khác, cũng như "hỷ xả" / "cho đi"
56-63 tuổi = Nhân Mã = nhận thức về vũ trụ, tôn giáo, triết lý, du lịch, tương giao với các văn hóa khác trên thế giới
63-70 tuổi = Ngư Dương = mục tiêu sự nghiệp, nghề nghiệp, tham vọng nắm giữ quyền lực
70-77 tuổi = Bảo Bình = đóng góp / cống hiến / tình nguyện cho nhóm, tập thể, bạn bè
77-84 tuổi = Song Ngư = giai đoạn để "hạ cánh an toàn", tĩnh dưỡng một mình, biến đổi, tâm linh

Tóm lại, nhánh CTHNV không chuyên về dự đoán sự kiện như kiểu chúng ta thường đọc trên báo, xem TV hay internet. Không phải họ không quan tâm, nhưng họ nhắm về ý nghĩa của các sự kiện đó. Giống như bạn xem một bộ phim truyền hình dài nhiều tập. Có những ngày nào đó, bạn ngưng xem và bị thiếu một vài tập. Đến khi bạn xem tiếp ở tập sau, bạn sẽ muốn biết chuyện gì xảy ra để "điền vào chỗ trống". Cho nên trong cuộc sống cũng vậy, chúng ta sẽ muốn biết chuyện gì hiện đang xảy ra để theo dõi "cốt truyện" và đó là mục tiêu của ngành CTHNV.

Những chiêm tinh gia tuổi Dương Cưu

Photo: [CON NGƯỜI] NHỮNG CHIÊM TINH GIA TUỔI DƯƠNG CƯU

Những ngày bận rộn vừa qua đã làm tôi quên đi sinh nhật của một số chiêm tinh gia nổi tiếng trong thế kỷ 20 với những đóng góp quan trọng của họ trong cộng đồng nghiên cứu chiêm tinh và nói chung trên thế giới.  Đó là 3 người mà tôi muốn nói đến trong ngày hôm nay, và tất cả những chiêm tinh gia này đều thuộc tuổi Dương Cưu.

1) BÀ LINDA GOODMAN: 

Là một chiêm tinh gia người Mỹ, sinh ngày 9/4/1925.  Bà là người đã tạo ra sự bùng nổ trong đề tài 12 dấu Hoàng Đạo với cuốn sách "Sun Signs" ("Các Dấu Hiệu Mặt Trời") xuất bản vào năm 1968.  Tầm ảnh hưởng phấn khích và "nóng sốt" của cuốn sách này vẫn mạnh mẽ và lan rộng khắp nơi qua nhiều thế hệ cho đến tận ngày nay, dù bà đã qua đời vào năm 1995.  Trong thời gian ở Canada vào đầu thập niên 1990, đây chính là một trong hai cuốn sách đầu tiên đã hướng dẫn tôi vào thế giới của Chiêm Tinh Học (cuốn kia là cuốn "Love Signs" cũng của bà - viết về các dấu hiệu Hoàng Đạo khi yêu nhau sẽ như thế nào).  Nhiều năm qua và cho đến tận bây giờ, tôi vẫn thích thú mỗi khi đọc lại nó do cách hành văn cũng như óc hài hước của bà.  Khi tôi đưa cuốn sách đó vòng vòng cho người thân và bạn bè xem, đó là lần cuối cùng tôi thấy cuốn sách đó ! (chưa ai trả lại cho tôi cả !)

Hầu hết các chiêm tinh gia khi viết về 12 dấu hiệu Hoàng Đạo, dù họ vẫn nổi tiếng và được xem là những "trụ cột" trong làng chiêm tinh gia đi nữa thì họ vẫn bị xem là tồi tệ hay "nhảm nhí" bởi những người không biết tí gì về đề tài này.  Dĩ nhiên, có những chiêm tinh gia thật sự tồi tệ, và có những "con sâu làm rầu nồi canh" mà chúng ta thường thấy nhan nhản khắp nơi ngày hôm nay.  Nhưng những người có tài viết văn bằng một kiểu thu hút dành cho những bạn đọc mới tò mò nhưng lại không biết nhiều thông tin về chiêm tinh, những người có tài hài hước và biết "chọc cười" người khác, cũng như có sự thấu hiểu sâu sắc về tâm lý của con người, trong khi cố gắng dẫn dắt người đọc để tìm hiểu thêm về chiêm tinh, mà vẫn tồn tại đứng vững trước những lời chỉ trích, chê cười hay nhục mạ.  Bà Linda Goodman chính là một trong những chiêm tinh gia như thế.

2) BÀ JOAN QUIGLEY: 

Cũng là một chiêm tinh gia nổi tiếng người Mỹ với ngày sinh nhật chỉ sau Linda Goodman đúng 1 ngày (10/4/1927).  Bà Joan nổi tiếng vì là chiêm tinh gia riêng cho Nancy Reagan - Đệ Nhất Phu Nhân của Tổng Thống Reagan từ năm 1973.  Bà Joan chính thức tham kiến cho Đệ Nhất Phu Nhân Nancy bắt đầu từ năm 1981 sau khi tổng thống Reagan bị ám hụt (vào cuối tháng 3 năm đó) trong các công việc và hầu như mọi quyết định chiến lược lớn của Nhà Trắng trong suốt 7 năm sau đó.  Sau khi từ chức vì vụ "Iran-Contra", tổng thống Reagan đã tiết lộ bí mật về sự hiện diện của bà Joan ở Nhà Trắng trong cuốn hồi ký xuất bản năm 1988, và bà trở nên "nổi tiếng" khi báo chí tràn ngập thông tin về bà.

Trong suốt thời gian với những tư vấn của bà Joan, Đệ Nhất Phu Nhân Nancy đã thay đổi ngày giờ của các sự kiện và lịch trình, hủy bỏ các chuyến đi, và hạn chế tối đa mọi hoạt động bên ngoài Nhà Trắng.  Tổng thống Reagan đã bị bắt buộc phải tuân thủ theo một cuốn lịch có tô màu trên bàn làm việc để theo dõi những ngày "tốt", "xấu" và "coi chừng", cũng như những lần bà vợ Nancy đưa ra một danh sách mà phần lớn thời gian trong đó đã được đánh dấu "ở nhà", "cẩn thận", hay "không được gặp công chúng".  Trong hội nghị thượng đỉnh tại Geneva năm 1985 giữa hai cường quốc Mỹ và Nga lần đầu tiên gặp nhau sau nhiều năm kể từ khi Chiến Tranh Lạnh xảy ra để bàn về việc vũ khí hạt nhân và quan hệ ngoại giao, ông Reagan còn nhắc lại đó là lần mà bà chiêm tinh gia ở San Francisco đó chính là người đã quyết định và chọn thời điểm giờ giấc "hên nhất" để một "con vịt què Bảo Bình của chúng ta" (tổng thống Reagan) và một "ngôi sao Song Ngư mới lên của nước Nga" (tổng bí thư Mikhail Gorbachev) chính thức gặp gỡ nhau.

Giải thích cho việc sử dụng dịch vụ tư vấn của bà Joan, Đệ Nhất Phu Nhân Nancy nói rằng: "Rất ít người có thể hiểu được cảm giác như thế nào khi chồng mình bị người ta bắn đến nỗi suýt chết, trong khi chồng mình lại phải liên tục tiếp xúc với nhiều đám đông lớn kinh khủng hàng chục ngàn người, và trong số đó ai cũng có thể là một thằng điên cầm súng trong tay ... Tôi chỉ cố gắng làm tất cả mọi thứ mà tôi có thể nghĩ ra để bảo vệ chồng tôi và giữ mạng sống cho anh ấy."

