Wednesday 29 October 2014

Thổ Tinh và sự trưởng thành

Có bao giờ bạn từ chối không muốn làm cái gì đó mà bạn biết rõ nó thật ra sẽ là TỐT cho bạn ? Tôi nghĩ đây là một điều thường xảy ra. Sâu thẳm bên trong thâm tâm, một người có lẽ biết mình nên phải làm gì, nhưng vẫn trốn tránh thực hiện nó. Đối với nhiều người, sự nhận thức đó chẳng chôn giấu đi đâu cả mà lúc nào cũng hiện diện sờ sờ ngay trong suy nghĩ của họ, nhưng họ cũng vẫn không làm điều đó !

Thông thường người ta chần chừ là vì điều mà họ nên làm là một chuyện KHÓ (Thổ Tinh). Đôi khi họ lo sợ (Thổ Tinh). Cũng có khi người đó chưa muốn tự hạ "cái Tôi" của mình (Thổ Tinh), cho nên chuyện gì rồi cũng xảy ra - đó là họ sẽ thất bại (Thổ Tinh). Họ thất bại (Thổ Tinh) trong mọi thứ theo thời gian (Thổ Tinh).

Ý tôi muốn nói ở đây là sự thất bại do LO SỢ, hay thất bại vì tính LƯỜI BIẾNG ở mức độ nào đó, muốn "ngồi mát ăn bát vàng", chỉ muốn hưởng thụ dựa trên sức lao động của người khác (ỷ lại hay bòn rút từ người chồng, vợ, cha, mẹ, gia đình, người yêu, người dưới quyền, đối tác, v.v...)

Nếu một người từ chối không muốn làm cái gì đó mà sẽ thách thức họ một cách không mấy thoải mái, họ sẽ không đi tới đâu quá xa. Nếu điều này cứ tiếp diễn, dần dần cuộc sống của họ sẽ tạo ra một mẫu hình, và mẫu hình đó sẽ xác định nên cuộc sống của họ.

Thổ Tinh chủ về sự TRƯỞNG THÀNH. Bạn cần phải vặn vẹo vươn mình để chui ra khỏi bụng mẹ - thoát ra khỏi cái ổ ấm áp nhưng ấu trĩ xưa nay của mình. Bạn càng chờ lâu chừng nào, nó sẽ càng khó chừng đó, và khả năng càng cao đó là bạn sẽ không còn muốn làm điều đó nữa. Không phải không thể chui ra, nhưng số người làm được điều đó thường xuyên chỉ là thiểu số.

Quá khứ dự đoán được tương lai. Nếu bạn không muốn thất bại, thì tốt nhất đừng là mẫu người thất bại. Để tránh điều này, bạn sẽ phải làm những thứ mà bạn không thích, và một số trong đó sẽ rất KHÓ.

Khi bạn gặp một người mà Thổ Tinh trong lá số của họ trùng tụ (0°) với Mặt Trời hay Hỏa Tinh của bạn, bạn sẽ bị thu hút bởi tính chính chắn và trưởng thành của họ. Có cái gì đó về họ mà bạn cảm thấy mình còn khiếm khuyết và luôn cần phải học hỏi thêm. Họ sẽ đóng vai trò "người thầy" (hay "người cha") để dạy dỗ và dẫn dắt bạn, nhất là trong những chuyện khó khăn mà bạn thường không muốn làm. Nếu Mặt Trời của bạn ở cung Nhà thứ 4, Thổ Tinh trùng tụ của họ sẽ tác động vào cung Nhà thứ 4, liên quan đến các vấn đề gia đình, nhà cửa v.v... Nếu là cung thứ 9, tác động đến tư duy, niềm tin, giáo dục, học hành, đi xa v.v.... Nếu không nhận thức được vai trò "thầy giáo" và giá trị tốt đẹp của "người Thổ Tinh", một số bạn có thể cảm thấy ngột ngạt, nặng nề trong mối quan hệ đó, không muốn chịu học hỏi thêm và sẽ tìm mọi cách để thoát ra. Những người này sẽ trở lại lối sống theo bản năng mà họ ưa thích, trở về cái vòng lẩn quẩn của sự thất bại.


Chòi Chiêm Tinh: https://www.facebook.com/choichiemtinh

 

Friday 19 September 2014

Thiên Quan, Thiên Phúc

Sưu tầm từ Lý Số Việt Nam

Thiên Quan quí nhân

Quan có nghĩa là chức quan (mỗi người giữ một việc gì để trị nước gọi là quan), ngôi quan (chỗ ngồi làm việc ở trong triều đình gọi là quan) hoặc là cái mũ

Thiên Phúc quí nhân

Phúc có nghĩa là sự tốt lành (Kinh Thi chia ra năm phúc: (1) Giàu (2) Yên lành (3) Thọ (4) Có đức tốt (5) Vui hết tuổi trời). Còn có nghĩa là giúp, tấm lòng, sự đùm bọc.

Theo VVT thì Thiên Quan là thần của Trời, Thiên Phúc là thần của Đất, chuyên ban phúc

Ngũ hành
Thiên Quan Quí Nhân hành Dương Hỏa
Thiên Phúc Quí Nhân hành Âm Thổ (LQT, VVT cho rằng hành Hỏa)
Kết hợp đủ bộ
Chỉ có bốn tuổi Ất, Mậu, Tân, Quí mới có đủ bộ

Quan Phúc: tuổi Mậu thì đồng cung (tại Mão), tuổi Ất, Tân, Quí thì tam hợp với nhau (Ất: Thìn - Thân, Tân: Tỵ - Dậu, Quí: Ngọ - Tuất), riêng tuổi Đinh thì có cách nhị hợp tại Dần - Hợi và tuổi Giáp thì có cách giáp Quan Phúc tại cung Thân (Mùi - Dậu)

Quan Phúc có đặc điểm là ngoại trừ tuổi Mậu và Thiên Phúc cho tuổi Canh, các tuổi khác thì sẽ kết hợp với Kình, Đà (hoặc cả hai) hay Lộc Tồn
Khi xét Quan Phúc thì cần xét trong mối quan hệ với các sao an theo năm, đặc biệt là có Khôi Việt hoặc Hao không. Có Khôi Việt thì gia tăng văn cách, có Hao thì chủ thay đổi hoặc hao tán

Ý nghĩa
Đây là hai phúc thiện tinh, chủ cứu khổn phò nguy, chủ gia tăng phúc thọ, giải trừ bệnh tật tai họa, hung nguy, đi với ác sát tinh không có hại, cư tại cung nào cũng chế khắc giải trừ bớt tai nạn họa hại, hội với sao nào cũng tốt cả. Hai sao này đóng đâu thì đem lại sự lành, sự thiện, là cứu khổ cứu nạn ở đó, gặp hạn xấu thì có thánh thần hoặc ân nhân giúp đỡ, tọa thủ tại Mệnh, Thân, Phúc, Thiên Di, Tật Ách rất hợp. Phú có câu:

Thiên Nguyệt Đức, Giải Thần tàng (có Giải Thần),
Cùng là Quan Phúc một làng trừ hung
(Thiên Đức, Nguyệt Đức, Giải Thần, Thiên Quan, Thiên Phúc đều là các sao giải họa)

hoặc:
Quí nhân bất nhập Quí hương nan giải hung tinh chi hoạch nhiễu (17)
(Mệnh Thân có hung tinh quấy nhiễu nếu không có Thiên Quan, Thiên Phúc quí nhân hội họp tất không giải trừ được tai ương họa hại)

Tọa thủ tại Mệnh thì:
Nhân hậu, từ thiện, hiền lành, khoan hòa, hay làm việc thiện, hay giúp đỡ người, là người tu nhân tích đức
Có phật tính, có lòng hảo tâm, thiện ý, thương xót người, có đạo đức rất lớn, có đức độ
Có tín ngưỡng, tôn giáo, tin tưởng vào Phật Trời, nhân quả, dễ có khuynh hướng đi tu hoặc nghiêng về đạo giáo
Do hay giúp người nên cũng thường được người giúp lại
Có danh vị, nếu chiếu Thân Mệnh thì đỗ cao (TQT)
Thiên Quan, Thiên Phúc thủ trung,
Tôn tăng (tôn kính tăng sĩ), kính Phật, dốc lòng thiện gia
Thiên Quan, Thiên Phúc tu hành,
Tứ Sát vượng địa đã đành minh huy
Các bộ sao kết hợp
Quan Phúc đi với Khôi Việt thì rất có lợi cho công danh thi cử
Sao Quan, Phúc cùng Khôi Tinh, lâm chung Thân Mệnh đề danh bảng rồng (10)
(Mệnh Thân có Khôi Việt tọa thủ gặp Thiên Quan, Thiên Phúc thì thi đỗ cao)
Thiên Phúc gặp Tả Hữu thì làm về nghề thầy thuốc rất có ích, rất nổi tiếng, cứu giúp được nhiều người (Tả Hữu)
Phụ Bật Thiên Phúc đồng viên (đồng cung), ngôi cao chính viện, danh truyền y quan (9)
Tả Hữu Quan Phúc đồng sàn. Chính tinh đắc địa rõ ràng lương y
Phụ Bật Thiên Phúc nhàn cung. Ngôi cao chính viện, danh truyền y sư (VVT)
Phụ, Bật Thiên Phúc kia là. Chức quan tư viện ấm nhà y lâm (B108)

THIÊN QUAN (Hỏa) THIÊN PHÚC (Hỏa)

Thiên Quan Thiên Phúc nhắc nhở ta rằng đời này không phải chỉ có thắng thua; mà còn có những giá trị khác, như sự hy sinh vì tha nhân chẳng hạn.

Thường thì ít khi hai lực lượng này chạm trán. Nhưng khi chạm trán rồi tất gây mâu thuẫn, vì tất cả đều phải thể hiện ra trong một người.

Cần hiểu rõ ý nghĩa Quan Phúc. Quan Phúc ứng với sự kềm chế bản năng. Bản năng chế ngự được thì được thưởng, không chế ngự được thì phải sao đây? Dĩ nhiên phải chịu hậu quả xấu, bằng không thì còn gì là lẽ bù trừ của thuyết âm dương nữa?

Nhưng chế ngự là gì? Thí dụ dễ hiểu: Thấy cái bánh ngon trước mắt mà kềm lại không ăn, đó là chế ngự. Thấy sắc, lòng xốn xang mà không vọng động, đó là chế ngự.

Muốn chế ngự bản năng thường phải có nghị lực cao. Bởi vậy (theo tôi) có một cách tiên quyết để xem Quan Phúc tốt hay xấu: Xét mệnh có vững hay không.

Nhớ rằng "tốt hay xấu" đây là nghĩa bình thường của cuộc đời. Chứ xét trên lý nhà phật thì y như nhau, đều là thử thách, tức là đều tốt đẹp cả. Cái tên Quan Phúc vì thế không sai nếu không muốn nói là có ý nghĩa hết sức thâm sâu.

(Một cách khác để hiểu là so sánh Quan Phúc với quan cách của khoa bát tự. Mệnh cường quan cách hiển vinh, mệnh nhược quan là tai họa.)

Theo thiển ý, Quan Phúc chỉ có nghĩa giản dị là dính líu đến tính "tu hành". Người tu hành không đòi hỏi sự công bình, mà phải chịu phần lỗ thay cho thiên hạ.

Nhưng như vậy cao cả quá, khó thực hiện. Thực tế hơn, tôi cho rằng cung nào có Phúc, có Quan thì mọi việc dính líu đến cung ấy đừng nên đòi hỏi sự công bằng. Làm được thế là sống đúng số, và góp phần vào việc "nhân định thắng thiên".

Thí dụ: Cung nô có Phúc. Bạn bè hay lợi dụng ta. Vậy là ta lỗ lã. Ta bực mình, bèn lợi dụng lại bạn bè cho huề, vậy là ta đòi lẽ công bình, nên chưa sống đúng với đòi hỏi của Phúc ở đây.

Lại thí dụ, cũng là nô có Phúc. Bạn bè không lợi dụng ta. Nhưng có một người bạn vào hoàn cảnh rất kẹt. Ta giúp thì chính ta cũng lâm vào cảnh khó khăn. Vậy ta chọn đường nào? Đây là thử thách mà trời đặt ra cho ta đó.

Tuy nhiên lại có một trường phái cho rằng Quan Phúc không phải bao giờ cũng có ý nghĩa tốt đẹp như thế. Có rất nhiều bậc chân tu có Quan Phúc cư tại mệnh hoặc thân. Người ta thống kê được nhiều lá số của phường bất lương du đãng cũng có Q-P ở mệnh thân. Bậc chân tu và phương bất lương giống nhau ở chỗ cuộc đời họ có những thử thách mà người thường không gặp phải. Bắt họ phải chọn 1 trong nhiều con đường. Theo ý nghĩa "ma quân là bạn đạo" của nha Phật - thử thách là cơ hội cho người ta phát triển Phật tính. Còn theo những kẻ xung động, ích kỷ thì phản ứng lại bằng bản năng thú tính.

Vậy ra Quan Phúc không hẳn là các sao cứu khốn phò nguy mà còn là dấu hiệu cảnh báo rằng đó là nơi có nhiều khó khăn thử thách. Người đáp lại bằng cái nhân tu hành, làm thiện, có lòng nhân từ thì sẽ được hưởng quả phúc về sau. Còn kẻ gieo ích kỷ, đòi thắng đời, thắng người thì sẽ nhận được quả đắng. Hoạ phúc cứ thế mà giáng xuống.

