Sunday 27 April 2014

Placidus vs. Whole House

HỎI: Xin lỗi chú cho cháu hỏi tý, kiến thức cơ bản nhưng cháu đọc ko thấy trong note nên đành phải pm hỏi riêng. Khi lá số đc chia theo định dạng placidus thì 1 số trường hợp MC IC ko giống với kiến trúc thông thường ngay như bài cách lấy 1 là số của chú trong ví dụ cũng là AC ma kết mà MC lại bọ cạp nếu theo thông thường thì MC phải thiên bình, nếu chia lại theo whole sign thì các nhà lệch hẳn so với lá số kiểu kia vậy trường hợp bị lệch MC IC thì nên hiểu theo cách nào ạ

CCT: Với cả 2 hệ thống, MC/IC được tính dựa trên vĩ tuyến của nơi sinh của người chủ lá số.

Đối với hệ thống Placidus, AC là đường phân cách giữa cung Nhà 12 và 1, trong khi MC là đường phân cách giữa cung Nhà 9 & 10 (IC là giữa 3 & 4). Ngoài ra, AC cũng chính là đường chân trời của Trái Đất.

Trong hệ thống Whole Signs, AC & MC là những điểm di động: AC trên cung Nhà 1 và MC có thể từ Nhà 8 đến Nhà 12, và AC cũng đánh dấu đường chân trời của Trái Đất.

Cách tính vị trí AC/MC trên vòng Hoàng Đạo của Placidus và Whole Sign cũng GIỐNG NHAU, nghĩa là nếu AC của Placidus là 10° Cự Giải thì bên Whole Sign cũng là 10° Cự Giải (và Cự Giải là cung Nhà thứ 1).

Như vậy, về cơ bản, 2 hệ thống đều tương đồng về vị trí các sao/hành tinh/điểm quan trọng trên vòng Hoàng Đạo, chỉ có cách phân chia "cung Nhà" là khác nhau, và cách diễn giải ý nghĩa vì thế sẽ khác nhau => công dụng của mỗi hệ thống cung Nhà khác nhau. Ví dụ, Placidus phù hợp cho trường phái Chiêm Tinh Nhân Văn khi diễn dịch các "quá trình diễn biến" (evolution) trong nội tâm con người. Hiện nay trên mạng tràn ngập các tài liệu được viết cho Placidus, và đó là tại sao những bạn mới tìm hiểu sẽ thường "đụng phải" hệ thống Placidus đầu tiên.

Trong khi đó, Whole House là trường phái cổ điển của chiêm tinh (có từ thời khai sinh chiêm tinh học, ít nhất vài ngàn năm trước khi phát minh ra hệ thống Placidus) chú trọng về động lực / vị trí / độ quay / tốc độ của các hành tinh trên vòng Hoàng Đạo hơn là các "house". Từ hệ thống Whole House nguyên thủy xa xưa, đến nay đã có hàng trăm hệ thống phân chia cung Nhà sau đó được phát minh ra, trong đó có Placidus, nhằm đáp ứng một số vấn đề "kỹ thuật" khi nghiên cứu chiêm tinh học.

Mỗi hệ thống cung Nhà chỉ đáp ứng / giải quyết cho 1 vấn đề nào đó trong chiêm tinh học và có công dụng riêng, và không hệ thống nào dùng cho "mọi trường hợp". Ví dụ, hệ thống Placidus chỉ áp dụng cho những người sinh ra từ vĩ tuyến 66° trở xuống. Nếu bạn sinh ra tại 66° trở lên thì bạn không thể dùng Placidus mà phải dùng hệ thống cung Nhà khác cho lá số của mình (?!) ... Trong khi đó, Whole House áp dụng cho mọi người, dù bạn có sinh ra ở vĩ tuyến nào.

Thật ra, Placidus có diễn dịch kiểu nào đi nữa, rồi cũng quy về hướng "Whole House". Ví dụ, Kim Tinh đóng ở 5° Song Tử, và cung Song Tử bên Placidus bắt đầu từ cung Nhà thứ 4 và phủ lan qua cung Nhà thứ 5. Ranh giới giữa cung Nhà 4 và 5 là 10° Song Tử => như vậy, người mới tìm hiểu sẽ cho rằng Kim Tinh thuộc về cung Nhà 4. Theo kiểu Placidus, ban đầu người ta sẽ diễn dịch rằng Kim Tinh thuộc về cung Nhà 4, nào là cung Nhà 4 có cái "đuôi" Song Tử có "dính" Kim Tinh trên đó và blah, blah, blah, blah v.v... Nhưng khi xét về vận hạn tiến trình (progression), Kim Tinh sẽ di chuyển tới trước về hướng cung Nhà 5 => mục tiêu của Kim Tinh thật ra là một sự "tiến hóa" từ cung Nhà 4 -> (chuyển "pha" qua) cung Nhà 5. À ha ! Một cách suy nghĩ dài dòng, và tôi đã từng bị vấp phải cái "bẫy" này. Nếu bạn nghiên về trường phái chiêm tinh Nhân Văn 100% thì hệ thống Placidus là phù hợp vì nó chuyên sâu về "tâm lý" con người, và hệ thống Placidus là 1 công cụ tốt để giải thích cho những vấn đề "nội tâm" này.

Trong khi đó, bên "Whole House" (trọn cung) thì cung Nhà 5 sẽ "ôm trọn" cung Song Tử: "Song Tử là cung Nhà 5" và "cung Nhà 5 là Song Tử", và cung Song Tử không có "lấp liếm" gì đến cung Nhà 4 cho thêm "phức tạp". Kim Tinh ở 5° Song Tử thì là cung Nhà 5. Chấm hết. Nếu có đụng gì đến cung Nhà 4 thì đó có thể là vấn đề khi xét về "chủ tinh", vì nếu cung Nhà 5 là Song Tử, thì cung Nhà 4 phải là Kim Ngưu, và Kim Tinh là chủ tinh của Kim Ngưu - tức cung Nhà 4 => Kim Tinh "đem" những vấn đề của cung Nhà 4 sang Nhà 5 để "thể hiện".

Ngoài ra trong "Whole House", vị trí của điểm AC cũng rất quan trọng. Nếu AC là 10° Bảo Bình (và Bảo Bình là cung Nhà 1), thì điểm 10° tại các cung Nhà / Hoàng Đạo khác cũng trở thành những "điểm nóng", nhất là khi có hành tinh đóng tại vị trí đó bẩm sinh hoặc trong vận hạn có hành tinh đi qua v.v...

Tôi không nói hệ thống nào "tốt hơn" hệ thống nào, vì tùy theo MỤC ĐÍCH sử dụng và cách diễn dịch của bạn. Để vận dụng tốt các hệ thống cung Nhà, điều quan trọng là bạn cần nắm vững "triết lý" (hoặc "đạo lý") của 12 dấu hiệu Hoàng Đạo và các hành tinh khi gặp phải các vấn đề khác biệt về "cung Nhà" trong chiêm tinh học, vì "triết học" / "đạo lý" sẽ giúp giữ vững nguyên vẹn tính "khách quan" trong lập trường/suy nghĩ của bạn.

Nguồn: https://www.facebook.com/choichiemtinh