3) ÔNG DANE RUDHYAR:

Là một nhà văn, nhạc sĩ và chiêm tinh gia được sinh ở Pháp (ngày 23/3/1895) và di cư qua Mỹ năm 21 tuổi.  Ông được xem là "cây đại thụ" hay "cha đẻ" của chi nhánh / trường phái Chiêm Tinh Học Nhân Văn (humanistic astrology).  Khi tốt nghiệp cử nhân về khoa triết lý ở tuổi 16, ông đã nhận ra 2 điều quan trọng đã trở thành dấu ấn trong suốt cuộc đời và công việc của ông: thứ nhất, "thời gian" có tính chất "tuần hoàn" và sự tuần hoàn này chi phối và điều khiển mọi nền văn minh và tồn tại của con người. Thứ nhì, nền văn minh của phương Tây lúc đó đang đi đến một giai đoạn "mùa Thu" trong chu kỳ tồn tại của nó.  Chính vì những nhận thức này, sau đó ông đã quyết định tách rời cuộc sống của mình ra khỏi Châu Âu - nơi "chôn nhau cắt rốn" của ông để đi đến một "vùng đất mới" (Mỹ) - là nơi để ông có thể gieo mình xuống như một "hạt giống" đã được tích tụ những gì tốt đẹp nhất gặt hái được sau mùa màng vinh quang của văn hóa Châu Âu trong quá khứ.  Một số khái niệm trong trường phái chiêm tinh này khá mới mẻ và "hiện đại", và tôi xin phép được tản mạn sâu hơn về đề tài này ở đây.

Về căn bản, Chiêm Tinh Học Nhân Văn (CTHNV) tôn trọng và đề cao sự TỰ DO CHỌN LỰA của con người.  Họ tin rằng có một nguồn lực sáng tạo bên trong mỗi con người chúng ta và nó luôn tìm cách để được thể hiện ra bên ngoài.  Chúng ta là những người đồng sáng tạo cho định mệnh của chính mình.  Đây không phải sự "tự do chọn lựa" để *ĐỐI CHỌI VỚI* "định mệnh", mà là "tự do chọn lựa" để *ĐỒNG HÀNH CÙNG* "định mệnh.  Lá số của chúng ta được xem như là công cụ để giúp chúng ta hiểu rõ chính mình tốt hơn, cho chúng ta nhận ra những cá tính đặc trưng cả tính "tốt" lẫn tính "xấu", để rồi cuối cùng CHỌN LỰA để biến đổi những mâu thuẫn trong cuộc sống chúng ta thành sự hài hòa.  Với cái nhìn này, ở một mức độ nào đó chúng ta có thể ít ra được quyền chọn lựa để thoát ra những gì kiềm kẹp chúng ta.  BẢN TÌNH chúng ta chính là "số mệnh", và điều này có nghĩa rằng khi chúng ta thay đổi BẢN TÍNH, chúng ta thay đổi được "SỐ MỆNH" của chính mình.

Những nhà chiêm tinh gia trường phái "nhân văn" cho rằng mục đích của lá số là để sử dụng nó như một công cụ để tự tìm hiểu về chính mình, từ đó chúng ta có thể càng ngày càng nhận ra được cũng như thể hiện ra được tiềm năng tốt nhất của mình.  Chúng ta cần phải tập trung giải quyết những khu vực lá số "có vấn đề" cho đến khi nào chúng được thay đổi.  Điều này có nghĩa chúng ta sẽ KHÔNG chấp nhận những vấn đề trong cuộc sống xảy ra như là "định mệnh", mà chúng ta sử dụng sự nhận thức của chúng ta về chúng để vượt qua và từ đó rút ra được bài học cho mình.  Nói cách khác, CTHNV giúp đánh thức sự nhận thức của chúng ta về tài năng, mục tiêu và tiềm năng sáng tạo của mỗi con người.  Ý nghĩa ở đây đó là chúng ta càng nhận thức ra bản thân và mục tiêu trong cuộc sống, cũng như càng chủ động để sống hài hòa và đồng bộ với những năng lượng mà các hành tinh cai quản, thì chúng ta sẽ càng quyết định được "số mệnh" của chính mình.

* Chiêm Tinh Học Nhân Văn và vấn đề "vận hạn":

Đối với CTHNV, một "chu kỳ" hay "vận hạn" trong cuộc sống được xem như là một "quá trình" được biểu tượng bằng sự đồng bộ với chuyển động tự nhiên của các hành tinh, với mục tiêu là để phát triển một ý tưởng "mầm mống", hay còn gọi là ý tưởng "hạt giống".  Ý tưởng hạt giống này lớn lên trong suốt thời gian "vận", và đến thời kỳ khi nó "bung nở" ra hay "đơm hoa kết trái", nó sẽ gặp thách thức qua những cơn "khủng hoảng".  Một "khủng hoảng" không phải là cái gì "xấu" để phải "tránh né".  Ở phương diện này, nó chính là lúc khi sự thay đổi nhận thức từ bên trong bản tính chúng ta đang thật sự diễn ra và điều đó hoàn toàn có thể được chúng ta chủ động kiểm soát và điều chỉnh phương hướng.

Con người có nhiều loại "vận hạn" - "chu kỳ" và cũng có những "chu kỳ" này được lồng trong một "chu kỳ" khác.  CTHNV chia "chu kỳ" ra làm 2 loại: "chu kỳ chung" và "chu kỳ riêng" và chúng đều liên quan đến chuyển động của cùng một hành tinh nào đó.  "chu kỳ chung" là "chu kỳ chung" - nó độc lập không liên quan gì đến lá số của ai cả.  Nó chính là chu kỳ của một hành tinh khởi đầu di chuyển từ một vị trí nào đó rồi có lúc sẽ tạo góc chiếu với chính vị trí ban đầu đó.  Ví dụ, Mộc Tinh trong "chu kỳ chung", nó sẽ tự vuông góc với nó, tự tam hợp với nó v.v... Trong "chu kỳ riêng", ý nghĩa của Mộc Tinh liên quan đến chuyển động của nó qua các cung nhà trong lá số của bạn, và dĩ nhiên, mỗi lá số cá nhân đều sẽ đặc biệt khác nhau. Ngoài ra, còn có những chu kỳ giao hội - là sự "gặp nhau" / hội tụ / trùng tụ giữa hai hành tinh, ví dụ như chu kỳ 20 năm giữa Mộc Tinh/Thổ Tinh hay 12-14 năm giữa Mộc Tinh/Diêm Vương Tinh.  Như vậy sự di chuyển của Mộc Tinh có thể chia làm 3 loại "vận hạn" / "chu kỳ", gồm có: "chung", "riêng" và giữa các "chu kỳ" này là "chu kỳ giao hội" (với một hành tinh khác).

Trong mỗi "chu kỳ" còn chia nhỏ ra từng giai đoạn thời gian gọi là "pha" (phase).  Nó là quãng thời gian từ lúc một hành tinh tạo góc chiếu với một điểm hay một hành tinh nào đó trên lá số cho đến khi tạo góc chiếu kế tiếp khác.  Ví dụ, Mộc Tinh trùng tụ với Điểm Mọc, rồi trùng tụ với Thủy Tinh và sau đó tam hợp với Hỏa Tinh ... đây đều là những "pha", cái này theo sau cái kia, và trong mỗi "pha" sẽ có những tiến triển xảy ra trong cuộc sống, và khi kết hợp với các "pha" khác, chúng tạo ra tính chất của một "chu kỳ" vận hạn.