1. Ý nghĩa của thiên quan, thiên phúc: Cả 2 đều là phúc tinh và đồng nghĩa với nhau:
a. Về tính tình: - có thiện tâm, nhân hậu, hiền lành, đức độ, hay làm việc thiện, hay cứu giúp người - có tín ngưỡng, tin tưởng nơi Phật Trời, nhân quả - có khiếu đi tu, có thể đắc quả Hai sao này giống nghĩa với Tứ Đức và Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần
b. Về phúc thọ: - chủ sự cứu giải tai họa, giảm bớt hung nguy - giảm bệnh tật - tăng phúc thọ do việc tu nhân tích đức, giúp người, người giúp

2. Ý nghĩa của thiên quan, thiên phúc và một số sao khác: - Thiên Tướng, Riêu, Y và Thiên Quan, Thiên Phúc: bác sĩ rất mát tay, lương y chữa bệnh giỏi
- Cơ Nguyệt Đồng Lương, Thiên Quan, Thiên Phúc: lương y, người hảo tâm, phúc thiện, hay làm công tác xã hội.
- Tử, Tham đồng cung: đi tu, cứu độ được nhiều người.

3. Ý nghĩa của thiên quan, thiên phúc ở các cung: Đóng ở bất luận cung nào, 2 sao này đều mang lại sự lành, sự thiện cho các cung đó. Tốt nhất là ở cung Mệnh, Thân, Phúc, Di, Tật.
a. ở Quan hay Di, Mệnh: Hay giúp đỡ người khác và được nhiều kẻ khác giúp đỡ.
b. ở Tài: Hay dùng tiền bố thí, cúng đường, sử dụng tiền bạc vào mục đích lương thiện, xã hội.
c. ở Điền: Có khi hiến điền, nhà cửa cho việc nghĩa.
d. ở Hạn: Được nâng đỡ, giúp đỡ trong công danh, tiền bạc.


Hầu hết các tác giả đều đồng ý là như vậy ngoại trừ Quản Xuân Thịnh viết khác một chút:
Phụ Bật Khúc Tướng đồng viên. Ngôi cao chính viện, danh truyền y quan (QXT)
Thiên Quan rất hợp với Thiên Tướng tại cung Quan Lộc, chủ vinh hiển
Tự nhiên nên hiển vinh ghê,
Thiên Quan Thiên Tướng ở về cung Quan (vinh hiển) (B114)
Nhưng nếu Thiên Quan gặp Thiên Tướng, Tấu Thư và hung tinh hội họp tại Mệnh thì có quan điểm cho rằng chỉ là thầy phù thủy hoặc là thầy tu
Quan (Thiên Quan) phùng Tướng (Thiên Tướng) Tấu (Tấu Thư) nghề chi, Mệnh hung tà đạo tăng ni kẻo nào (24)
Quan điểm này cần phải kiểm tra lại trong thực tế vì có nhiều câu phú khác nhau về vấn đề này như:
Quan phùng Tướng Tấu nghề chi, Mệnh phùng tả đạo tăng ni kẻo nào

hoặc:
Quan Phù, Tấu, Tướng nghề chi, Mệnh phùng Tả Hữu tăng ni kẻo nào (QXT)
Quản Xuân Thịnh thì cho rằng Thiên Phúc gặp Thiên Cơ, Hồng Loan, Tang Môn thì khéo léo về may mặc:

Khéo nghề kim chỉ vá may,
Cơ, Tang, Hồng, Phúc ở rầy Mệnh cung (QXT)
nhưng cần xét lại câu phú trên, vì cũng có câu phú cho rằng:

Khéo nghề kim chỉ vá may,
Hồng Đào Tấu Vũ ở đầy Mệnh cung (NMB, VT)
Tử Tham Quan Phúc đồng cung: đi tu, cứu được nhiều người (VVT)
Cơ Nguyệt Đồng Lương, Quan, Phúc: lương y, là người hảo tâm, hay làm công tác xã hội (VVT)
Thiên Tướng Riêu Y Quan, Phúc: lương y chữa bệnh rất giỏi, bác sĩ rất giỏi (VVT)
Quan hay Phúc gặp Hình Kỵ hoặc Thiên Đồng hãm địa tại Nữ Mệnh: có lòng từ thiện nhưng hay thay đổi tính tình, ưa thích đồng bóng (VVT)
Quan Phúc tại các cung:

Giải trừ tai nạn họa hại do các ác sát tinh gây ra, gia tăng phúc thọ
Quan, Di, Mệnh: hay giúp đỡ người và được nhiều người giúp đỡ

Phúc Đức
Quan, Phúc: nhà có phúc lớn, mồ mả tiền nhân chôn gần chùa (TQT)
Thiên Quan: đất đại quí (NMB)
Thiên Quan gặp Xương Khúc Khôi Việt, Khoa Quyền Lộc: văn khôi, cao sĩ (NMB)
Thiên Quan, Tham, Phá, Vũ: võ cách đến bậc công hầu (NMB)
Thiên Quan, Tuần, Triệt, Hoa Cái, Tấu Thư: xướng ca có tiếng tăm (NMB)
Thiên Quan, Đà, Kỵ, Riêu, Kiếp: bị tàn tật, hôn mê, ngu xuẩn (NMB)
Thiên Phúc: cuộc đất rất đẹp (NMB)
Thiên Phúc, Tử Phủ, Hồng Đào: trai làm phò mã, gái làm cung phi (NMB)
Thiên Phúc, Phá, Đà, Riêu, Kỵ, Tuần Triệt: là hung địa, trai làm đạo sĩ, ly tổ, phiêu lưu (NMB)

Điền
Có khi hiến tài sản cho việc nghĩa (VVT)

Tật Ách
Giảm trừ bệnh tật, tai nạn họa hại, bị bệnh có khả năng gặp thầy thuốc hay hoặc có người giúp đỡ

Tài
Hay dùng tiền bố thí, cúng dường, sử dụng tiền bạc vào mục đích lương thiện, xã hội (VVT)

Tử Tức
Có khả năng giải được cách hiếm muộn do Cô Quả gây ra
Thái Âm gặp Thiên Phúc tại cung Tử Tức thì đẻ con sinh đôi
Âm Dương sánh với Hỉ tinh (Thiên Hỉ),
Âm cùng với Phúc cũng sinh dị bào (B42)
NMB giải rằng Thái Âm Thái Dương gặp Thiên Hỉ ở Âm cung ở vào cung phúc cũng có anh chị em khác cha khác mẹ không hợp lý
Quản Xuân Thịnh thì ghi hơi khác:
Thái Âm hiềm có Thiên Cơ,
Âm cùng mấy Phúc đồng sinh lưỡng bào (QXT)

Hạn:
Được nâng đỡ trong công danh tiền bạc (VVT)
Cứu giải được một số tai họa hoặc giảm thiểu điều xấu do các sát tinh gây ra nếu có
Khả năng giải họa:
Không giải được sự thị phi đố kỵ do Cự Kỵ gây ra, giảm được xấu xa do Hóa Kỵ gây ra
Không giải được Thiên Tướng hay Tướng Quân gặp Tuần hay Triệt
Giải được hình khắc, hiếm muộn, cô đơn, hiếm hoi do Cô Quả gây ra, giải được cách hiếm muộn do Lộc Tồn gây ra, nhất là đi vơi Tả Hữu
Không giải được sự cô đơn do Đào Hồng Cô Quả gây ra
Không giải nổi cách đa phu do Đào Hồng gây ra, không giải nổi cách đa phu do Thiên Không Hóa Kỵ Hồng Loan gây ra, cho dù có đủ bộ
Không giải nổi Địa Không Đà La hãm địa đồng cung cho dù là có đủ bộ Quan Phúc, nhưng nếu có thêm Thiên Giải thì giải được
Không giải nổi tật về mắt (cận thị) do Thái Âm Hóa Kỵ Đà La gây ra
Đồng cung thì giải rất mạnh bộ Hình Riêu Không Kiếp, một sao thì không giải hết được
Không giải nổi Thiên Không, nhất là Thiên Không tại Tứ Mộ
Giải manh một sao Địa Không hoặc Địa Kiếp
Không giải hết bộ Hỏa Linh hội họp
Đủ bộ và nhất là khi kết hợp với Thiên Giải có khả năng giải được Địa Không, Linh Tinh hãm địa
Giải rất mạnh bộ Hình Riêu, nhưng không giải nổi Hình Riêu Cô Quả hội họp


Một số độc giả hẳn biết Quan Phúc không có mặt trong những sao nguyên thủy của khoa tử vi mà được thêm vào sau này. Nên không có gì đáng ngạc nhiên là ý nghĩa truyền thống của Quan Phúc được lấy thẳng từ các khoa mệnh lý dựa trên ngũ hành (gọi chung là các khoa ngũ tinh) đã sử dụng hai sao này trước Tử Vi. Nhưng nếu, trong khoa Tử Vi, Quan Phúc quả có vai trò cứu khổn phò nguy quan trọng nhý trong các khoa ngũ tinh thì tại sao người nghĩ ra Tử Vi lại bỏ sót chúng?


Dĩ nhiên ta có thể lập luận rằng nhân vô thập toàn nên chuyện thiếu sót đã xảy ra, nhưng lý luận này không ổn, vì Tử Vi là một cuộc cách mạng chống lại các khoa ngũ tinh. Muốn hoàn thành cuộc cách mạng này, người khởi xướng khoa Tử Vi chắc chắn phải là một bậc thầy của các khoa ngũ tinh. Cách giải thích hợp lý hõn là Quan Phúc đã bị liệt vào hàng ngũ vô số các thần sát khác mà người sáng lập khoa Tử Vi đã quyết định bỏ ra ngoài khoa học mới này.

Nhưng nếu vậy thì tại sao cách xem Quan Phúc có vẻ đúng (một thí dụ hiển nhiên là rất nhiều bậc chân tu có Phúc cư mệnh hoặc thân). Thắc mắc này theo đuổi người viết nhiều năm. May thay, trong thời gian ở Á châu người viết có cơ hội thấy nhiều lá số có thật của các phường bất lưõng du đãng.

Điểm lạ lùng là đa số (trên 50%) các lá số này có Phúc ở một trong ba cường cung Mệnh Phúc Thân; tức là khác đám đông một cách rõ ràng nhưng lại giống các bậc chân tu hoặc những người sống đời hy sinh vì nhân quần xã hội.

Các bậc chân tu và những phường bất lương du đãng giống nhau ở chỗ đời họ có những thử thách mà người thường ít gặp phải. Thử thách là những hoàn cảnh cực đoan, bắt buộc con người phải chọn một trong hai hoặc ba bốn con đường.

Theo ý nghĩa ma quân là bạn đạo của nhà Phật, thử thách là cơ hội cho người ta phát triển phật tính. Nhưng kẻ xung động, ích kỷ sẽ phản ứng lại thử thách bằng bản năng hoặc thú tính. Người viết giật mình mới hiểu ra rằng Quan Phúc không phải là hai sao cứu khổn phò nguy, mà là hai dấu hiệu, hai bảng cảnh cáo được thêm vào lá số cho người xem biết đâu là phương có nhiều khó khăn, thử thách.

Người đáp lại thử thách bằng cái nhân tu hành tất nhiên được hưởng quả phúc về sau. Kẻ đáp lại thử thách bằng cách gieo cái nhân ích kỷ tất nhiên sau này phải ãn quả đắng.

Tóm lại, phương nào có Quan Phúc, phương đó có khó khăn thử thách bắt người ta phải chọn lựa giữa thắng và thua. Người có lòng nhân từ sẽ chọn đường thua thiệt. Kẻ có tâm ích kỷ sẽ đòi thắng đời thắng người.

Họa và Phúc từ đó mà ra chứ chẳng phải vì hai ông thần Quan Phúc từ cao giáng xuống cuộc đời.

Góp ý của Dương Lương

Theo cách an của Thiên Quan và Thiên Phúc (theo hàng Can) thì hai sao này thường xuyên có sự liên hệ với Kình Đà (tam hợp, đồng cung hoặc xung chiếu Kình Đà) – ngoại trừ tuổi Mậu.

Như vậy theo bác VDTT, nhiều lá số có Quan Phúc lại thành phường bất lương du đãng hẳn có lý của nó. Nếu Quan Phúc nằm trong ba cường cung Mệnh Phúc Thân thì có đến 90% Mệnh cung lá số đó bị ảnh hưởng bởi Kình Đà. Nếu có thêm sát tinh hội họp hoặc Quan Phúc ko hội tụ đủ để cứu giải thì các lá số đó có nhiều khả năng biến thành du đãng khi Kình Đà tác hoại.
“Thiên Nguyệt Đức, Giải Thần tàng,
Cùng là Quan Phúc một làng trừ hung”
Quan Phúc ở đây có vai trò để cứu giải Kình Đà cũng như Thiên Nguyệt Đức ra sức lái đương số tránh khỏi Thiên Không. Có cứu được không cũng là tuỳ đương số và tuỳ cách cục kết hợp với các bộ sao khác.

Phú về Quan Phúc có một câu đáng lưu tâm:

“Sao Quan, Phúc cùng Khôi Tinh,

Lâm chung Thân Mệnh đề danh bảng rồng”

Tức là Quan Phúc đi với Khôi Việt dễ đỗ đạt cao, tiếng tăm.

Ở đây có lẽ Khôi Việt đã cải hoá bộ Kình Đà làm cho sức văn trong bộ này phát huy tác dụng đạt đến đỉnh cao. Như các lá số của tác giả kiếm hiệp Kim Dung và Nguyễn Du có thể hiện cách này.

Ý NGHĨA “TU HÀNH” CỦA QUAN PHÚC

Cách xem Quan Phúc sau đây hoàn toàn do tôi nghĩ ra, không theo sách vở nào cả, nhưng đã có khá nhiều chứng nghiệm, hy vọng chính là ý nghĩa đã thất truyền của hai sao này.

1. Tiên quyết: Phúc là chính, Quan là phụ. Phương của Phúc là nơi có những biến cố khiến ta phải chọn lựa, và phương của Quan thường giúp ta thấy ý nghĩa của biến cố này rõ ràng hơn. (Nếu tin cách này đúng rồi thì cũng có thể dùng cái lý của nó để chọn giờ sinh cho lá số trong một số trường hợp).