Các nhà chiêm tinh gia phái nhân văn còn sử dụng "yếu tố tuổi tác" vào trong "chu kỳ" vận hạn.   Ông Dane Rudhyar là người đã có công tìm ra sự liên hệ mật thiết giữa quá trình phát triển "nhân văn" của cuộc đời con người và chu kỳ 84-năm của Thiên Vương Tinh.  Cuộc đời 84 năm của mỗi con người được chia làm 12 giai đoạn cấp bậc khác nhau.  Mỗi giai đoạn cấp bậc ấy gồm có 7 năm (7 x 12 = 84) đại diện cho một giai đoạn phát triển về cá tính của người đó.  Như vậy, nói cách khác, cuộc đời con người khi phát triển cá tính sẽ có những mốc quan trọng ở tuổi 7, 14, 21, 28, 35 v.v...  Hầu hết các nhà chiêm tinh thường xem xét đầy đủ 12 giai đoạn 7 năm.  Ông Dane đề nghị chú trọng vào 10 giai đoạn đầu tiên, tức là từ năm đầu tiên đến năm thứ 70, vì 2 giai đoạn sau đó chỉ là sự lập lại của 2 giai đoạn đã qua nhưng ở cấp bậc thăng hoa khác.  12 giai đoạn của đời người tương ứng với ý nghĩa của 12 dấu hiệu Hoàng Đạo.

0-7 tuổi = Dương Cưu = là giai đoạn nhận thức và khám phá về chính mình, cá tính
7-14 tuổi = Kim Ngưu = giai đoạn để phát triển nguồn lực cho bản thân qua việc hiểu rõ các giá trị vật chất và kỹ năng tiếp thu trong cuộc sống
14-21 tuổi = Song Tử = phát triển học hỏi, kỹ năng truyền đạt như ăn nói / phát biểu / thuyết trình / liên lạc giữa con người với con người, tăng cường hoạt động tư duy / trí não
21 - 28 tuổi = Cự Giải = giai đoạn phát triển cảm xúc / "trái tim", nền tảng và sự ổn định về bên trong, tự tin, "nhớ nhung" / "hoài niệm" / "tự kỷ"
28 - 35 tuổi = Sư Tử = giai đoạn "phô trương bản thân", vươn tầm sáng tạo / hình ảnh / tham vọng của chính mình qua các dự án, công trình và việc lập gia đình để sinh đẻ con cái / "có người nối dõi"
35 - 42 tuổi = Xử Nữ = thời gian để cải thiện và hoàn thiện chính mình, quan tâm đến cuộc sống hàng ngày, công việc, sức khỏe
42 - 49 tuổi = Thiên Xứng = nhận thức về người khác, chuyện quan hệ, hôn nhân, đối tác, giữa "ta" và "địch"
49 - 56 tuổi = Bọ Cạp = nhận thức về chiều sâu của cuộc sống, sự chia xẻ / hùn hạp với người khác, cũng như "hỷ xả" / "cho đi"
56-63 tuổi = Nhân Mã = nhận thức về vũ trụ, tôn giáo, triết lý, du lịch, tương giao với các văn hóa khác trên thế giới
63-70 tuổi = Ngư Dương = mục tiêu sự nghiệp, nghề nghiệp, tham vọng nắm giữ quyền lực
70-77 tuổi = Bảo Bình = đóng góp / cống hiến / tình nguyện cho nhóm, tập thể, bạn bè
77-84 tuổi = Song Ngư = giai đoạn để "hạ cánh an toàn", tĩnh dưỡng một mình, biến đổi, tâm linh

Tóm lại, nhánh CTHNV không chuyên về dự đoán sự kiện như kiểu chúng ta thường đọc trên báo, xem TV hay internet.  Không phải họ không quan tâm, nhưng họ nhắm về ý nghĩa của các sự kiện đó.  Giống như bạn xem một bộ phim truyền hình dài nhiều tập.  Có những ngày nào đó, bạn ngưng xem và bị thiếu một vài tập.  Đến khi bạn xem tiếp ở tập sau, bạn sẽ muốn biết chuyện gì xảy ra để "điền vào chỗ trống".  Cho nên trong cuộc sống cũng vậy, chúng ta sẽ muốn biết chuyện gì hiện đang xảy ra để theo dõi "cốt truyện" và đó là mục tiêu của ngành CTHNV.

...

[CCT]

P.S. Tôi sẽ có một bài khác chuyên sâu hơn về CTHNV. 

Những ngày bận rộn vừa qua đã làm tôi quên đi sinh nhật của một số chiêm tinh gia nổi tiếng trong thế kỷ 20 với những đóng góp quan trọng của họ trong cộng đồng nghiên cứu chiêm tinh và nói chung trên thế giới. Đó là 3 người mà tôi muốn nói đến trong ngày hôm nay, và tất cả những chiêm tinh gia này đều thuộc tuổi Dương Cưu.

1) BÀ LINDA GOODMAN:

Là một chiêm tinh gia người Mỹ, sinh ngày 9/4/1925. Bà là người đã tạo ra sự bùng nổ trong đề tài 12 dấu Hoàng Đạo với cuốn sách "Sun Signs" ("Các Dấu Hiệu Mặt Trời") xuất bản vào năm 1968. Tầm ảnh hưởng phấn khích và "nóng sốt" của cuốn sách này vẫn mạnh mẽ và lan rộng khắp nơi qua nhiều thế hệ cho đến tận ngày nay, dù bà đã qua đời vào năm 1995. Trong thời gian ở Canada vào đầu thập niên 1990, đây chính là một trong hai cuốn sách đầu tiên đã hướng dẫn tôi vào thế giới của Chiêm Tinh Học (cuốn kia là cuốn "Love Signs" cũng của bà - viết về các dấu hiệu Hoàng Đạo khi yêu nhau sẽ như thế nào). Nhiều năm qua và cho đến tận bây giờ, tôi vẫn thích thú mỗi khi đọc lại nó do cách hành văn cũng như óc hài hước của bà. Khi tôi đưa cuốn sách đó vòng vòng cho người thân và bạn bè xem, đó là lần cuối cùng tôi thấy cuốn sách đó ! (chưa ai trả lại cho tôi cả !)

Hầu hết các chiêm tinh gia khi viết về 12 dấu hiệu Hoàng Đạo, dù họ vẫn nổi tiếng và được xem là những "trụ cột" trong làng chiêm tinh gia đi nữa thì họ vẫn bị xem là tồi tệ hay "nhảm nhí" bởi những người không biết tí gì về đề tài này. Dĩ nhiên, có những chiêm tinh gia thật sự tồi tệ, và có những "con sâu làm rầu nồi canh" mà chúng ta thường thấy nhan nhản khắp nơi ngày hôm nay. Nhưng những người có tài viết văn bằng một kiểu thu hút dành cho những bạn đọc mới tò mò nhưng lại không biết nhiều thông tin về chiêm tinh, những người có tài hài hước và biết "chọc cười" người khác, cũng như có sự thấu hiểu sâu sắc về tâm lý của con người, trong khi cố gắng dẫn dắt người đọc để tìm hiểu thêm về chiêm tinh, mà vẫn tồn tại đứng vững trước những lời chỉ trích, chê cười hay nhục mạ. Bà Linda Goodman chính là một trong những chiêm tinh gia như thế.

2) BÀ JOAN QUIGLEY:

Cũng là một chiêm tinh gia nổi tiếng người Mỹ với ngày sinh nhật chỉ sau Linda Goodman đúng 1 ngày (10/4/1927). Bà Joan nổi tiếng vì là chiêm tinh gia riêng cho Nancy Reagan - Đệ Nhất Phu Nhân của Tổng Thống Reagan từ năm 1973. Bà Joan chính thức tham kiến cho Đệ Nhất Phu Nhân Nancy bắt đầu từ năm 1981 sau khi tổng thống Reagan bị ám hụt (vào cuối tháng 3 năm đó) trong các công việc và hầu như mọi quyết định chiến lược lớn của Nhà Trắng trong suốt 7 năm sau đó. Sau khi từ chức vì vụ "Iran-Contra", tổng thống Reagan đã tiết lộ bí mật về sự hiện diện của bà Joan ở Nhà Trắng trong cuốn hồi ký xuất bản năm 1988, và bà trở nên "nổi tiếng" khi báo chí tràn ngập thông tin về bà.

Trong suốt thời gian với những tư vấn của bà Joan, Đệ Nhất Phu Nhân Nancy đã thay đổi ngày giờ của các sự kiện và lịch trình, hủy bỏ các chuyến đi, và hạn chế tối đa mọi hoạt động bên ngoài Nhà Trắng. Tổng thống Reagan đã bị bắt buộc phải tuân thủ theo một cuốn lịch có tô màu trên bàn làm việc để theo dõi những ngày "tốt", "xấu" và "coi chừng", cũng như những lần bà vợ Nancy đưa ra một danh sách mà phần lớn thời gian trong đó đã được đánh dấu "ở nhà", "cẩn thận", hay "không được gặp công chúng". Trong hội nghị thượng đỉnh tại Geneva năm 1985 giữa hai cường quốc Mỹ và Nga lần đầu tiên gặp nhau sau nhiều năm kể từ khi Chiến Tranh Lạnh xảy ra để bàn về việc vũ khí hạt nhân và quan hệ ngoại giao, ông Reagan còn nhắc lại đó là lần mà bà chiêm tinh gia ở San Francisco đó chính là người đã quyết định và chọn thời điểm giờ giấc "hên nhất" để một "con vịt què Bảo Bình của chúng ta" (tổng thống Reagan) và một "ngôi sao Song Ngư mới lên của nước Nga" (tổng bí thư Mikhail Gorbachev) chính thức gặp gỡ nhau.

Giải thích cho việc sử dụng dịch vụ tư vấn của bà Joan, Đệ Nhất Phu Nhân Nancy nói rằng: "Rất ít người có thể hiểu được cảm giác như thế nào khi chồng mình bị người ta bắn đến nỗi suýt chết, trong khi chồng mình lại phải liên tục tiếp xúc với nhiều đám đông lớn kinh khủng hàng chục ngàn người, và trong số đó ai cũng có thể là một thằng điên cầm súng trong tay ... Tôi chỉ cố gắng làm tất cả mọi thứ mà tôi có thể nghĩ ra để bảo vệ chồng tôi và giữ mạng sống cho anh ấy."

3) ÔNG DANE RUDHYAR:

Là một nhà văn, nhạc sĩ và chiêm tinh gia được sinh ở Pháp (ngày 23/3/1895) và di cư qua Mỹ năm 21 tuổi. Ông được xem là "cây đại thụ" hay "cha đẻ" của chi nhánh / trường phái Chiêm Tinh Học Nhân Văn (humanistic astrology). Khi tốt nghiệp cử nhân về khoa triết lý ở tuổi 16, ông đã nhận ra 2 điều quan trọng đã trở thành dấu ấn trong suốt cuộc đời và công việc của ông: thứ nhất, "thời gian" có tính chất "tuần hoàn" và sự tuần hoàn này chi phối và điều khiển mọi nền văn minh và tồn tại của con người. Thứ nhì, nền văn minh của phương Tây lúc đó đang đi đến một giai đoạn "mùa Thu" trong chu kỳ tồn tại của nó. Chính vì những nhận thức này, sau đó ông đã quyết định tách rời cuộc sống của mình ra khỏi Châu Âu - nơi "chôn nhau cắt rốn" của ông để đi đến một "vùng đất mới" (Mỹ) - là nơi để ông có thể gieo mình xuống như một "hạt giống" đã được tích tụ những gì tốt đẹp nhất gặt hái được sau mùa màng vinh quang của văn hóa Châu Âu trong quá khứ. Một số khái niệm trong trường phái chiêm tinh này khá mới mẻ và "hiện đại", và tôi xin phép được tản mạn sâu hơn về đề tài này ở đây.

Về căn bản, Chiêm Tinh Học Nhân Văn (CTHNV) tôn trọng và đề cao sự TỰ DO CHỌN LỰA của con người. Họ tin rằng có một nguồn lực sáng tạo bên trong mỗi con người chúng ta và nó luôn tìm cách để được thể hiện ra bên ngoài. Chúng ta là những người đồng sáng tạo cho định mệnh của chính mình. Đây không phải sự "tự do chọn lựa" để *ĐỐI CHỌI VỚI* "định mệnh", mà là "tự do chọn lựa" để *ĐỒNG HÀNH CÙNG* "định mệnh. Lá số của chúng ta được xem như là công cụ để giúp chúng ta hiểu rõ chính mình tốt hơn, cho chúng ta nhận ra những cá tính đặc trưng cả tính "tốt" lẫn tính "xấu", để rồi cuối cùng CHỌN LỰA để biến đổi những mâu thuẫn trong cuộc sống chúng ta thành sự hài hòa. Với cái nhìn này, ở một mức độ nào đó chúng ta có thể ít ra được quyền chọn lựa để thoát ra những gì kiềm kẹp chúng ta. BẢN TÌNH chúng ta chính là "số mệnh", và điều này có nghĩa rằng khi chúng ta thay đổi BẢN TÍNH, chúng ta thay đổi được "SỐ MỆNH" của chính mình.

Những nhà chiêm tinh gia trường phái "nhân văn" cho rằng mục đích của lá số là để sử dụng nó như một công cụ để tự tìm hiểu về chính mình, từ đó chúng ta có thể càng ngày càng nhận ra được cũng như thể hiện ra được tiềm năng tốt nhất của mình. Chúng ta cần phải tập trung giải quyết những khu vực lá số "có vấn đề" cho đến khi nào chúng được thay đổi. Điều này có nghĩa chúng ta sẽ KHÔNG chấp nhận những vấn đề trong cuộc sống xảy ra như là "định mệnh", mà chúng ta sử dụng sự nhận thức của chúng ta về chúng để vượt qua và từ đó rút ra được bài học cho mình. Nói cách khác, CTHNV giúp đánh thức sự nhận thức của chúng ta về tài năng, mục tiêu và tiềm năng sáng tạo của mỗi con người. Ý nghĩa ở đây đó là chúng ta càng nhận thức ra bản thân và mục tiêu trong cuộc sống, cũng như càng chủ động để sống hài hòa và đồng bộ với những năng lượng mà các hành tinh cai quản, thì chúng ta sẽ càng quyết định được "số mệnh" của chính mình.