2. Sự chọn lựa ở phương có Phúc thường khá rõ ràng: Chọn một đường ta lỗ, chọn đường khác ta lợi hơn, hoặc hòa. Khuynh hướng bình thường dĩ nhiên là nên chọn đường thứ hai, nhưng muốn sống đúng theo cái lý của Quan Phúc thì phải chọn đường thứ nhất. Chọn đường thứ nhất tức là đã thực hiện ý nghĩa chân thật của sự “tu hành” (chịu lỗ lã dùm cho đời), bởi vậy mới nói phương của Quan Phúc là phương của tu hành.

Theo tôi mọi sự đều có nhân quả, sự lựa chọn của ta trong việc ứng với phương của Quan Phúc là nhân, rồi một lúc sẽ biến thành quả. Hai người có lá số y hệt có thể lựa chọn khác nhau, đây là một lý do khiến ta không thể dùng lá số Tử Vi khẳng quyết đời sống của người ta phải thế này thế nọ, mà phải xem họ ứng xử như thế nào nữa.

Phải có thử thách mới có đòi hỏi tu hành, nên phương của Phúc là phương của thử thách. Nhìn một lá số, thấy Phúc ở đâu, xác quyết ngay phương thử thách (theo ý nghĩa “tu hành”) ở đó.

Ý nghĩa tu hành của Quan Phúc rất giản dị. Khi có sự chọn lựa cứ chọn đường lỗ cho mình lợi cho người hoặc cho cuộc đời.

Người Việt ta có câu “tu là cội PHÚC, tình là giây oan”, có lẽ cái lý bao hàm trong câu này là nguồn gốc của tên sao Thiên Phúc.

Phúc ở Tử tức phải “Tu hành” thế nào?

Tử tức tại sao là cung đào hoa thì tôi sẽ không giải thích, vì nó là kết quả của một cách xem hơi lạ, thường gọi là phép hoán cung; có thể nói đây là một bí quyết to của làng tử vi Đài Loan đấy, nhưng nó không phải là bi quyết riêng của họ, vì 25 năm trước tôi đã gặp một ông thầy mù người Việt Nam xem theo cách này.

Thế nào là thử thách “đào hoa” vì có Phúc ở Tử Tức? Thí dụ thực tế là một người đàn ông đã có vợ con nhưng rất hợp tính với ta, và ta thấy người ấy rất “đàn ông”, “khí phách”, “hấp dẫn” … Người ấy một ngày theo đuổi, rõ ràng muốn ngoại tình với ta. Ta biết người ấy không có ý muốn bỏ vợ lấy ta, ta cũng biết ngoại tình là sai, nhưng ta biết rằng nếu từ chối sự tiến tới của người ấy thì từ đó trở đi liên hệ hai bên sẽ sứt mẻ, và ta không bao giờ được có những giờ phút vui vẻ bên cạnh người ấy nữa. Ngược lại, nếu ta ngoại tình với người ấy thì (theo sự suy nghĩ của ta) ta có những phút giây hạnh phúc (dù ngắn ngủi) mà không hại ai, vì đằng nào thì người ấy cũng không bỏ vợ lấy ta. Vậy ta phải làm gì?

Đây chính là một thí dụ về một đòi hỏi chọn lựa có tính “đào hoa” ứng với Thiên Phúc ở tử tức.

Thông thường hơn, khi Quan Phúc không hỗ trợ nhau ở thế tam hợp thì tôi cho rằng Phúc chỉ có ý nghĩa “tu hành” ở cung nó đóng. Thiên Phúc ở tử tức có nghĩa con cái sẽ là thử thách lớn của đời ta. Theo nghĩa thông thường thì phải luận là cung tử tức không tốt, nhưng theo nghĩa nhà Phật thì tử tức là cơ hội tu hành của ta. Như vừa sinh ra con đã tàn tật, ta có thương nó như những đứa con khác không? Như con gái ta mười mấy tuổi bỏ nhà theo trai, ta sẽ ứng xử thế nào? Có mở rộng vòng tay nhận nó trở về không? Có thương yêu bảo bọc nó như cũ không …

Hỏi

Trong ví dụ trên về ngoại tình hay không ngoại tình của bác thì cách nào là cách tu? Theo Tđ thấy lựa cách nào cũng bị thua cả.

VDTT trả lời

Cách nào ít gây hại cho cuộc đời hơn hết. Trong trường hợp trên phải dứt mà đi.
Thường thường dùng các quy luật mà nhà Phật đã xử dụng thì ít khi sai.
Thí dụ 1: Chồng ta ngoại tình. Ta có nhiều đường để chọn, trong đó gồm có:
  • Tạt át xít cho chồng ta sống dở chết dở ở một đầu cực đoan và hoàn toàn tha thứ cho chồng ta ở một đầu cực đoan khác.
  • “Hơi hơi” tha thứ (tức là cũng mắng chửi lung tung rồi đuổi ra khỏi phòng mấy ngày hoặc mấy tháng) có lẽ là đáp án vừa tu hành vừa thực tế.
Thí dụ 2: Ta có cơ hội ngoại tình “Một lần rồi thôi”, hai bên sẽ chẳng bao giờ gặp lại nhau, kín miệng thì muôn đời chẳng ai biết, chồng ta dù ba đầu sáu tay cũng chẳng thể nào khám phá ra.

Giải pháp phù hợp: Đừng ngoại tình (vì có trời biết đất biết, vả lại “muốn người ta không biết thì mình đừng có làm”).

Thiên Phúc cư Nô ý nghĩa gì?

Thiên Phúc cư nô có nghĩa trong đời sẽ có tối thiểu một lần nào đó ta phải có một chọn lựa quan trọng ảnh hưởng đến một người quen biết của ta, người ấy có thể là tình nhân, có thể là bạn đồng sự, có thể là nhân viên, có thể là xếp của ta. Đây sẽ là lúc trời đất thử thách trình độ tu hành của ta ứng với Phúc ở nô. Nhắc lại, chịu lỗ lã mới là tu hành, không chịu lỗ lã (bất cứ vì lý do gì) đều là đi ngược lại đòi hỏi tu hành của Quan Phúc.

Nhưng Phúc ở nô không có nghĩa là không nên lập gia đình, có khi phải lập gia đình (với sư tử Hà Đông hoặc kẻ vũ phu) mới đúng là tu hành đấy chứ! Tóm lại phải tùy hoàn cảnh đặc thù mà luận xét.

Quan Phúc ở cung Tật

Tật xung chiếu phụ mẫu nên đầu tiên phải tự xét xem liên hệ với phụ mẫu ra sao. Nếu không có vấn đề gì cả thì chú trọng vấn đề sức khỏe và tâm lý của bản thân mình.

Khi lớn tuổi coi chừng nhiều tật bệnh hơn người thường (hoặc phát triển tâm lý bất bình thường), nên đừng phí phạm sức khỏe khi còn trẻ.

Thiên Phúc cư Phúc cung, ý nghĩ tu hành ra sao ? Trích dẫn Van Helsing

Cuộc đời sẽ bầy ra cho ta những “thử thách” khi thì lên voi, hưởng vinh hoa phú quý tiền tài, lúc thì xuống chó, bầm dập nát tan. “Tu hành” của Thiên Phúc nghĩa là sao ? Khi ta đang trên đỉnh cao của vinh hoa phú quý, ta có tham đắm nó không, có cho nó là thực tại muôn đời hay không, có cho nó là do tài năng của ta tạo nên hay không, ta có tiếp tục lao vào con đường mưu tìm lợi ích cho riêng bản thân, tiếp tục tích luỹ của cài tiền bạc để duy trì cái sự sung sướng đó cho bản thân và gia đình ta hay không. Hay khi đem của cải tiền bạc ra bố thí có thực sự là muốn chia sẻ, bố thí với những người khổ sở hơn ta hay không, có thực lòng hay không hay chỉ là tích luỹ cho cái danh tiếng của ta.

Và khi rơi xuống lưng chó ta có hằn học, oán thù cuộc đời là bạc bẽo với ta không, có tìm cách trả thù đời không. Và nếu có nhận ra tất cả chỉ là hư ảo, thì có thật sự “sống” với cái hiểu biết đó hay không, hay chỉ là nói “cuộc đời là hư ảo” ở chót lưỡi đầu môi.

Thiên Phúc cư Phúc cung ý nghĩ tu hành là cuộc đời sẽ bầy ra cho ta thật nhiều “thử thách” : Vinh hoa phú quý = trợ duyên ; bầm dập, tan nát = nghịch duyên. Nếu thực sự nhận ra dù trợ duyên hay nghịch duyên cũng đều là hư vọng thì sẽ hưởng được cái PHÚC của trời.
Phúc cư phúc thì phải giữ mồm giữ miệng, kẻo dễ bị vạ miệng

Có hậu quả gì nếu không chịu “tu”?

Theo tôi đặc điểm của Quan Phúc là kết quả hoặc hậu quả có tính “quả báo nhãn tiền” (xem thêm phần cuối). Nhưng hậu quả thế nào khó biết vì có thể hiện ra ở nơi khác. Chẳng hạn ngoại tình (không thỏa điều kiện “tu hành” của Quan Phúc) thì rất có thể chồng ta vẫn không bỏ ta, nhưng con cái không nghe lời ta nữa mặc dù chúng không hề biết mẹ chúng ngoại tình. Chẳng hạn, cũng là ta ngoại tình khi hoàn cảnh cho phép (không “tu” theo Quan Phúc), sau đó ta sạt nghiệp trong một hoàn cảnh khó giải thích.

Cần phân biệt Quan Phúc với tác dụng tổng quát hơn của việc tu hành. Người sống theo Quan Phúc không phải là tu hành toàn diện mà là hành xử đúng theo đòi hỏi “tu hành” trong những sự việc liên hệ đến Quan Phúc mà thôi.

Có thể nhìn Quan Phúc là đòi hỏi tu hành có tính “quả báo nhãn tiền”. Nếu không “tu” theo Quan Phúc hậu quả xảy ra ngay trong đời này không phải đợi đến kiếp sau.

Như ta có Phúc trong Phu thê. Ta có thể bất hiếu, ức hiếp anh chị em trong nhà mà không thấy hậu quả gì cả (trong kiếp này thôi, và giả sử lá số tốt), nhưng ta không nhường nhịn vợ hoặc chồng ta thì có hậu quả ngay trong đời này.

Trích dẫn bài viết của KK Minh Tâm

Quan Phúc ở các cung:

Mệnh: là người thích làm phúc, bố thí cúng dường, trọng nghĩa khinh tài. Dù gặp Sát Tinh cũng vẫn cứ tốt! Gặp Không Kiếp cũng không thể phá hại được. Người có căn tu trong nhiều đời kiếp, mọi việc xấu tốt sắp tới có giác quan thứ 6 linh cảm biết trước. Hoặc ở Mệnh, nếu đương số chí thành mở miệng kêu trời cứu thì sẽ có trời CHE, nếu kêu đất cứu thì sẽ có đất CHỠ, những người này cầu nguyện sẽ có thần linh đến chứng dám, cứu giúp. Nếu chí nguyện tu hành, thì sẽ có Long Thần Hộ Pháp đến che chỡ đỡ đần

Phụ Mẫu: nếu họ khá giả thì họ sẽ lo cho cha mẹ, nếu họ nghèo khổ thì được cha mẹ lo, và luôn được hưởng phúc lộc do cha mẹ để lại bằng Âm Đức hay Dương Đức.

Phúc: Có Duyên với Tổ Nghiệp, hoặc trong dòng họ đời trước có tu bồi nhân lành lớn, hoặc có người tu hành chuyển nghiệp cho dòng họ… Hoặc dù mồ mã hay trong dòng họ có gặp xấu cũng gặp chân sư cứu giúp giải trừ hay chuyển đối…

Điền: thì có người để gia tài lại cho giống như Quang Quý. Đồng thời có thể đứng ra thành lập những cơ quan từ thiện, tuỳ theo nhiều ít, tuy theo cùng điền tốt xấu. Của cải vật chất họ có thể cho người không luyến tiếc. Ai xin nếu họ có thể cho thì cho ngay, bất kể vật đó quý giá đến đâu. (Đây là loại người Thí Vô Uý. Tại sao lại gọi là thua lỗ?).

Quan: Nếu số tốt liên quan đến tu hành, hoặc có thể làm trong bang Hộ Trì Tam Bảo hoặc đi tu, hoặc làm việc trong các cơ quan từ thiện, nhân sinh…

: có Duyên chơi được với bạn bè tốt hoặc các bạn đồng tu, hoặc các tiên nhân (không phải mấy ông tiên đánh cờ hay nhậu nhẹt đâu nhé), hoặc được cơ hội học hỏi các bậc chân tu đắc đạo…

Di: Ra đường gặp quý nhân giúp đỡ, dễ gặp cơ may đến những nơi an lành, thường gặp thuận lợi tốt đẹp… nói chung ra đường dễ gặp thiên thời địa lợi nhân hòa.

Tật: gặp nạn thường có quý nhân hay thần linh che chỡ. Dĩ nhiên, ở cung Tật thì không bằng cung Mệnh, vì lỡ Mệnh xấu hay Vận xấu có thể chết yểu như thường.

Tài: Có thể cho tiền của hoặc đôi khi ngay cả gia tài sự nghiệp để làm từ thiện. Những người dám bố thí những mãnh đất công viên, thư viện… phải có Quan Phúc trong Mệnh Thân và Tài Điền hoặc xung hoặc giáp hợp. Đây là loại người Thí Vô Uý. (Thiết tưởng người có tiền cho như vậy sao gọi là thua lỗ về tài được).

Tử Tức: Nếu cung Tử Tức xấu xa, có Quan Phúc thì nuôi con nuôi sẽ có con (đây gọi là làm phúc để được phúc), hoặc chẳng cần phải xin con nuôi, chỉ cần chí thành cầu đảo như ăn chay nằm đất hay tụng Kinh trì Chú… thì nhất định sẽ có con (vì người có Nhân Duyên từ những đời trước sẽ đầu thai đến làm con). Nếu cung Tử đẹp thì con là thần nhân giáng thế. Khác hơn Ân Quang Thiên Quý vì đối với Quang Quý nếu cung Tử xấu xa, thì cho dù là con nuôi hay con ruột vẫn trở thành phá gia chi tử như thường.