Tuesday 8 April 2014

Isaac Newton và Chiêm Tinh Học

(Chiêm Tinh Học 511.001)

Tôi rất thích xem bộ phim tài liệu "Cosmos: A Spacetime Odyssey" ("Vũ Trụ: Một Hành Trình Xuyên Không Gian và Thời Gian", http://en.wikipedia.org/wiki/Cosmos:_A_Spacetime_Odyssey) - dài 13 tập, có phụ đề tiếng Việt - hiện đã bắt đầu đang chiếu trên đài National Geographic trong tuần qua. Đây là một chương trình rất hay khi lịch sử khoa học và thiên văn nói chung được trình bày sinh động bằng những hình ảnh và xảo thuật hiện đại kèm với lối kể chuyện súc tích để giúp chúng ta hiểu được những giai đoạn quá khứ và các vấn đề cũng như khái niệm trừu tượng của thiên văn.

Tuy nhiên, đến tập thứ 3, tác giả cũng không quên kèm theo một sự "mỉa mai" khi nói về tổ tiên loài người từ xa xưa đã dùng các chòm sao và sao chổi để tiên đoán các sự kiện trên trái đất. Tập này cũng nói về hành trình gian khổ của Ngài (Sir) Isaac Newton (1642-1727) và sự tài trợ hết mình đằng sau Newton của tiến sĩ Edmond Halley để giúp xuất bản tác phẩm "Philosophie Naturalis Principia Mathematica" trong bối cảnh đầy khó khăn kinh tế của Viện Hàn Lâm Hoàng Gia London và sự chống đối / ăn cắp bản quyền của vị trưởng viện này là Robert Hooke.

Trên thực tế, công trình của Isaac Newton được cho là một cột mốc quan trọng, một "ngã rẽ" giữa "Chiêm Tinh Học" cổ đại và "Thiên Văn Học" hiện đại ngày nay. Nói cách khác, phần lớn các nhà thiên văn và khoa học nói chung đều xem ông "cha đẻ" của mình - Newton - là "cái cớ" để đả phá và phản biện về cái gọi là tính "phản khoa học" của môn chiêm tinh. Nhưng dù có bị đả phá như thế nào với những thăng trầm hàng bao thế kỷ qua, chiêm tinh học vẫn tồn tại và ngày càng phát triển với những khám phá mới, song song với sự tiến bộ của khoa học như chúng ta đã biết. Như vậy, SỰ THẬT là ở đâu ?

Tôi chỉ nói một ví dụ đơn giản như thế này để thấy rằng nền "khoa học" mà chúng ta tiếp thu từ thời "mài đít ở ghế nhà trường" cho tới nay vẫn chỉ là một "em bé" đang học hỏi mỗi ngày, muốn "thể hiện cá tính" và "tài lanh" của mình và vẫn còn "non dại" so với sự khôn ngoan lâu đời của người xưa. "Khoa học" đã hiểu rằng NƯỚC là một nguyên tố không thể thiếu cho sự sống trên Trái Đất. "Khoa học" đã nghiên cứu rằng cơ thể con người chúng ta có tỷ lệ từ 45% đến 75% là NƯỚC. Nghĩa là, hết "phân nửa" cho đến 3/4 vật chất trong cơ thể chúng ta đều là NƯỚC. "Khoa học" cũng đã đong đếm và cho biết rằng 3/4 (> 70%) bề mặt Trái Đất cũng được bao phủ bởi NƯỚC. Ai cũng biết rằng Mặt Trăng quay vòng quanh Trái Đất và tác động đến THỦY TRIỀU - nước lên/nước xuống mỗi ngày trên Trái Đất. "Khoa học" cũng đã nghiên cứu về nhiều sinh vật có chu kỳ giao phối, sinh sản, sống/chết liên quan mật thiết đến thủy triều và tác động của Mặt Trăng/Mặt Trời trên sông ngòi, biển cả, và tất cả những gì có chứa NƯỚC. Vậy thì tại sao "khoa học" ấy vẫn "cứng đầu" và khăng khăng cho rằng cơ thể có chứa "3/4 nước" ấy của con người chúng ta lại "không liên quan" gì đến tác động của Mặt Trăng (vốn chỉ là vệ tinh bé xíu của Trái Đất) và các hành tinh to lớn hơn trên trời nhỉ ?! Một chuyện rất đơn giản và vô lý hết sức.

Lịch sử nhiều nghìn năm của con người luôn là một quá trình HỌC HỎI. Những gì chúng ta biết ngày nay đều là kết quả của sự "mò mẫm", "thử nghiệm", "quan sát" và "nghiên cứu". Phần lớn các kiến thức của chúng ta đều bắt nguồn từ đó, nhưng cũng có một số kiến thức có nguồn gốc "huyền bí" - trong đó có "chiêm tinh học" và hiện chúng ta vẫn chưa rõ chúng từ ở đâu đến (người ngoài hành tinh ? hay một nền văn minh xa xưa ?) ... Ông bà xưa của chúng ta có thể không biết hay không quan tâm (thông tin đã thất lạc?) về sự thật "Trái Đất quay vòng Mặt Trời" (hệ thống Nhật Tâm), "cái gì quay vòng quanh cái gì" hay "thiên thể chuyển động theo hình tròn ellipse), nhưng sự QUAN SÁT tinh tế bằng mắt thường của họ với kiến thức "cái gì trên trời liên quan đến cái gì ở dưới đất" trong chiêm tinh học thì đã rõ. Tôi cho rằng người xưa "quá rảnh" ! Họ không có smartphone. Họ không có điện thoại. Họ không có internet, không có "ebook" hay phim ảnh để "download" về thoải mái. Họ cũng không có "Facebook" để tha hồ "chém gió" và lãng phí thời gian bàn luận về "hotgirl/hotboy". Việc đi lại cũng rất giới hạn và khó khăn, chẳng có xe mô tô, xe hơi, xe buýt, máy bay ... mà chỉ có lừa, ngựa, xe bò, hay tàu thuyền thô sơ ... Không đi được quá xa, không có phương tiện điện tử giải trí, không liên lạc thường xuyên/nhanh chóng với người thân ... Thời gian RẢNH đó họ làm gì ? Kiến thức của họ, nếu không đi "học thầy" hay phục vụ cho vua chúa quan chức, thì họ chỉ việc ở nhà, quanh quẩn với khu vực hàng xóm/gia đình của họ và QUAN SÁT. Ngày này, qua ngày nọ. Tháng này qua tháng kia. Đời này qua đời khác. Và sự QUAN SÁT của họ cũng chính là sự CHIÊM NGHIỆM bồi đắp lên nền tảng của Chiêm Tinh Học.

Ở mặt khác, "khoa học" ngày nay cũng là sự "chiêm nghiệm" đấy thôi. Cũng là sự "quan sát" và tích tụ kiến thức, lý thuyết này chồng lên lý thuyết kia hỗ trợ cho nhau, và cũng từ "quan sát" mà ra. Tuy nhiên, sự phủ nhận của "đứa con / nghịch tử" Thiên Văn Học với "người cha" của mình là Chiêm Tinh Học là kết quả của một quá trình HIỂU LẦM, TỰ ÁI, THÙ HẬN và TRANH CHẤP lẫn nhau giữa con người vs con người với các động cơ chính trị, tôn giáo, kinh tế và khoa học một cách phức tạp. Cho đến ngày nay, các nhà "khoa học" vẫn luôn thường xuyên tấn công Chiêm Tinh Học, và tôi cũng không lạ khi thấy một "cơ hội tấn công mới" trong một chương trình TV có giá trị đang chiếu ở đài National Geographic.

Trong lịch sử hiện đại, cũng đã từng có 1 cuộc "tổng tấn công" đình đám của giới "khoa học" vào Chiêm Tinh Học, khi một bài viết được đăng lên tạp chí "Humanist" số tháng 9 & 10, năm 1975 của Bart J. Bok, Lawrence E. Jerome và Paul Kurtz, với tựa đề "Phản Đối Chiêm Tinh Học: Một Tuyên Bố của 186 Nhà Khoa Học Hàng Đầu" ("Objections to Astrology: A Statement By 186 Leading Scientists"). Những người đứng đằng sau vụ này cho rằng họ lo ngại cho "sự ảnh hưởng nguy hiểm" của "mê tín, huyền thuật" và nhất là "chiêm tinh học" đến nền văn minh nhân loại. Họ sợ rằng niềm tin tưởng mê muội vào chiêm tinh học sẽ giảm đi sự tôn trọng cho những môn "khoa học chân chính" cũng như những đam mê đi lạc xa những môn khoa học đó. Mặc dù bài viết này chẳng thuyết phục hay luận lý trôi chảy như vụ tấn công của St. Augustine vào khoảng thế kỷ thứ 4, hay của Pico d. Mirandola trong thứ kỷ thứ 15, nó có "trọng lượng" đáng kể nhờ vào chữ ký của 186 nhà khoa học nổi tiếng thời đó, và trong nhóm này, có 18 người đã từng lãnh giải Nobel.

Nhiều nhà khoa học cho rằng sau Galileo, Newton là "người hùng" của cuộc Cách Mạng Khoa Học trong thế kỷ thứ 17, và các định luật hấp dẫn của Newton là nền tảng cho ngành thiên văn học hiện đại. Trước các cuộc tấn công của giới khoa học và vị trí của khoa học ngày nay, một số nhà nghiên cứu chiêm tinh và chiêm tinh sư như Stephen Arroyo, Derek Parker, Walter Separial, Alen Oken, Glenn Perry, Warren Kenton v.v... cũng phản pháo lại và cho rằng chính Newton cũng là một người nghiên cứu chiêm tinh. Họ cho rằng, nếu kéo hình ảnh Newton "vào cuộc" thì CTH sẽ "có giá trị" hơn dưới mắt của "khoa học", cũng giống như các nhà khoa học ngày xưa từng phải tìm kiếm sự chấp nhận của phía nhà thờ khi kéo hình ảnh của "Chúa" vào những khám phá và lý thuyết của họ. Tuy nhiên, nền tảng của nhóm các nhà chiêm tinh này đều dựa trên một câu nói duy nhất của Newton khi Tiến sĩ Edmond Halley nói những lời khiếm nhã và phỉ báng đến "tôn giáo". Lúc đó, Newton cắt ngang lời ông tiến sĩ và nói rằng, "Thưa Ngài, tôi đã nghiên cứu những thứ này, còn ông thì chưa." Như vậy, các nhà chiêm tinh đã dẫn chứng và diễn dịch sai chữ "tôn giáo" trong tiếng Anh (religion) ra thành "chiêm tinh" (astrology), là 2 thứ hoàn toàn khác nhau.

Bạn có biết rằng nguyên nhân nào dẫn đến việc Newton phát minh ra môn toán Tích Phân (calculus)? Lúc đó là mùa hè năm 1663 khi ông còn đang là một cậu học sinh 21 tuổi ở trường đại học Cambridge, ông đã mua một cuốn sách về chiêm tinh trong một hội chợ ở Stourbridge. Cuốn sách đó là một luận án về chỉ tay và chiêm tinh của một chiêm tinh gia và cũng là bác sĩ người Anh Richard Saunders. Khi Newton "chóng mặt" vì không tài nào có thể hiểu nổi những biểu đồ chiêm tinh chằng chịt cũng như những phép tính phức tạp trong đó, ông chuyển hướng sang nghiên cứu môn hình học của Euclid và lao vào đọc các cuốn sách toán học của Frans Schooten và René Descartes. Như vậy, CTH chính là tất cả lý do của Newton bước chân vào lãnh vực khoa học !

Trong hơn 1700 cuốn sách trong tủ sách của Newton, người ta tìm thấy có 27% cuốn sách về thần học, gần 10% là sách về chủ đề thuật giả kim (alchemy), hơn 7% về toán học, 3% về vật lý, và chỉ có gần 2% là về thiên văn. Như vậy, điều ngạc nhiên đó là Newton nổi tiếng trong 3 lãnh vực mà ông chỉ có không đầy 12% số sách về các chủ đề đó trong thư viện của ông. Lúc ông chết, ông chỉ có 4 cuốn sách về đề tài chiêm tinh: một cuốn của nhà chiêm tinh Đức Johann Essler, 1 cuốn của Richard Saunders, 1 cuốn lịch thiên văn cũng của Richard Saunders nhưng lại dùng một tên ảo khác, và cuối cùng là một cuốn sách đả phá chiêm tinh của triết gia/nhà thơ/giáo sư Henry More.

Trong thực tế, Newton là một người sùng đạo Thiên Chúa. Ông không quan tâm đến chiêm tinh, và ngoài những kiến thức ông đóng góp cho khoa học mà nhiều người biết đến, ông là người bí mật nghiên cứu về môn giả kim và thần học. Ông tin vào những lời tiên tri, vào sự ứng nghiệm của sách Khải Huyền, nhưng chống lại xu hướng "thần tượng hóa" (idolatry) của đạo Thiên Chúa (người Công Giáo) thời ấy. Người Công Giáo lúc đó đang "lậm" sâu vào nạn "tôn thờ hình tượng" và sử dụng ma thuật qua các nghi lễ, tôn thánh, cầu nguyện cho Đức Mẹ Mary, bùa chú, đồ vật phép lạ như "nước thánh". Quan điểm của Newton cũng giống như những người Tin Lành thời đó và sự trỗi dậy của họ cũng một phần là nhắm vào mục đích loại bỏ "phép thuật" ra khỏi "tôn giáo".

Những cuốn sách về tiên tri từ Kinh Thánh Cựu Ước như Daniel (Đa-ni-ên) và Khải Huyền mà Newton đã đọc thật ra chứa đựng khá nhiều nội dung chiêm tinh và những biểu tượng bí ẩn của chiêm tinh. Cuốn sách tiên tri Daniel bắt đầu bằng câu chuyện về sự thất bại của tất cả các nhà chiêm tinh Babylon, các pháp sư và thầy bói khi cố gắng diễn dịch một giấc mơ cho vua Nebuchadnezzar (Na-bu-cô-đô-nô-xo). Nếu đọc kỹ cuốn sách này, bạn sẽ thấy rằng tiên tri Daniel chính là một trong vài đứa trẻ Do Thái được chọn ra để được huấn luyện bởi các thầy chiêm tinh người Chaldean (Can-đê). Tuy nhiên, Daniel không sử dụng chiêm tinh để trả lời câu hỏi của vua, mà là ông có thông tin "download" trực tiếp từ Đức Chúa Trời ! Phần sau của cuốn sách, nhà tiên tri Daniel còn nói rõ tính chất "thiên cơ bất khả lộ" qua thông điệp khuyến cáo rằng việc con người để ý quá nhiều đến các ngôi sao ("cuồng tín") đã làm Chúa nổi giận (chương 2). Newton tin rằng người Chaldean từng được thừa hưởng một nguồn kiến thức uyên thâm và trong sáng, nhưng đã bị mai một mất đi cùng với thời gian do "tam sao thất bổn", suy đồi đạo đức và thờ cúng hình tượng. Vì thế, trong bối cảnh thời đó, Newton có lẽ đã xem CTH như một dạng "thờ cúng hình tượng". Chính vì sự kinh tởm và thù ghét "thờ cúng hình tượng" đó nên Newton cũng đã chống đối lại đạo Công Giáo một cách mạnh mẽ cùng với phong trào Tin Lành cũng đang rộ lên.