Phu Thê: Vợ chồng là người có lòng từ thiện, chí ít đó là người chồng hay vợ đã có Duyên Lành từ tiền kiếp. (Nếu Quang Quý ở cung Phu Thê là Duyên Nợ tiền kiếp, nếu gặp Sát Tinh thì đó là Nghiệp Quả phải trả, muốn bỏ cũng bỏ không được. Sống trong đau khổ). Nếu cung Phu Thê có Quan Phúc thủ, thì dù ở đó có Đào Hoa ngộ Không Kiếp, Hình vẫn thường an lành không đổ vỡ và không đau khổ (dù gặp khó khăn cũng có quý nhân giúp đỡ hay giải bày cho). Hoặc vận đến gặp cách đó cũng chẳng sợ. Thế mới biết uy lực cứu giải của Quan Phúc lớn mạnh đến mức nào.

Huynh Đệ: nếu họ khá hơn anh chị em thì họ sẽ lo cho Huynh Đệ, nếu họ nghèo khổ thì sẽ được anh chị em giúp đỡ. Và được giúp đỡ tận tình vô điều kiện.Ý vô tận ngôn, mong quý vị tự nghiền ngẫm và triển khai, hiểu ý thì mong hãy quên lời, chớ nên chấp chặt vào Văn Tự, mặt chữ.

Saturday 13 September 2014

Nghiệp

"Nghiệp" của mỗi người không ai giống ai và rất khác nhau, "mỗi nhà mỗi hoàn cảnh". "Nghiệp" có thể đến với từng người, hay từng một nhóm người. "Nghiệp" có một SỨC HÚT quyến rũ đến kỳ lạ và dù biết trước là "nghiệp" có thể "chết người", lắm lúc chúng ta dường như không thể "chọn lựa" hay tránh được "nghiệp" khi nó "đẩy đưa" đến với mình. Một cô gái phải lòng một chàng trai, và dù "không hợp tuổi" hay nhiều người đã "cảnh báo" cho cô gái đó, nhưng cô ấy vẫn "cố chấp" đi theo người đó dù hậu quả có là thế nào. Người khác sẽ cho rằng cô gái đó đang gặp "nghiệp" của mình, nhưng cô vẫn vui vẻ và hạnh phúc với chọn lựa đó. Một người mạo hiểm thích chơi môn thể thao trượt tuyết tốc độ cao hay nhảy dù bay từ trên núi lượn xuống cũng sẽ bất chấp mọi cảnh báo và rủi ro để theo đuổi đam mê của mình, đó cũng là "nghiệp". Hay các ngư dân phải ra biển đánh cá bất chấp mọi hiểm nguy vì đó là miếng cơm manh áo duy nhất và họ không có lựa chọn nào khác, đó cũng là cái "nghiệp" ... Khi gã đàn ông hãm hại một cô gái trẻ, có phải hắn là kẻ gây ra "nạn" này ? Chúng ta là "người thứ 3" nhìn vào sự việc thì sẽ nói như vậy. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thêm đầy đủ các thông tin nhiều hơn thì chúng ta sẽ thấy rằng chính cô gái "nạn nhân" cũng là người tạo điều kiện để THU HÚT gã đàn ông đó phạm tội. Bạn bị cướp hay bị trộm mất đồ cũng vậy: cả bạn và tên trộm cướp đều có lỗi và "tạo nghiệp" cho nhau. Cả 2 bên đều tương tác đồng loạt với nhau.

Dĩ nhiên, còn rất nhiều ví dụ về "nghiệp" mà tôi không thể nói hết ở đây, nhưng điều hiển nhiên mà tôi muốn nói đến về "nghiệp" đó là nó thường bắt đầu từ sự "chọn lựa" hay "tự do suy nghĩ" (free wills) của chúng ta. Khi một người A này "tạo nghiệp" cho người B kia, một trong những cách giải quyết "nghiệp" đó là người B tìm cách để nói chuyện với người A. Nếu người B là bạn, bạn có thể bắt đầu nói "Ok, tôi thật sự thông cảm và mến bạn đấy, nhưng tôi thấy chuyện xảy ra không 'đúng' cho lắm" và giải thích vấn đề mà bạn thấy. Nếu người kia đồng ý là "có vấn đề", bạn có thể chủ động đề xuất những cách để hóa giải tình hình. Nếu bạn vẫn không hiểu chuyện gì xảy ra hay phải giải quyết như thế nào, bạn có thể nhờ một người thứ ba có sự hiểu biết đúng đắn về tâm linh và vấn đề "tiền kiếp" để tư vấn giúp bạn.

Nếu tác nhân gây "nghiệp" cho bạn là một sự việc không có tư duy như đồ vật, thiên tai v.v... hoặc là một con người nhưng họ không nghĩ họ đang gây ra vấn đề, hoặc không tin vào "kiếp trước", hoặc "biến mất" không cho bạn cơ hội để gặp lại và nói chuyện, thì bạn phải CHẤP NHẬN điều đó, tôn trọng quyết định của họ và sống tiếp. Nhưng cách mà bạn "sống tiếp" như thế nào cũng là một điều quan trọng trong quá trình "giải nghiệp". Nếu bạn "không chấp nhận" mà lại tiếp tục "bực bội", "giận dữ", "chửi bới", "đổ thừa" cho "hoàn cảnh" hay người kia, cố gắng "nhồi nhét" hay thay đổi suy nghĩ của họ, bạn sẽ chắc chắn gặp một dịp lần khác để HỌC LẠI bài học "giải nghiệp" đó trong tương lai - có thể là cùng một tình huống, cùng một người đó, hay với một người khác. Ngược lại, nếu bạn không "phán xét" họ và thật sự mong muốn những điều tốt nhất và yêu thương nhất cho họ, nhìn lại sự việc ở một khía cạnh tích cực và khách quan, tìm cách "cho đi" nhưng không cần "nhận lại" mặc dù mọi việc đang rất "xui xẻo" không thuận lợi cho bạn đi nữa, thì bạn đang "biến đổi" và "siêu thoát" chính mình ra khỏi vòng luân hồi của riêng "nghiệp chướng" này và sẽ "nâng cấp" đi tiếp đến vòng đời cao hơn.

Tóm lại, sự "khôn ngoan" và hành động từ sự "khôn ngoan" đó - biểu tượng bởi tính chất của 4 dấu hiệu Hoàng Đạo: Song Tử/Nhân Mã và Xử Nữ/Song Ngư - sẽ giúp bạn "giải nghiệp" ở cuộc đời này. Mọi tôn giáo chính thống đều giúp con người "giải nghiệp" qua "niềm tin" vào một "Thượng Đế". Các tôn giáo đó đều dạy dỗ sự "yêu thương" và "ơn huệ" (grace) như là chìa khóa để hóa giải "nghiệp chướng". Nói cách khác, khi bạn rút ra được "bài học" cho mình mà không "đổ thừa" hay "trả thù", và học cách để "tha thứ" và "cám ơn" tất cả mọi trải nghiệm mà bạn có, thì bạn đang tự hóa giải "nghiệp" cho chính mình. "Nghiệp" là một luồng năng lượng mà bạn có thể chủ động thay đổi với những suy nghĩ yêu thương và TÂM lành, hơn là một cái gì đó "chết chóc", "khổ đau", "ải nạn". Sẽ có lúc, bạn đón nhận "nghiệp" như là những cơ hội để cùng với các linh hồn khác giúp cân bằng lại trật tự của vũ trụ, dù đó có thể đó là hiện hình của một "người yêu cũ" từng làm bạn khiếp sợ từ 3000 năm trước!

Chòi Chiêm Tinh: https://www.facebook.com/choichiemtinh


Phong Thủy và Nhân Quả

Trong quá trình nghiên cứu chiêm tinh, tôi cũng được học về bộ môn Phong Thủy. Vì thế, nhiều năm thực hành và chiêm nghiệm đã giúp tôi hiểu khá rõ các nguyên tắc, "thuật" và những giới hạn của Phong Thủy. Tôi thấy nhiều người, nhất là người Việt Nam, quá MÊ TÍN về những tác dụng và khả năng của Phong Thủy. Những quy luật của Phong Thủy là có thật và "khí" di chuyển trong nhà là một vấn đề hoàn toàn hợp lý và khoa học, nhưng nhiều người áp dụng Phong Thủy một cách "thái quá" mà quên đi một CHÂN LÝ và NGUYÊN TẮC về tâm linh vô cùng quan trọng: "Có Vận Mệnh thì mới có Phong Thủy".

Nói cách khác, Vận Mệnh "đi lên" thì Phong Thủy mới "đi lên". Vận Mệnh "đi xuống" thì Phong Thủy cũng theo đó mà "đi xuống". Phong Thủy có thể "hỗ trợ" chút ít cho Vận Mệnh "thoải mái" / "trơn tru" hơn, nhưng tuyệt đối ***KHÔNG THỂ*** thay đổi được Vận Mệnh. Vận Mệnh đang "xui" thì Phong Thủy có "tốt" mấy cũng sẽ trở nên vô dụng. Vận Mệnh đang "tốt" thì Phong Thủy dù có "xấu" mấy cũng sẽ dần dần được cải thiện.

Thực tế là bạn thấy các công trình của vua chúa xây dựng ngày xưa: về Phong Thủy thì chúng rất tốt đấy, nhưng chúng chẳng giúp ích gì khi các triều đại suy đồi lụn bại cùng với Vận Mệnh của các vị vua chúa đó. Nhìn các dinh thự của các "quan tham" ngày nay mà xem ? Khi tới ngày tới tháng của Vận Mệnh rồi các vị ấy bị "chống tham nhũng" thì bao nhiêu căn nhà có Phong Thủy tốt đấy đã có ích gì cho họ ? Chúng chẳng giúp ích gì cho gia chủ, nhất là những vị đã phải chịu tù tội lâu năm hay lãnh án tử hình. Khi Vận Mệnh "xui" thì dù có cả trăm "thuyền buồm đầu rồng" hay "con cóc ngậm đồng tiền", hàng ký tấm tranh "9 con ngựa" hay "lá bùa" trấn yểm dán tường, hay mấy bộ tượng "tỳ hưu" hay "long quy hổ phụng" gì đấy cũng sẽ chẳng giúp ích gì cho đương chủ với một Vận Mệnh đang "xuống dốc" như thế. Khi con người cố tình tạo "nghiệp ác" thì những tượng Phật với khói nhang nghi ngút trong nhà hay sân vườn ấy liệu có nghĩa lý gì ?

Trong Phong Thủy có trường phái "Phi Tinh", thật ra là xem Thái Tuế (Mộc Tinh) để thay đổi Phong Thủy trong nhà theo vận hạn hàng năm. Như vậy cũng chẳng khác nào "châm chế" sử dụng động lực của một hành tinh trong Vận Mệnh để thay đổi Phong Thủy. Như tôi nói ở trên, Phong Thủy thay đổi theo Vận Mệnh của bạn, chứ không phải Vận Mệnh chịu sự thay đổi theo Phong Thủy. Đây là nguyên tắc mấu chốt mà hầu hết nhiều người tôi gặp đều mắc phải sai lầm này.

Vận Mệnh còn được chi phối bởi 2 yếu tố "không gian" và "thời gian". Bạn bước ra khỏi nhà của bạn, thì bạn không còn chịu ảnh hưởng của Phong Thủy trong nhà bạn nữa, mà là Phong Thủy của khu vực, của đường phố, của siêu thị hay bất kỳ nơi nào mà bạn đi tới và dành thời gian ở đó. Vận Mệnh khiến bạn phải đi làm ở phương xa, tá túc tại một khách sạn nào đó vài ngày, thì bạn chịu ảnh hưởng Phong Thủy của khách sạn đó, ngay tại cái giường ngủ mà bạn nằm. Vận Mệnh tới hạn TỐT để bạn kiếm được nhiều tiền, hay "tài vận hanh thông", thì bạn mới có thể thỏa sức tiêu tiền vào "Phong Thủy", thuê thầy này bà nọ để giúp bạn cải thiện Phong Thủy cho căn nhà mà bạn cắc củm mới sắm được. Vận Mệnh tới hạn XẤU, con cái ăn chơi hút xách, vợ chồng chia tay nhau, phải tiêu tán tiền bạc hay chia của cải, tôi đố "Phong Thủy" nào gỡ được những chuyện này, ngoài việc dùng cái "Tâm", cái "Nhân" của con người để xoay chuyển "nghiệp quả" theo chiều hướng tốt nhất ?!

Trở lại câu hỏi của bạn, vì Phong Thủy hoàn toàn PHỤ THUỘC vào Vận Mệnh, và Vận Mệnh chịu ảnh hưởng của luật Nhân Quả, nên nỗ lực dùng Phong Thủy để thay đổi Nhân Quả dĩ nhiên là một quan niệm SAI LẦM ! Đó là chưa kể nhiều trường hợp Phong Thủy của một số môn phái "tà đạo" còn tạo ra thêm "nghiệp quả" - tức là làm cho Nhân Quả trở nên "xấu" đi, nhất là những người sử dụng "bùa" hay "ngãi" - dù là "ngãi làm ăn" hay "ngãi cầu tài" gì đó. Những bộ môn về mệnh lý như Chiêm Tinh Học và Tử Vi giúp bạn nhận ra được "định mệnh" hay Vận Mệnh của mình, nhưng chỉ có "tư duy" / "suy nghĩ" / "tâm" / "ý chí tự do" của con người mới có thể thay đổi được Nhân Quả (tức Vận Mệnh) của bạn.



Bùa, chú và ngải là những thứ TÀ THUẬT. Hầu hết mục đích và cách sử dụng chúng ngày nay đều bị TƯ DỤC (“tư dục” – dục vọng cá nhân) của con người làm cho lệch lạc, biến tướng, khiến đạo đức ngày càng suy đồi. Dù là những thứ tưởng như "vô hại" và "lành tính" như: bùa làm ăn, bùa yêu, bùa học hành, bùa may mắn, ngãi cầu tài v.v... thì bạn cần hiểu rằng, tất cả những thứ đó chính là một hình thức gom góp, "vay mượn" những may mắn tích trữ ở TƯƠNG LAI của bạn để đem về sử dụng trong HIỆN TẠI. Dùng bùa đi hại người khác cũng vậy, là gom góp xui xẻo ở tương lai của đối phương để reo rắc vào hiện tại.

Định luật chung trong vũ trụ luôn luôn công bằng và rất rõ ràng, sòng phẳng: "có VAY thì có TRẢ”! Một khi bạn tự làm tiêu tan hết "vốn liếng" may mắn và cơ hội TƯƠNG LAI của chính mình (Mộc Tinh), thì đừng trách móc bất kỳ ai về sự trả giá (Thổ Tinh) của bạn. Vào một thời điểm nào đó, khi âm đức của bạn (“âm đức” – là là những việc làm thiện lành, tốt đẹp, thánh thiện, ban ơn và bố thí cuả ngươì đời trước trong quá khứ) bị vét cạn sẽ gây tổn hại nặng nề đến bạn. Bạn sẽ vấp phải một sự xáo trộn nào đó ( như: tai nạn, bệnh tật,..) làm xoay chuyển cục diện và biến đổi mọi thứ. Cuộc sống hậu vận của bạn (“hậu vận” – tức là số phận, vận mệnh phần sau cuộc đời con người – phân biệt với “tiền vận”) sẽ trở nên khó khăn và khổ cực, có thể nó không bắt đầu ở ngay trong kiếp này thì cũng sẽ xảy ra ở kiếp sau, hoặc nó sẽ trút xuống gia đình và con cháu của bạn.

Trên đời, không có gì là không thể xảy ra. Tệ nhất là có người số phải chết, nhưng vẫn vượt qua đấy thôi. Tốt nhất là tránh xa những tà đạo như đã nói ở trên. Nên bằng lòng và biết thích nghi với những gì mình đang có. Hãy (tập) nhân ái, tha thứ, không phung phí, tinh thần học hỏi, cầu tiến (nhưng không phải là tham lam và chèn ép người khác), kiên trì, nuôi dưỡng giấc mơ, sẵn sàng hi sinh và đương đầu với mọi khó khăn hay thử thách bằng chính khả năng và tiềm lực của mình.
Nguồn: Chòi Chiêm Tinh https://www.facebook.com/choichiemtinh


Sunday 27 April 2014

Các bước học chiêm tinh


Bước 1) 12 Cung Hoàng Đạo (12 zodiac signs), trong đó gồm:

A. ĐỊNH NGHĨA / KHÁI NIỆM / THIÊN VĂN:
- 12 cung Hoàng Đạo là "cái quái gì" ? Chúng ở đâu ? Chúng di chuyển như thế nào ? Tại sao lại là 12 cung Hoàng Đạo mà không phải 13, 14 cung ?
- Chúng là những khoảng thời gian nào trong năm ? Tại sao chúng lại là khoảng thời gian đó mà không là khoảng thời gian khác ? Chúng tượng trưng cho Mùa Màng như thế nào ?

B. Ý NGHĨA:
- Tính chất lưỡng cực (duality): "âm / dương", "hướng nội / hướng ngoại", "chủ động / thụ động" của 12 cung Hoàng Đạo
- Tính chất mô thái (modality): "Lãnh Đạo" (cardinal), "Kiên Định" (fixed) và "Biến Đổi" (mutable)
- Tính chất về hành (elemental): Lửa / Hỏa (fire), Đất / Thổ (earth), Khí / Phong (air), Nước / Thủy (water)
- Tính chất tiến hóa (evolution): quá trình chuyển tiếp tuần hoàn từ cung Hoàng Đạo này sang cung Hoàng Đạo khác như Dương Cưu -> Kim Ngưu -> Song Tử -> Cự Giải -> ....

C. KÝ HIỆU (symbols) VÀ LÁ SỐ (chart):
- 12 ký hiệu của 12 cung Hoàng Đạo
- Lá số là gì ? Cách vẽ lá số ? Cung Nhà là những ô nào ? Vòng Hoàng Đạo trên lá số ?
- Lập lá số của bạn bằng phần mềm (trên mạng, laptop, iPhone/iPad/Android phones)

Bước 2) Các loại Góc Chiếu (aspects):
- Khái niệm góc chiếu ?
- Các loại góc chiếu ? Ký hiệu của các góc chiếu ?
- Mỗi cung Hoàng Đạo liên hệ với các cung Hoàng Đạo khác qua góc chiếu như thế nào ?
- Ý nghĩa tương quan của các cung Hoàng Đạo qua góc chiếu ?
- Góc chiếu thể hiện trên lá số như thế nào ?

Bước 3) 10 Hành Tinh căn bản (planets)
- Chúng ở đâu ? Chúng di chuyển như thế nào ?
- Thế nào là "nghịch hành" (retrograde) và "thuận hành" (direct) ?
- Chúng chia nhóm: nhóm vòng trong (inner planets) vs. vòng ngoài (outer planets) như thế nào ? Nhóm "cá nhân" (personal) vs. "xã hội" (social) vs. "thế hệ" (generational) ?
- Nhóm "quang tinh" (illuminaries) ?
- Chúng là chủ tinh (ruler) hay quản chiếu (ruling) cho những cung Hoàng Đạo nào ? Nhóm "bộ tam" (triplicity) là gì ?
- Chúng là chủ tinh / quản chiếu cho những cung Nhà nào ?
- Ký hiệu của chúng trên lá số ?
- Ý nghĩa của mỗi hành tinh (cho tính chất con người) ?
- Lịch thiên văn (ephemeris)

Bước 4) Các cung Nhà (houses)
- Ý nghĩa của mỗi cung Nhà
- Cách phân chia cung Nhà qua các hệ thống khác nhau: Placidus, Whole Houses, Koch ...
- Các tiếp điểm (cusp) giữa các cung Nhà
- Khái niệm Bán Cầu (hemisphere) và Tứ Góc Cung (quadrant)

Bước 5) Lá số (trở lại và đi sâu hơn) và phác họa của lá số (delineation)
- Vị trí các hành tinh trên lá số
- Góc chiếu của các hành tinh
- Các điểm nhạy cảm (sensitive points) trên lá số: điểm Mọc (ascendant), Thiên Đỉnh (Midheaven / MC), Thiên Đế (IC), điểm Lặn (descendant), tiếp điểm (cusp)
- Long Thủ (north node) vs. Long Vĩ (south node)
- Nhận diện các mẫu hình trong lá số về: hành tinh, góc chiếu
- Liên hệ giữa vị trí các chủ tinh với nhau và vs. cung Nhà, vs. cung Hoàng Đạo
- Các "đề-can" (decan) của các cung Hoàng Đạo trên lá số
- 4 trạng thái vị trí cư ngụ (domicile) của mỗi hành tinh, thế nào là: "đắc địa" ("chủ địa" - ruling) vs. "tù địa" (detriment), "vượng địa" (exalted) vs. "hãm địa" (fall) ?
- Hành tinh "trội" (dominant) là gì ? Hành tinh "khách" (peregrine) là gì ?
- Tự vẽ lá số bằng tay dựa trên các số liệu và tính toán

Bước 6) Dự đoán cá tính - chiêm nghiệm thực tế
- Xem các lá số của những người nổi tiếng, tính cách của họ và áp dụng những gì bạn đã biết
- Xem lá số của người thân, bạn bè
- Suy gẫm về ý nghĩa của các cung Hoàng Đạo và hành tinh qua những chi tiết trong cuộc sống hàng ngày

Bước 7) Vận hạn (cơ bản)
- Lịch thiên văn (ephemeris)
- Vận hạn quá cảnh (transit)
- Vận hạn tiến trình (progression)
- Vận hạn quá cảnh và tiến trình kết hợp
- Các chu kỳ tuần hoàn (cycles) và giao hội (synods) của các hành tinh
- Khái niệm "đại vận" vs. "tiểu vận"

Bước 8) Quan hệ: so sánh giữa 2 lá số
- Lá số đồng tinh (synatry)
- Lá số hợp tinh (composite)

Bước 9) Các chủ đề mở rộng khác (advanced topics) cho trình độ cao:
- Các phái chiêm tinh khác nhau: chiêm tinh vĩ mô (mundane), nhân văn (humanistic), y khoa (medical), vệ đà (vedic) ...
- Vận hạn: Hồi nhật vị (solar returns), hồi nguyệt vị (lunar returns), lá số nhập mùa (ingress chart)
- Các hằng tinh (fixed stars), sao chổi (comets) và tiểu hành tinh (minor planets / planetoids)
- Trung điểm (mid-points)
- Hàm điều hòa, hệ số (harmonics) và long đồ (draconic)
- Khác biệt tính toán giữa "zodiac" (Hoàng Đạo) vs. "sideral" (Thiên Văn)
- Lịch sử Chiêm Tinh Học
v.v...

*** PHƯƠNG PHÁP HỌC CHIÊM TINH ***

1) Bắt đầu học chiêm tinh TỪNG BƯỚC (theo đại cương đã liệt kê ở trên): không "ngấu nghiến", không "nóng nảy", không vội nhảy đến những chủ đề mở rộng mà chưa hiểu rõ những vấn đề căn bản.

2) Dựa theo đề cương ở trên, bạn hãy TỰ đi tìm những cuốn sách/tài liệu viết CHUYÊN SÂU về những chủ đề đó. Nếu bạn muốn là một "học sinh" của chiêm tinh, tôi không "dọn cơm" sẵn cho bạn, mà bạn phải TỰ MÌNH có nỗ lực để đi tìm tài liệu, và dĩ nhiên, tìm theo các đại cương và phương pháp mà tôi trình bày ở đây. Phần lớn thông tin hữu ích về chiêm tinh hiện nay đang nằm trong SÁCH, chứ không phải trên các bài viết trên mạng. Để đọc các sách chiêm tinh bằng tiếng Anh, tốt nhất là bạn nên có trình độ tiếng Anh IELTS khoảng 6.0 điểm trở lên hoặc trên 20 điểm nếu là TOEFL.

3) Bạn sẽ khám phá ra rằng bạn học thêm được rất nhiều kỹ năng quan trọng trong quá trình tìm và chọn lọc sách chiêm tinh. Khi đọc sách, không lan man qua những gì mình chưa nắm rõ. Một cuốn sách có thể chứa đựng nhiều chủ đề -> CHỈ ĐỌC CHỦ ĐỀ MÀ BẠN QUAN TÂM theo từng bước ở trên. Ví dụ, khi đọc về "hành" của 12 cung Hoàng Đạo, bạn xem và THAM CHIẾU định nghĩa "hành" ấy trong càng nhiều cuốn sách khác nhau càng tốt. Xem xong chủ đề đó trong cuốn nào thì BỎ XUỐNG, qua cuốn khác ... cho đến khi bạn nhuần nhuyễn chủ đề đó.

4) Không chỉ là "đọc", mà bạn vừa "đọc" và vừa SUY GẪM, chiêm nghiệm, tiếp thu. Điều này đòi hỏi THỜI GIAN. Rất nhiều thời gian. Chiêm Tinh là một môn khoa học TỔNG HỢP: toán học, vật lý, thiên văn, sinh vật, hóa học, ngôn ngữ, văn chương, tôn giáo, văn hóa, lịch sử, địa lý, tâm lý, ĐẠO ĐỨC và NHÂN VĂN. Trong quá trình học chiêm tinh, trí tuệ của bạn sẽ được mở mang ra nhiều lãnh vực khác nhau, nên bạn cũng phải có đầu óc cởi mở để tiếp thu một cách KHÁCH QUAN những kiến thức này. Nói cách khác, người học hay xem chiêm tinh giỏi là người KHÁCH QUAN, cởi mở, có tầm nhìn khái quát bao rộng, không bao giờ khăng khăng cho rằng "mình đúng" dựa trên "tôn giáo" hay bất kỳ nền tảng hẹp hòi nào khác.

5) Có rất nhiều sách "rác rưởi" trên thị trường. Khi lựa sách và cầm một cuốn sách lên, hãy đọc phần "Mục Lục" đầu tiên, xem chúng nói gì ? Có chủ đề nào mà bạn cần tham khảo trong đó hay không ? Nếu có, họ viết bao nhiêu trang ? Ngôn ngữ họ dùng trong sách phần lớn là "sáo ngữ" hay "kỹ thuật" ?

6) Chú ý về những yếu tố dùng để PHÂN TÍCH lá số, hơn chỉ là "lập" ra lá số.

7) Tận dụng tham khảo thêm những nguồn tài nguyên / bài viết miễn phí trên mạng.

8) Trao đổi, chia xẻ kinh nghiệm với các bạn cùng nghiên cứu khác trên mạng.

9) Tham gia hội thảo, lớp học về chiêm tinh (nếu có).



 

Placidus vs. Whole House

HỎI: Xin lỗi chú cho cháu hỏi tý, kiến thức cơ bản nhưng cháu đọc ko thấy trong note nên đành phải pm hỏi riêng. Khi lá số đc chia theo định dạng placidus thì 1 số trường hợp MC IC ko giống với kiến trúc thông thường ngay như bài cách lấy 1 là số của chú trong ví dụ cũng là AC ma kết mà MC lại bọ cạp nếu theo thông thường thì MC phải thiên bình, nếu chia lại theo whole sign thì các nhà lệch hẳn so với lá số kiểu kia vậy trường hợp bị lệch MC IC thì nên hiểu theo cách nào ạ

CCT: Với cả 2 hệ thống, MC/IC được tính dựa trên vĩ tuyến của nơi sinh của người chủ lá số.