Nói như thế, cũng không hẳn là Newton bỏ hẳn nền tảng CTH. Cũng giống như kiến thức giả kim và chiêm tinh, Newton tin vào năng lượng huyền bí và thiêng liêng của con số Bảy (7), cũng là con số của 7 hành tinh thấy được bằng mắt thường thời đó mà người xưa tin rằng nó chính là biểu tượng cho sự hoàn hảo của bàn tay Thượng Đế. Khi viết cuốn sách "Quang Học" (Opticks) vào năm 1704, Newton cho rằng có 7 màu tổng cộng trong cầu vồng. Thực ra Newton chỉ tìm ra 5 màu, và ông tự cộng thêm 2 màu nữa cho đủ thành số 7 - là số của sự hoàn hảo ! Newton rất tôn trọng những kiến thức cổ đại, và ông tin rằng người Do Thái được may mắn thừa hưởng được nền kiến thức cổ đại về vũ trụ. Ông còn đoán rằng các học sinh của nhà toán học Pythagor (thế kỷ thứ 5 TCN) có thể đã hiểu được cả nguyên lý cổ đại về luật hấp dẫn của vũ trụ. Ông viết về điều này trong cuốn sách "Principia" - có thể nói là một tác phẩm khoa học quan trọng nhất của mọi thời đại.

Trong bộ phim tài liệu "Cosmos", Newton và tiến sĩ Halley được cho là đã "tiêu diệt" được mô hình của CTH thời đó bằng cách chứng minh sự tuần hoàn của các sao chổi, dỡ bỏ tấm màn huyền bí và hình ảnh "điềm gở từ quỷ thần" xưa nay của các thiên thể này đối với con người. Newton cho rằng các sao chổi có chức năng ổn định và hồi sinh vũ trụ, và ông không những đã khám phá ra cách Thượng Đế tái sinh vạn vật mà còn phương thức nó sẽ bị hủy diệt như thế nào. Newton lý luận rằng các sao chổi có thể bị hút về phía Mặt Trời, cộng hưởng sức nóng từ đó quá nhiều đến nỗi nó có thể hủy diệt sự sống trên trái đất. Nói cách khác, thế giới này có thể bị hủy diệt bằng lửa giống như Kinh Thánh đã dự đoán. Newton cũng khám phá ra rằng "thời điểm" của sự kiện tương lai đó có thể không chính xác đến từng ngày. Thật ra, Newton không phải không công nhận tác động từ các thiên thể lên cuộc sống con người, mà ông chỉ hoán đổi ý tưởng ảnh hưởng theo kiểu này sang ảnh hưởng theo kiểu khác.

Newton còn sử dụng kiến thức chiêm tinh để cố gắng sắp xếp lại trình tự chính xác về lịch sử. Newton nghiên cứu nghiêm túc về lịch sử và đã thử điều chỉnh lại thứ mà ông cho rằng là những sai lạc cố tình trong văn bản. Ông sử dụng các chu kỳ của các hành tinh làm công cụ đặt mốc thời gian để sắp xếp lại lịch sử. Ông cố gắng liên kết lịch sử của người Hy Lạp, La Mã, Babylon và Do Thái với hiện tượng tuế sai (precession). Đây là một ví dụ khi Newton sử dụng nguyên lý chiêm tinh mà không cần đụng gì đến việc khen chê hay xét đoán lá số hay những liên hệ biểu tượng giữa các sự kiện trên trời và dưới đất.

Một ví dụ khác mà Newton có lẽ đã sử dụng kiến thức chiêm tinh đó là một đoạn trích từ cuốn sách về giả kim của Newton. Ông viết rằng: "Người xưa gọi antimony (nguyên tố hóa học thứ 51) là Dương Cưu. Bởi vì Dương Cưu là dấu hiệu Hoàng Đạo đầu tiên và là cung đắc địa của Mặt Trời và kim loại Vàng cũng đắc địa nhất trong antimony". Nếu Newton chỉ đơn giản chú trọng vào hóa học, thì ông sẽ không cần thiết phải nhắc đến dấu hiệu Hoàng Đạo Dương Cưu hay thông tin Mặt Trời đắc địa ở Dương Cưu - vì đây rõ ràng là một nguyên lý chiêm tinh chẳng bao giờ có trong thiên văn học hay hóa học. Khi xem các nghiên cứu của Newton về giả kim, điểm quan trọng chúng ta cần nhớ đó là thuật giả kim chứa đựng toàn những biểu tượng và nguyên lý của chiêm tinh. Gần như không thể tách rời giữa "chiêm tinh" và "giả kim". Nhà tâm lý học Thụy Sĩ Carl G. Jung từng nói rằng, "Không ai có thể hiểu Giả Kim được nếu không có sự ảnh hưởng từ bà chị cả Chiêm Tinh ..."

Trong cuốn sách "Niên Đại của Các Vương Quốc Cổ" (Chronology of Ancient Kingdoms) của Newton xuất bản vào năm 1728 ngay sau khi ông chết, Newton không những tường thuật lại về nguồn gốc của chiêm tinh học mà còn nhắc đi nhắc lại đến 3 lần. Ông nói về câu chuyện sự phát minh của chiêm tinh học ở Hy Lạp bởi Nichepsos, hay Necepsos, một trong các Vị Vua của Hạ Hy Lạp (Lower Egypt) và thầy tế của ông, Petosiris. Newton cũng nói rằng người Chaldean (Can-đê) ở xứ Babylon là những thuộc địa của người Hy Lạp đã được huấn luyện bởi vị thầy tế này và giòng giống của họ trở nên nổi tiếng về chiêm tinh. Và ông lập lại thêm 2 lần nữa trong cùng một cuốn sách. Sẽ khó hiểu tại sao Newton lập lại câu chuyện này thường xuyên, ngoại trừ trường hợp ông làm theo phản xạ trong tiềm thức, hay chú ý đặc biệt đến huyền thoại này.

Có lẽ, Newton là một trong những người có "tư tưởng khoa học" vĩ đại nhất trong lịch sử, nhưng ông thật ra không phải là một "nhà khoa học" (scientist), vì từ này chỉ xuất hiện sau khi ông mất được hơn 100 năm. Newton có những ý tưởng và đam mê không giống như hình ảnh mà chúng ta nghĩ về ông ngày hôm nay. Ông dành phần lớn cuộc đời không phải để nghiên cứu các nguyên lý thiên văn hay toán học mà chúng ta đều biết, mà thật ra là để nghiên cứu ngành giả kim, tiên tri Kinh Thánh và các niên đại về người cổ xưa. Theo tiêu chuẩn ngày nay, cũng sẽ khó phân loại Newton hoàn toàn là một nhà khoa học có đầu óc máy móc và lý trí lạnh lùng, vì phải kể đến những nghiên cứu về tôn giáo và giả kim của ông và chúng chiếm hầu hết phần lớn cuộc đời và công việc của Newton. Nghịch lý về cuộc đời Newton nằm ở chỗ, ông được cho là người nổi tiếng đã có công làm cho "phép thuật" và "huyền bí" càng trở nên "không còn chỗ đứng", nhưng ông đạt được điều đó bằng cách "trầm mình" sâu hơn vào chính những điều mà ông được tôn vinh là "kẻ phá hủy".