Đối với hệ thống Placidus, AC là đường phân cách giữa cung Nhà 12 và 1, trong khi MC là đường phân cách giữa cung Nhà 9 & 10 (IC là giữa 3 & 4). Ngoài ra, AC cũng chính là đường chân trời của Trái Đất.

Trong hệ thống Whole Signs, AC & MC là những điểm di động: AC trên cung Nhà 1 và MC có thể từ Nhà 8 đến Nhà 12, và AC cũng đánh dấu đường chân trời của Trái Đất.

Cách tính vị trí AC/MC trên vòng Hoàng Đạo của Placidus và Whole Sign cũng GIỐNG NHAU, nghĩa là nếu AC của Placidus là 10° Cự Giải thì bên Whole Sign cũng là 10° Cự Giải (và Cự Giải là cung Nhà thứ 1).

Như vậy, về cơ bản, 2 hệ thống đều tương đồng về vị trí các sao/hành tinh/điểm quan trọng trên vòng Hoàng Đạo, chỉ có cách phân chia "cung Nhà" là khác nhau, và cách diễn giải ý nghĩa vì thế sẽ khác nhau => công dụng của mỗi hệ thống cung Nhà khác nhau. Ví dụ, Placidus phù hợp cho trường phái Chiêm Tinh Nhân Văn khi diễn dịch các "quá trình diễn biến" (evolution) trong nội tâm con người. Hiện nay trên mạng tràn ngập các tài liệu được viết cho Placidus, và đó là tại sao những bạn mới tìm hiểu sẽ thường "đụng phải" hệ thống Placidus đầu tiên.

Trong khi đó, Whole House là trường phái cổ điển của chiêm tinh (có từ thời khai sinh chiêm tinh học, ít nhất vài ngàn năm trước khi phát minh ra hệ thống Placidus) chú trọng về động lực / vị trí / độ quay / tốc độ của các hành tinh trên vòng Hoàng Đạo hơn là các "house". Từ hệ thống Whole House nguyên thủy xa xưa, đến nay đã có hàng trăm hệ thống phân chia cung Nhà sau đó được phát minh ra, trong đó có Placidus, nhằm đáp ứng một số vấn đề "kỹ thuật" khi nghiên cứu chiêm tinh học.

Mỗi hệ thống cung Nhà chỉ đáp ứng / giải quyết cho 1 vấn đề nào đó trong chiêm tinh học và có công dụng riêng, và không hệ thống nào dùng cho "mọi trường hợp". Ví dụ, hệ thống Placidus chỉ áp dụng cho những người sinh ra từ vĩ tuyến 66° trở xuống. Nếu bạn sinh ra tại 66° trở lên thì bạn không thể dùng Placidus mà phải dùng hệ thống cung Nhà khác cho lá số của mình (?!) ... Trong khi đó, Whole House áp dụng cho mọi người, dù bạn có sinh ra ở vĩ tuyến nào.

Thật ra, Placidus có diễn dịch kiểu nào đi nữa, rồi cũng quy về hướng "Whole House". Ví dụ, Kim Tinh đóng ở 5° Song Tử, và cung Song Tử bên Placidus bắt đầu từ cung Nhà thứ 4 và phủ lan qua cung Nhà thứ 5. Ranh giới giữa cung Nhà 4 và 5 là 10° Song Tử => như vậy, người mới tìm hiểu sẽ cho rằng Kim Tinh thuộc về cung Nhà 4. Theo kiểu Placidus, ban đầu người ta sẽ diễn dịch rằng Kim Tinh thuộc về cung Nhà 4, nào là cung Nhà 4 có cái "đuôi" Song Tử có "dính" Kim Tinh trên đó và blah, blah, blah, blah v.v... Nhưng khi xét về vận hạn tiến trình (progression), Kim Tinh sẽ di chuyển tới trước về hướng cung Nhà 5 => mục tiêu của Kim Tinh thật ra là một sự "tiến hóa" từ cung Nhà 4 -> (chuyển "pha" qua) cung Nhà 5. À ha ! Một cách suy nghĩ dài dòng, và tôi đã từng bị vấp phải cái "bẫy" này. Nếu bạn nghiên về trường phái chiêm tinh Nhân Văn 100% thì hệ thống Placidus là phù hợp vì nó chuyên sâu về "tâm lý" con người, và hệ thống Placidus là 1 công cụ tốt để giải thích cho những vấn đề "nội tâm" này.

Trong khi đó, bên "Whole House" (trọn cung) thì cung Nhà 5 sẽ "ôm trọn" cung Song Tử: "Song Tử là cung Nhà 5" và "cung Nhà 5 là Song Tử", và cung Song Tử không có "lấp liếm" gì đến cung Nhà 4 cho thêm "phức tạp". Kim Tinh ở 5° Song Tử thì là cung Nhà 5. Chấm hết. Nếu có đụng gì đến cung Nhà 4 thì đó có thể là vấn đề khi xét về "chủ tinh", vì nếu cung Nhà 5 là Song Tử, thì cung Nhà 4 phải là Kim Ngưu, và Kim Tinh là chủ tinh của Kim Ngưu - tức cung Nhà 4 => Kim Tinh "đem" những vấn đề của cung Nhà 4 sang Nhà 5 để "thể hiện".

Ngoài ra trong "Whole House", vị trí của điểm AC cũng rất quan trọng. Nếu AC là 10° Bảo Bình (và Bảo Bình là cung Nhà 1), thì điểm 10° tại các cung Nhà / Hoàng Đạo khác cũng trở thành những "điểm nóng", nhất là khi có hành tinh đóng tại vị trí đó bẩm sinh hoặc trong vận hạn có hành tinh đi qua v.v...

Tôi không nói hệ thống nào "tốt hơn" hệ thống nào, vì tùy theo MỤC ĐÍCH sử dụng và cách diễn dịch của bạn. Để vận dụng tốt các hệ thống cung Nhà, điều quan trọng là bạn cần nắm vững "triết lý" (hoặc "đạo lý") của 12 dấu hiệu Hoàng Đạo và các hành tinh khi gặp phải các vấn đề khác biệt về "cung Nhà" trong chiêm tinh học, vì "triết học" / "đạo lý" sẽ giúp giữ vững nguyên vẹn tính "khách quan" trong lập trường/suy nghĩ của bạn.

Nguồn: https://www.facebook.com/choichiemtinh


Sunday 13 April 2014

Chiêm Tinh Học Nhân Văn và vấn đề "vận hạn"

Đối với CTHNV, một "chu kỳ" hay "vận hạn" trong cuộc sống được xem như là một "quá trình" được biểu tượng bằng sự đồng bộ với chuyển động tự nhiên của các hành tinh, với mục tiêu là để phát triển một ý tưởng "mầm mống", hay còn gọi là ý tưởng "hạt giống". Ý tưởng hạt giống này lớn lên trong suốt thời gian "vận", và đến thời kỳ khi nó "bung nở" ra hay "đơm hoa kết trái", nó sẽ gặp thách thức qua những cơn "khủng hoảng". Một "khủng hoảng" không phải là cái gì "xấu" để phải "tránh né". Ở phương diện này, nó chính là lúc khi sự thay đổi nhận thức từ bên trong bản tính chúng ta đang thật sự diễn ra và điều đó hoàn toàn có thể được chúng ta chủ động kiểm soát và điều chỉnh phương hướng.

Con người có nhiều loại "vận hạn" - "chu kỳ" và cũng có những "chu kỳ" này được lồng trong một "chu kỳ" khác. CTHNV chia "chu kỳ" ra làm 2 loại: "chu kỳ chung" và "chu kỳ riêng" và chúng đều liên quan đến chuyển động của cùng một hành tinh nào đó. "chu kỳ chung" là "chu kỳ chung" - nó độc lập không liên quan gì đến lá số của ai cả. Nó chính là chu kỳ của một hành tinh khởi đầu di chuyển từ một vị trí nào đó rồi có lúc sẽ tạo góc chiếu với chính vị trí ban đầu đó. Ví dụ, Mộc Tinh trong "chu kỳ chung", nó sẽ tự vuông góc với nó, tự tam hợp với nó v.v... Trong "chu kỳ riêng", ý nghĩa của Mộc Tinh liên quan đến chuyển động của nó qua các cung nhà trong lá số của bạn, và dĩ nhiên, mỗi lá số cá nhân đều sẽ đặc biệt khác nhau. Ngoài ra, còn có những chu kỳ giao hội - là sự "gặp nhau" / hội tụ / trùng tụ giữa hai hành tinh, ví dụ như chu kỳ 20 năm giữa Mộc Tinh/Thổ Tinh hay 12-14 năm giữa Mộc Tinh/Diêm Vương Tinh. Như vậy sự di chuyển của Mộc Tinh có thể chia làm 3 loại "vận hạn" / "chu kỳ", gồm có: "chung", "riêng" và giữa các "chu kỳ" này là "chu kỳ giao hội" (với một hành tinh khác).

Trong mỗi "chu kỳ" còn chia nhỏ ra từng giai đoạn thời gian gọi là "pha" (phase). Nó là quãng thời gian từ lúc một hành tinh tạo góc chiếu với một điểm hay một hành tinh nào đó trên lá số cho đến khi tạo góc chiếu kế tiếp khác. Ví dụ, Mộc Tinh trùng tụ với Điểm Mọc, rồi trùng tụ với Thủy Tinh và sau đó tam hợp với Hỏa Tinh ... đây đều là những "pha", cái này theo sau cái kia, và trong mỗi "pha" sẽ có những tiến triển xảy ra trong cuộc sống, và khi kết hợp với các "pha" khác, chúng tạo ra tính chất của một "chu kỳ" vận hạn.

Các nhà chiêm tinh gia phái nhân văn còn sử dụng "yếu tố tuổi tác" vào trong "chu kỳ" vận hạn. Ông Dane Rudhyar là người đã có công tìm ra sự liên hệ mật thiết giữa quá trình phát triển "nhân văn" của cuộc đời con người và chu kỳ 84-năm của Thiên Vương Tinh. Cuộc đời 84 năm của mỗi con người được chia làm 12 giai đoạn cấp bậc khác nhau. Mỗi giai đoạn cấp bậc ấy gồm có 7 năm (7 x 12 = 84) đại diện cho một giai đoạn phát triển về cá tính của người đó. Như vậy, nói cách khác, cuộc đời con người khi phát triển cá tính sẽ có những mốc quan trọng ở tuổi 7, 14, 21, 28, 35 v.v... Hầu hết các nhà chiêm tinh thường xem xét đầy đủ 12 giai đoạn 7 năm. Ông Dane đề nghị chú trọng vào 10 giai đoạn đầu tiên, tức là từ năm đầu tiên đến năm thứ 70, vì 2 giai đoạn sau đó chỉ là sự lập lại của 2 giai đoạn đã qua nhưng ở cấp bậc thăng hoa khác. 12 giai đoạn của đời người tương ứng với ý nghĩa của 12 dấu hiệu Hoàng Đạo.

0-7 tuổi = Dương Cưu = là giai đoạn nhận thức và khám phá về chính mình, cá tính
7-14 tuổi = Kim Ngưu = giai đoạn để phát triển nguồn lực cho bản thân qua việc hiểu rõ các giá trị vật chất và kỹ năng tiếp thu trong cuộc sống
14-21 tuổi = Song Tử = phát triển học hỏi, kỹ năng truyền đạt như ăn nói / phát biểu / thuyết trình / liên lạc giữa con người với con người, tăng cường hoạt động tư duy / trí não
21 - 28 tuổi = Cự Giải = giai đoạn phát triển cảm xúc / "trái tim", nền tảng và sự ổn định về bên trong, tự tin, "nhớ nhung" / "hoài niệm" / "tự kỷ"
28 - 35 tuổi = Sư Tử = giai đoạn "phô trương bản thân", vươn tầm sáng tạo / hình ảnh / tham vọng của chính mình qua các dự án, công trình và việc lập gia đình để sinh đẻ con cái / "có người nối dõi"
35 - 42 tuổi = Xử Nữ = thời gian để cải thiện và hoàn thiện chính mình, quan tâm đến cuộc sống hàng ngày, công việc, sức khỏe
42 - 49 tuổi = Thiên Xứng = nhận thức về người khác, chuyện quan hệ, hôn nhân, đối tác, giữa "ta" và "địch"
49 - 56 tuổi = Bọ Cạp = nhận thức về chiều sâu của cuộc sống, sự chia xẻ / hùn hạp với người khác, cũng như "hỷ xả" / "cho đi"
56-63 tuổi = Nhân Mã = nhận thức về vũ trụ, tôn giáo, triết lý, du lịch, tương giao với các văn hóa khác trên thế giới
63-70 tuổi = Ngư Dương = mục tiêu sự nghiệp, nghề nghiệp, tham vọng nắm giữ quyền lực
70-77 tuổi = Bảo Bình = đóng góp / cống hiến / tình nguyện cho nhóm, tập thể, bạn bè
77-84 tuổi = Song Ngư = giai đoạn để "hạ cánh an toàn", tĩnh dưỡng một mình, biến đổi, tâm linh

Tóm lại, nhánh CTHNV không chuyên về dự đoán sự kiện như kiểu chúng ta thường đọc trên báo, xem TV hay internet. Không phải họ không quan tâm, nhưng họ nhắm về ý nghĩa của các sự kiện đó. Giống như bạn xem một bộ phim truyền hình dài nhiều tập. Có những ngày nào đó, bạn ngưng xem và bị thiếu một vài tập. Đến khi bạn xem tiếp ở tập sau, bạn sẽ muốn biết chuyện gì xảy ra để "điền vào chỗ trống". Cho nên trong cuộc sống cũng vậy, chúng ta sẽ muốn biết chuyện gì hiện đang xảy ra để theo dõi "cốt truyện" và đó là mục tiêu của ngành CTHNV.

Những chiêm tinh gia tuổi Dương Cưu

Photo: [CON NGƯỜI] NHỮNG CHIÊM TINH GIA TUỔI DƯƠNG CƯU

Những ngày bận rộn vừa qua đã làm tôi quên đi sinh nhật của một số chiêm tinh gia nổi tiếng trong thế kỷ 20 với những đóng góp quan trọng của họ trong cộng đồng nghiên cứu chiêm tinh và nói chung trên thế giới.  Đó là 3 người mà tôi muốn nói đến trong ngày hôm nay, và tất cả những chiêm tinh gia này đều thuộc tuổi Dương Cưu.

1) BÀ LINDA GOODMAN: 

Là một chiêm tinh gia người Mỹ, sinh ngày 9/4/1925.  Bà là người đã tạo ra sự bùng nổ trong đề tài 12 dấu Hoàng Đạo với cuốn sách "Sun Signs" ("Các Dấu Hiệu Mặt Trời") xuất bản vào năm 1968.  Tầm ảnh hưởng phấn khích và "nóng sốt" của cuốn sách này vẫn mạnh mẽ và lan rộng khắp nơi qua nhiều thế hệ cho đến tận ngày nay, dù bà đã qua đời vào năm 1995.  Trong thời gian ở Canada vào đầu thập niên 1990, đây chính là một trong hai cuốn sách đầu tiên đã hướng dẫn tôi vào thế giới của Chiêm Tinh Học (cuốn kia là cuốn "Love Signs" cũng của bà - viết về các dấu hiệu Hoàng Đạo khi yêu nhau sẽ như thế nào).  Nhiều năm qua và cho đến tận bây giờ, tôi vẫn thích thú mỗi khi đọc lại nó do cách hành văn cũng như óc hài hước của bà.  Khi tôi đưa cuốn sách đó vòng vòng cho người thân và bạn bè xem, đó là lần cuối cùng tôi thấy cuốn sách đó ! (chưa ai trả lại cho tôi cả !)

Hầu hết các chiêm tinh gia khi viết về 12 dấu hiệu Hoàng Đạo, dù họ vẫn nổi tiếng và được xem là những "trụ cột" trong làng chiêm tinh gia đi nữa thì họ vẫn bị xem là tồi tệ hay "nhảm nhí" bởi những người không biết tí gì về đề tài này.  Dĩ nhiên, có những chiêm tinh gia thật sự tồi tệ, và có những "con sâu làm rầu nồi canh" mà chúng ta thường thấy nhan nhản khắp nơi ngày hôm nay.  Nhưng những người có tài viết văn bằng một kiểu thu hút dành cho những bạn đọc mới tò mò nhưng lại không biết nhiều thông tin về chiêm tinh, những người có tài hài hước và biết "chọc cười" người khác, cũng như có sự thấu hiểu sâu sắc về tâm lý của con người, trong khi cố gắng dẫn dắt người đọc để tìm hiểu thêm về chiêm tinh, mà vẫn tồn tại đứng vững trước những lời chỉ trích, chê cười hay nhục mạ.  Bà Linda Goodman chính là một trong những chiêm tinh gia như thế.

2) BÀ JOAN QUIGLEY: 

Cũng là một chiêm tinh gia nổi tiếng người Mỹ với ngày sinh nhật chỉ sau Linda Goodman đúng 1 ngày (10/4/1927).  Bà Joan nổi tiếng vì là chiêm tinh gia riêng cho Nancy Reagan - Đệ Nhất Phu Nhân của Tổng Thống Reagan từ năm 1973.  Bà Joan chính thức tham kiến cho Đệ Nhất Phu Nhân Nancy bắt đầu từ năm 1981 sau khi tổng thống Reagan bị ám hụt (vào cuối tháng 3 năm đó) trong các công việc và hầu như mọi quyết định chiến lược lớn của Nhà Trắng trong suốt 7 năm sau đó.  Sau khi từ chức vì vụ "Iran-Contra", tổng thống Reagan đã tiết lộ bí mật về sự hiện diện của bà Joan ở Nhà Trắng trong cuốn hồi ký xuất bản năm 1988, và bà trở nên "nổi tiếng" khi báo chí tràn ngập thông tin về bà.

Trong suốt thời gian với những tư vấn của bà Joan, Đệ Nhất Phu Nhân Nancy đã thay đổi ngày giờ của các sự kiện và lịch trình, hủy bỏ các chuyến đi, và hạn chế tối đa mọi hoạt động bên ngoài Nhà Trắng.  Tổng thống Reagan đã bị bắt buộc phải tuân thủ theo một cuốn lịch có tô màu trên bàn làm việc để theo dõi những ngày "tốt", "xấu" và "coi chừng", cũng như những lần bà vợ Nancy đưa ra một danh sách mà phần lớn thời gian trong đó đã được đánh dấu "ở nhà", "cẩn thận", hay "không được gặp công chúng".  Trong hội nghị thượng đỉnh tại Geneva năm 1985 giữa hai cường quốc Mỹ và Nga lần đầu tiên gặp nhau sau nhiều năm kể từ khi Chiến Tranh Lạnh xảy ra để bàn về việc vũ khí hạt nhân và quan hệ ngoại giao, ông Reagan còn nhắc lại đó là lần mà bà chiêm tinh gia ở San Francisco đó chính là người đã quyết định và chọn thời điểm giờ giấc "hên nhất" để một "con vịt què Bảo Bình của chúng ta" (tổng thống Reagan) và một "ngôi sao Song Ngư mới lên của nước Nga" (tổng bí thư Mikhail Gorbachev) chính thức gặp gỡ nhau.

Giải thích cho việc sử dụng dịch vụ tư vấn của bà Joan, Đệ Nhất Phu Nhân Nancy nói rằng: "Rất ít người có thể hiểu được cảm giác như thế nào khi chồng mình bị người ta bắn đến nỗi suýt chết, trong khi chồng mình lại phải liên tục tiếp xúc với nhiều đám đông lớn kinh khủng hàng chục ngàn người, và trong số đó ai cũng có thể là một thằng điên cầm súng trong tay ... Tôi chỉ cố gắng làm tất cả mọi thứ mà tôi có thể nghĩ ra để bảo vệ chồng tôi và giữ mạng sống cho anh ấy."

3) ÔNG DANE RUDHYAR:

Là một nhà văn, nhạc sĩ và chiêm tinh gia được sinh ở Pháp (ngày 23/3/1895) và di cư qua Mỹ năm 21 tuổi.  Ông được xem là "cây đại thụ" hay "cha đẻ" của chi nhánh / trường phái Chiêm Tinh Học Nhân Văn (humanistic astrology).  Khi tốt nghiệp cử nhân về khoa triết lý ở tuổi 16, ông đã nhận ra 2 điều quan trọng đã trở thành dấu ấn trong suốt cuộc đời và công việc của ông: thứ nhất, "thời gian" có tính chất "tuần hoàn" và sự tuần hoàn này chi phối và điều khiển mọi nền văn minh và tồn tại của con người. Thứ nhì, nền văn minh của phương Tây lúc đó đang đi đến một giai đoạn "mùa Thu" trong chu kỳ tồn tại của nó.  Chính vì những nhận thức này, sau đó ông đã quyết định tách rời cuộc sống của mình ra khỏi Châu Âu - nơi "chôn nhau cắt rốn" của ông để đi đến một "vùng đất mới" (Mỹ) - là nơi để ông có thể gieo mình xuống như một "hạt giống" đã được tích tụ những gì tốt đẹp nhất gặt hái được sau mùa màng vinh quang của văn hóa Châu Âu trong quá khứ.  Một số khái niệm trong trường phái chiêm tinh này khá mới mẻ và "hiện đại", và tôi xin phép được tản mạn sâu hơn về đề tài này ở đây.

Về căn bản, Chiêm Tinh Học Nhân Văn (CTHNV) tôn trọng và đề cao sự TỰ DO CHỌN LỰA của con người.  Họ tin rằng có một nguồn lực sáng tạo bên trong mỗi con người chúng ta và nó luôn tìm cách để được thể hiện ra bên ngoài.  Chúng ta là những người đồng sáng tạo cho định mệnh của chính mình.  Đây không phải sự "tự do chọn lựa" để *ĐỐI CHỌI VỚI* "định mệnh", mà là "tự do chọn lựa" để *ĐỒNG HÀNH CÙNG* "định mệnh.  Lá số của chúng ta được xem như là công cụ để giúp chúng ta hiểu rõ chính mình tốt hơn, cho chúng ta nhận ra những cá tính đặc trưng cả tính "tốt" lẫn tính "xấu", để rồi cuối cùng CHỌN LỰA để biến đổi những mâu thuẫn trong cuộc sống chúng ta thành sự hài hòa.  Với cái nhìn này, ở một mức độ nào đó chúng ta có thể ít ra được quyền chọn lựa để thoát ra những gì kiềm kẹp chúng ta.  BẢN TÌNH chúng ta chính là "số mệnh", và điều này có nghĩa rằng khi chúng ta thay đổi BẢN TÍNH, chúng ta thay đổi được "SỐ MỆNH" của chính mình.

Những nhà chiêm tinh gia trường phái "nhân văn" cho rằng mục đích của lá số là để sử dụng nó như một công cụ để tự tìm hiểu về chính mình, từ đó chúng ta có thể càng ngày càng nhận ra được cũng như thể hiện ra được tiềm năng tốt nhất của mình.  Chúng ta cần phải tập trung giải quyết những khu vực lá số "có vấn đề" cho đến khi nào chúng được thay đổi.  Điều này có nghĩa chúng ta sẽ KHÔNG chấp nhận những vấn đề trong cuộc sống xảy ra như là "định mệnh", mà chúng ta sử dụng sự nhận thức của chúng ta về chúng để vượt qua và từ đó rút ra được bài học cho mình.  Nói cách khác, CTHNV giúp đánh thức sự nhận thức của chúng ta về tài năng, mục tiêu và tiềm năng sáng tạo của mỗi con người.  Ý nghĩa ở đây đó là chúng ta càng nhận thức ra bản thân và mục tiêu trong cuộc sống, cũng như càng chủ động để sống hài hòa và đồng bộ với những năng lượng mà các hành tinh cai quản, thì chúng ta sẽ càng quyết định được "số mệnh" của chính mình.

* Chiêm Tinh Học Nhân Văn và vấn đề "vận hạn":

Đối với CTHNV, một "chu kỳ" hay "vận hạn" trong cuộc sống được xem như là một "quá trình" được biểu tượng bằng sự đồng bộ với chuyển động tự nhiên của các hành tinh, với mục tiêu là để phát triển một ý tưởng "mầm mống", hay còn gọi là ý tưởng "hạt giống".  Ý tưởng hạt giống này lớn lên trong suốt thời gian "vận", và đến thời kỳ khi nó "bung nở" ra hay "đơm hoa kết trái", nó sẽ gặp thách thức qua những cơn "khủng hoảng".  Một "khủng hoảng" không phải là cái gì "xấu" để phải "tránh né".  Ở phương diện này, nó chính là lúc khi sự thay đổi nhận thức từ bên trong bản tính chúng ta đang thật sự diễn ra và điều đó hoàn toàn có thể được chúng ta chủ động kiểm soát và điều chỉnh phương hướng.

Con người có nhiều loại "vận hạn" - "chu kỳ" và cũng có những "chu kỳ" này được lồng trong một "chu kỳ" khác.  CTHNV chia "chu kỳ" ra làm 2 loại: "chu kỳ chung" và "chu kỳ riêng" và chúng đều liên quan đến chuyển động của cùng một hành tinh nào đó.  "chu kỳ chung" là "chu kỳ chung" - nó độc lập không liên quan gì đến lá số của ai cả.  Nó chính là chu kỳ của một hành tinh khởi đầu di chuyển từ một vị trí nào đó rồi có lúc sẽ tạo góc chiếu với chính vị trí ban đầu đó.  Ví dụ, Mộc Tinh trong "chu kỳ chung", nó sẽ tự vuông góc với nó, tự tam hợp với nó v.v... Trong "chu kỳ riêng", ý nghĩa của Mộc Tinh liên quan đến chuyển động của nó qua các cung nhà trong lá số của bạn, và dĩ nhiên, mỗi lá số cá nhân đều sẽ đặc biệt khác nhau. Ngoài ra, còn có những chu kỳ giao hội - là sự "gặp nhau" / hội tụ / trùng tụ giữa hai hành tinh, ví dụ như chu kỳ 20 năm giữa Mộc Tinh/Thổ Tinh hay 12-14 năm giữa Mộc Tinh/Diêm Vương Tinh.  Như vậy sự di chuyển của Mộc Tinh có thể chia làm 3 loại "vận hạn" / "chu kỳ", gồm có: "chung", "riêng" và giữa các "chu kỳ" này là "chu kỳ giao hội" (với một hành tinh khác).

Trong mỗi "chu kỳ" còn chia nhỏ ra từng giai đoạn thời gian gọi là "pha" (phase).  Nó là quãng thời gian từ lúc một hành tinh tạo góc chiếu với một điểm hay một hành tinh nào đó trên lá số cho đến khi tạo góc chiếu kế tiếp khác.  Ví dụ, Mộc Tinh trùng tụ với Điểm Mọc, rồi trùng tụ với Thủy Tinh và sau đó tam hợp với Hỏa Tinh ... đây đều là những "pha", cái này theo sau cái kia, và trong mỗi "pha" sẽ có những tiến triển xảy ra trong cuộc sống, và khi kết hợp với các "pha" khác, chúng tạo ra tính chất của một "chu kỳ" vận hạn.