Cho đến những hé lộ mới gần đây, những điều chúng ta lâu nay vẫn lầm tưởng hay chưa biết về Newton trong lãnh vực giả kim và thần học là vì 2 quá trình quan trọng sau thế kỷ 17: ngành giả kim bị dẹp bỏ và sự tách rời giữa tôn giáo và khoa học. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, càng ngày những người nghiên cứu các môn huyền bí như giả kim và chiêm tinh càng ít đi hoặc trở nên lén lút. Và Newton cũng đã không xuất bản bất kỳ cuốn sách nào ông viết về chủ đề giả kim trong xu hướng này, dù ông vẫn còn nghiên cứu đến gần thập kỷ 1730. Vì lý do chính trị phức tạp trong bối cảnh nội chiến diễn ra ở Anh Quốc, Hội Hoàng Gia Anh đã nỗ lực bảo vệ hình ảnh và vị trí của Newton sau khi ông chết, bằng cách cố tình bưng bít mọi hoạt động và tài liệu về ngành giả kim của ông. Tất cả tài liệu về môn giả kim ước lượng hơn 2 triệu 400 ngàn chữ đã không được xuất bản và giao trả về cho gia đình của Newton. Đến cuối thế kỷ 18, một gia đình giàu có đã thừa hưởng bộ tài liệu này từ người cháu của Newton và cho xuất bản một số tài liệu của ông, qua bộ sách 5 quyển có tựa đề "Isaaci Newtoni Opera". Trong đó, tác giả (là một linh mục) đã không nhắc bất kỳ điều gì đến các nghiên cứu giả kim của Newton cũng như niềm tin kín đáo của Newton rằng hình ảnh Ba Ngôi trong học thuyết Thiên Chúa Giáo là một sự sai lầm.

Một số tác phẩm từ các nhà sử học hâm mộ Newton từ thời ông còn sống cũng bưng bít thông tin sự thật về Newton, như William Stukeley, Ngài David Brewster, Gale Christian, Richard Westfall và người cháu của ông là John Conduitt. Cho đến khi bộ tài liệu của Newton được đem ra đấu giá tại Triển Lãm Sotheby, London vào năm 1936, hình ảnh sự thật về Newton là một con người loạn thần kinh, cuồng si và đam mê huyền bí mới dần dần xuất hiện. Phần lớn bộ tài liệu này được một nhà kinh tế học người Anh, Chúa Công (Lord) Maynard Keynes, đã mua lại. Sau khi xem xong, ông Maynard đã làm sốc cả Hội Hoàng Gia Anh vào năm 1942 trong một bài diễn thuyết khi nói về Newton:

"Từ thế kỷ thứ 18 đến nay, Newton đã đến như một người đầu tiên và vĩ đại nhất trong các nhà khoa học hiện đại, là một nhà duy lý đã dạy chúng ta biết suy nghĩ theo xu hướng của lý luận lạnh lùng và không màu sắc. Tôi thấy ông không phải là người như vậy. Tôi cũng không nghĩ những ai đã xem qua nội dung của chiếc thùng mà ông đã gói lại khi rời đại học Cambridge vào năm 1696 rồi lưu lạc một phần và cuối cùng đã đến tay chúng ta ngày nay, có thể cho ông là như vậy. Newton không phải là người đầu tiên trong kỷ nguyên của lý luận này. Mà ông chính là người cuối cùng của các pháp sư còn sót lại, người cuối cùng của giòng giống Babylon và người Sumerian, là khối óc vĩ đại cuối cùng, sở hữu cặp mắt giống như những vị tiền bối đã xây dựng lên khối tài sản trí tuệ của chúng ta từ ít nhất 10 ngàn năm trước. Isaac Newton, một đứa con sinh sau đẻ muộn, không cha vào mùa Giáng Sinh lạnh lẽo năm 1642 ấy, cũng là đứa con thiên tài cuối cùng mà người Magi có thể chúc phước và nuôi nấng lên."

Maynard cũng mô tả Newton là một pháp sư cổ đại với một chân trong thế giới hiện đại và một chân trong thời Trung Cổ - một sự trộn lẫn giữa Copernicus và Faustus, và sự nghiên cứu về giả kim của ông cũng quan trọng như nghiên cứu về vật lý. Từ thời điểm đó trở đi, một hình ảnh mới bất toàn hơn và nhân tính hơn về Newton đã xuất hiện. Các học giả bắt đầu khám phá ra một mặt đen tối hơn của Newton, và trong quá trình đó, họ tìm ra sự liên hệ giữa các ý tưởng về giả kim với nền tảng khoa học và toán học của Newton. Một nhà sử học nổi tiếng người Mỹ, bà Betty Jo Dobbs, đã xuất bản 2 cuốn sách nói chi tiết về vấn đề này. Bà Betty cho rằng môn giả kim đã ảnh hưởng khá nhiều đến tư tưởng của Newton và những nguyên lý về giả kim đã được áp dụng vào các định luật lực hấp dẫn nổi tiếng của ông.

Newton cũng tin rằng, ít ra sao chổi cũng có tác động nào đó trên cuộc sống của con người. Trong cuốn sách "Tiên Tri và Quyền Năng, Chiêm Tinh Học trong Anh Quốc Thời Cận Đại" (Prophecy and Power, Astrology in Early Modern England), tác giả Patrick Curry cũng cho rằng lý thuyết về lực hấp dẫn rất giống với các ảnh hưởng trong chiêm tinh - "tác động chung ở một khoảng cách". Khi bị các nhóm chỉ trích tấn công, Newton lướt qua vấn đề khi nói: "Tôi chẳng lồng giả thuyết nào vào đây cả!" Thật ra, Newton đã sử dụng và lồng vào nhiều giả thuyết. Đây đơn giản chỉ là một cách đi vòng vấn đề, vì hầu hết cuộc đời của Newton dành vào việc giải quyết vấn đề đó. Những nghiên cứu về giả kim của Newton một phần là nhắm vào khám phá nguyên lý của lực hút. Nói "không giả thiết" về nguyên nhân của trọng lực cho phép ông tập trung vào việc trình bày phương diện toán học của những định luật đó. Cần phải giải thích làm sao chúng ta có thể phán đoán ra nó. Điều này phần lớn đã đúng và ứng nghiệm. Chúng ta có thể gởi người lên Mặt Trăng bằng những định luật Newton mà không cần hiểu gì về phần "tại sao" của lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn ngày nay đã trở thành một đặc tính "huyền bí" có thể chấp nhận được rộng rãi.

...

Hãy nhớ rằng, chúng ta không những đang sống trong một thế giới VẬT CHẤT, mà còn ở trong một thế giới TÂM LINH. "Khoa học" hiện đại chỉ quan tâm đến "vật chất" và những gì "vô tri vô giác", trong khi các tôn giáo và chiêm tinh học cố gắng bảo tồn và phát huy các giá trị "tâm linh". Không thể nói "cái nào CẦN hơn cái nào", vì chúng ta cần hết cả 2 cái để gọi là một "cuộc sống" hoàn chỉnh. [CCT]

Phiên bản 1.0.3, xuất bản ngày 6/4/2014, sửa chữa ngày 7/4/2014 bởi Chòi Chiêm Tinh (https://www.facebook.com/choichiemtinh)