Các nhà chiêm tinh gia phái nhân văn còn sử dụng "yếu tố tuổi tác" vào trong "chu kỳ" vận hạn.   Ông Dane Rudhyar là người đã có công tìm ra sự liên hệ mật thiết giữa quá trình phát triển "nhân văn" của cuộc đời con người và chu kỳ 84-năm của Thiên Vương Tinh.  Cuộc đời 84 năm của mỗi con người được chia làm 12 giai đoạn cấp bậc khác nhau.  Mỗi giai đoạn cấp bậc ấy gồm có 7 năm (7 x 12 = 84) đại diện cho một giai đoạn phát triển về cá tính của người đó.  Như vậy, nói cách khác, cuộc đời con người khi phát triển cá tính sẽ có những mốc quan trọng ở tuổi 7, 14, 21, 28, 35 v.v...  Hầu hết các nhà chiêm tinh thường xem xét đầy đủ 12 giai đoạn 7 năm.  Ông Dane đề nghị chú trọng vào 10 giai đoạn đầu tiên, tức là từ năm đầu tiên đến năm thứ 70, vì 2 giai đoạn sau đó chỉ là sự lập lại của 2 giai đoạn đã qua nhưng ở cấp bậc thăng hoa khác.  12 giai đoạn của đời người tương ứng với ý nghĩa của 12 dấu hiệu Hoàng Đạo.

0-7 tuổi = Dương Cưu = là giai đoạn nhận thức và khám phá về chính mình, cá tính
7-14 tuổi = Kim Ngưu = giai đoạn để phát triển nguồn lực cho bản thân qua việc hiểu rõ các giá trị vật chất và kỹ năng tiếp thu trong cuộc sống
14-21 tuổi = Song Tử = phát triển học hỏi, kỹ năng truyền đạt như ăn nói / phát biểu / thuyết trình / liên lạc giữa con người với con người, tăng cường hoạt động tư duy / trí não
21 - 28 tuổi = Cự Giải = giai đoạn phát triển cảm xúc / "trái tim", nền tảng và sự ổn định về bên trong, tự tin, "nhớ nhung" / "hoài niệm" / "tự kỷ"
28 - 35 tuổi = Sư Tử = giai đoạn "phô trương bản thân", vươn tầm sáng tạo / hình ảnh / tham vọng của chính mình qua các dự án, công trình và việc lập gia đình để sinh đẻ con cái / "có người nối dõi"
35 - 42 tuổi = Xử Nữ = thời gian để cải thiện và hoàn thiện chính mình, quan tâm đến cuộc sống hàng ngày, công việc, sức khỏe
42 - 49 tuổi = Thiên Xứng = nhận thức về người khác, chuyện quan hệ, hôn nhân, đối tác, giữa "ta" và "địch"
49 - 56 tuổi = Bọ Cạp = nhận thức về chiều sâu của cuộc sống, sự chia xẻ / hùn hạp với người khác, cũng như "hỷ xả" / "cho đi"
56-63 tuổi = Nhân Mã = nhận thức về vũ trụ, tôn giáo, triết lý, du lịch, tương giao với các văn hóa khác trên thế giới
63-70 tuổi = Ngư Dương = mục tiêu sự nghiệp, nghề nghiệp, tham vọng nắm giữ quyền lực
70-77 tuổi = Bảo Bình = đóng góp / cống hiến / tình nguyện cho nhóm, tập thể, bạn bè
77-84 tuổi = Song Ngư = giai đoạn để "hạ cánh an toàn", tĩnh dưỡng một mình, biến đổi, tâm linh

Tóm lại, nhánh CTHNV không chuyên về dự đoán sự kiện như kiểu chúng ta thường đọc trên báo, xem TV hay internet.  Không phải họ không quan tâm, nhưng họ nhắm về ý nghĩa của các sự kiện đó.  Giống như bạn xem một bộ phim truyền hình dài nhiều tập.  Có những ngày nào đó, bạn ngưng xem và bị thiếu một vài tập.  Đến khi bạn xem tiếp ở tập sau, bạn sẽ muốn biết chuyện gì xảy ra để "điền vào chỗ trống".  Cho nên trong cuộc sống cũng vậy, chúng ta sẽ muốn biết chuyện gì hiện đang xảy ra để theo dõi "cốt truyện" và đó là mục tiêu của ngành CTHNV.

...

[CCT]

P.S. Tôi sẽ có một bài khác chuyên sâu hơn về CTHNV. 

Những ngày bận rộn vừa qua đã làm tôi quên đi sinh nhật của một số chiêm tinh gia nổi tiếng trong thế kỷ 20 với những đóng góp quan trọng của họ trong cộng đồng nghiên cứu chiêm tinh và nói chung trên thế giới. Đó là 3 người mà tôi muốn nói đến trong ngày hôm nay, và tất cả những chiêm tinh gia này đều thuộc tuổi Dương Cưu.

1) BÀ LINDA GOODMAN:

Là một chiêm tinh gia người Mỹ, sinh ngày 9/4/1925. Bà là người đã tạo ra sự bùng nổ trong đề tài 12 dấu Hoàng Đạo với cuốn sách "Sun Signs" ("Các Dấu Hiệu Mặt Trời") xuất bản vào năm 1968. Tầm ảnh hưởng phấn khích và "nóng sốt" của cuốn sách này vẫn mạnh mẽ và lan rộng khắp nơi qua nhiều thế hệ cho đến tận ngày nay, dù bà đã qua đời vào năm 1995. Trong thời gian ở Canada vào đầu thập niên 1990, đây chính là một trong hai cuốn sách đầu tiên đã hướng dẫn tôi vào thế giới của Chiêm Tinh Học (cuốn kia là cuốn "Love Signs" cũng của bà - viết về các dấu hiệu Hoàng Đạo khi yêu nhau sẽ như thế nào). Nhiều năm qua và cho đến tận bây giờ, tôi vẫn thích thú mỗi khi đọc lại nó do cách hành văn cũng như óc hài hước của bà. Khi tôi đưa cuốn sách đó vòng vòng cho người thân và bạn bè xem, đó là lần cuối cùng tôi thấy cuốn sách đó ! (chưa ai trả lại cho tôi cả !)

Hầu hết các chiêm tinh gia khi viết về 12 dấu hiệu Hoàng Đạo, dù họ vẫn nổi tiếng và được xem là những "trụ cột" trong làng chiêm tinh gia đi nữa thì họ vẫn bị xem là tồi tệ hay "nhảm nhí" bởi những người không biết tí gì về đề tài này. Dĩ nhiên, có những chiêm tinh gia thật sự tồi tệ, và có những "con sâu làm rầu nồi canh" mà chúng ta thường thấy nhan nhản khắp nơi ngày hôm nay. Nhưng những người có tài viết văn bằng một kiểu thu hút dành cho những bạn đọc mới tò mò nhưng lại không biết nhiều thông tin về chiêm tinh, những người có tài hài hước và biết "chọc cười" người khác, cũng như có sự thấu hiểu sâu sắc về tâm lý của con người, trong khi cố gắng dẫn dắt người đọc để tìm hiểu thêm về chiêm tinh, mà vẫn tồn tại đứng vững trước những lời chỉ trích, chê cười hay nhục mạ. Bà Linda Goodman chính là một trong những chiêm tinh gia như thế.

2) BÀ JOAN QUIGLEY:

Cũng là một chiêm tinh gia nổi tiếng người Mỹ với ngày sinh nhật chỉ sau Linda Goodman đúng 1 ngày (10/4/1927). Bà Joan nổi tiếng vì là chiêm tinh gia riêng cho Nancy Reagan - Đệ Nhất Phu Nhân của Tổng Thống Reagan từ năm 1973. Bà Joan chính thức tham kiến cho Đệ Nhất Phu Nhân Nancy bắt đầu từ năm 1981 sau khi tổng thống Reagan bị ám hụt (vào cuối tháng 3 năm đó) trong các công việc và hầu như mọi quyết định chiến lược lớn của Nhà Trắng trong suốt 7 năm sau đó. Sau khi từ chức vì vụ "Iran-Contra", tổng thống Reagan đã tiết lộ bí mật về sự hiện diện của bà Joan ở Nhà Trắng trong cuốn hồi ký xuất bản năm 1988, và bà trở nên "nổi tiếng" khi báo chí tràn ngập thông tin về bà.

Trong suốt thời gian với những tư vấn của bà Joan, Đệ Nhất Phu Nhân Nancy đã thay đổi ngày giờ của các sự kiện và lịch trình, hủy bỏ các chuyến đi, và hạn chế tối đa mọi hoạt động bên ngoài Nhà Trắng. Tổng thống Reagan đã bị bắt buộc phải tuân thủ theo một cuốn lịch có tô màu trên bàn làm việc để theo dõi những ngày "tốt", "xấu" và "coi chừng", cũng như những lần bà vợ Nancy đưa ra một danh sách mà phần lớn thời gian trong đó đã được đánh dấu "ở nhà", "cẩn thận", hay "không được gặp công chúng". Trong hội nghị thượng đỉnh tại Geneva năm 1985 giữa hai cường quốc Mỹ và Nga lần đầu tiên gặp nhau sau nhiều năm kể từ khi Chiến Tranh Lạnh xảy ra để bàn về việc vũ khí hạt nhân và quan hệ ngoại giao, ông Reagan còn nhắc lại đó là lần mà bà chiêm tinh gia ở San Francisco đó chính là người đã quyết định và chọn thời điểm giờ giấc "hên nhất" để một "con vịt què Bảo Bình của chúng ta" (tổng thống Reagan) và một "ngôi sao Song Ngư mới lên của nước Nga" (tổng bí thư Mikhail Gorbachev) chính thức gặp gỡ nhau.

Giải thích cho việc sử dụng dịch vụ tư vấn của bà Joan, Đệ Nhất Phu Nhân Nancy nói rằng: "Rất ít người có thể hiểu được cảm giác như thế nào khi chồng mình bị người ta bắn đến nỗi suýt chết, trong khi chồng mình lại phải liên tục tiếp xúc với nhiều đám đông lớn kinh khủng hàng chục ngàn người, và trong số đó ai cũng có thể là một thằng điên cầm súng trong tay ... Tôi chỉ cố gắng làm tất cả mọi thứ mà tôi có thể nghĩ ra để bảo vệ chồng tôi và giữ mạng sống cho anh ấy."

3) ÔNG DANE RUDHYAR:

Là một nhà văn, nhạc sĩ và chiêm tinh gia được sinh ở Pháp (ngày 23/3/1895) và di cư qua Mỹ năm 21 tuổi. Ông được xem là "cây đại thụ" hay "cha đẻ" của chi nhánh / trường phái Chiêm Tinh Học Nhân Văn (humanistic astrology). Khi tốt nghiệp cử nhân về khoa triết lý ở tuổi 16, ông đã nhận ra 2 điều quan trọng đã trở thành dấu ấn trong suốt cuộc đời và công việc của ông: thứ nhất, "thời gian" có tính chất "tuần hoàn" và sự tuần hoàn này chi phối và điều khiển mọi nền văn minh và tồn tại của con người. Thứ nhì, nền văn minh của phương Tây lúc đó đang đi đến một giai đoạn "mùa Thu" trong chu kỳ tồn tại của nó. Chính vì những nhận thức này, sau đó ông đã quyết định tách rời cuộc sống của mình ra khỏi Châu Âu - nơi "chôn nhau cắt rốn" của ông để đi đến một "vùng đất mới" (Mỹ) - là nơi để ông có thể gieo mình xuống như một "hạt giống" đã được tích tụ những gì tốt đẹp nhất gặt hái được sau mùa màng vinh quang của văn hóa Châu Âu trong quá khứ. Một số khái niệm trong trường phái chiêm tinh này khá mới mẻ và "hiện đại", và tôi xin phép được tản mạn sâu hơn về đề tài này ở đây.

Về căn bản, Chiêm Tinh Học Nhân Văn (CTHNV) tôn trọng và đề cao sự TỰ DO CHỌN LỰA của con người. Họ tin rằng có một nguồn lực sáng tạo bên trong mỗi con người chúng ta và nó luôn tìm cách để được thể hiện ra bên ngoài. Chúng ta là những người đồng sáng tạo cho định mệnh của chính mình. Đây không phải sự "tự do chọn lựa" để *ĐỐI CHỌI VỚI* "định mệnh", mà là "tự do chọn lựa" để *ĐỒNG HÀNH CÙNG* "định mệnh. Lá số của chúng ta được xem như là công cụ để giúp chúng ta hiểu rõ chính mình tốt hơn, cho chúng ta nhận ra những cá tính đặc trưng cả tính "tốt" lẫn tính "xấu", để rồi cuối cùng CHỌN LỰA để biến đổi những mâu thuẫn trong cuộc sống chúng ta thành sự hài hòa. Với cái nhìn này, ở một mức độ nào đó chúng ta có thể ít ra được quyền chọn lựa để thoát ra những gì kiềm kẹp chúng ta. BẢN TÌNH chúng ta chính là "số mệnh", và điều này có nghĩa rằng khi chúng ta thay đổi BẢN TÍNH, chúng ta thay đổi được "SỐ MỆNH" của chính mình.

Những nhà chiêm tinh gia trường phái "nhân văn" cho rằng mục đích của lá số là để sử dụng nó như một công cụ để tự tìm hiểu về chính mình, từ đó chúng ta có thể càng ngày càng nhận ra được cũng như thể hiện ra được tiềm năng tốt nhất của mình. Chúng ta cần phải tập trung giải quyết những khu vực lá số "có vấn đề" cho đến khi nào chúng được thay đổi. Điều này có nghĩa chúng ta sẽ KHÔNG chấp nhận những vấn đề trong cuộc sống xảy ra như là "định mệnh", mà chúng ta sử dụng sự nhận thức của chúng ta về chúng để vượt qua và từ đó rút ra được bài học cho mình. Nói cách khác, CTHNV giúp đánh thức sự nhận thức của chúng ta về tài năng, mục tiêu và tiềm năng sáng tạo của mỗi con người. Ý nghĩa ở đây đó là chúng ta càng nhận thức ra bản thân và mục tiêu trong cuộc sống, cũng như càng chủ động để sống hài hòa và đồng bộ với những năng lượng mà các hành tinh cai quản, thì chúng ta sẽ càng quyết định được "số mệnh" của chính mình.